K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Dường như có một sự cộng hưởng kì lạ của những số phận ở bức tranh này. Pu-skin kết thúc sinh mệnh sau một cuộc đấu súng oái oăm, lúc mới ba mươi tám tuổi. Họa sĩ Páp-cốp cũng ngừng cuộc phiêu du trên trần gian do một sự cố phi lí khi tuổi đời mới chỉ bốn mươi hai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tư tưởng:

+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.

+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.

+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.

- Thông điệp:

+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.

+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…  

- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.

28 tháng 8 2023

- Cảm xúc: 

+ Đẹp quá đi...

+ Tôi yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng...

+ ...cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa...

→ Tác giả đắm say, say mê trước mùa xuân ở Hà Nội đặc biệt sau ngày rằm tháng Giêng.

Nhân vật Đàm Thân: 

- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.

- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.

- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. 

Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:

+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nhưng ẩn sau đó lại là tình trạng phân biệt sắc tộc, màu da. Vì vậy qua văn bản, tác giả bày tỏ mong muốn tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền được sống tự do và bình đẳng. Tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm của mình với đất nước Mỹ và người dân Mỹ gốc Phi bị đối xử phân biệt. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.
    Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trẻ với những tác phẩm đã trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.    Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.      Trong những câu thơ đầu, ông miêu tả rất chân thực về cuộc sống và gánh vác nặng nhọ của vợ mình. Nghề của bà là buôn bán, quanh năm ngày tháng lặn lội ở “mom sông” – nơi có nhiều hiểm nguy rình rập. Ông Tú ngày đêm bận bịu với đèn sách, với thơ ca, vậy mà vẫn để tâm đến công việc của vợ mình, khác hẳn với những người đàn ông khác trong chế độ nam quyền cùng thời. Ông là người có tri thức, lại thấu hiểu sự đời. Vì thế, ông hiểu hơn ai hết những nỗi vất lo toàn mà vợ mình đang gánh.      Ông đã dành cho vợ những lời thơ rất giản dị với hình ảnh và từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc. Ông hiểu rằng, vợ mình vất vả như vậy là vì phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ là đủ ăn đủ mặc, đủ ấm, đủ không thiếu thứ gì. Ông tự đặt mình cân xứng với “năm con” để khắc họa thêm trọng trách lớn lao mà bà Tú đang đảm đương. Không phải ông hạ mình trước vợ, càng không phải ông thấp hèn, kém cỏi mà vì cái nghiệp văn chương của ông lúc bấy giờ không phải là thời thịnh nên không thể dựa vào đó mà lo toan cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Trong lời thơ của ông còn thầm có sự biết ơn, trân trọng sâu sắc đến người vợ đảm đang, tảo tần, giàu hi sinh. Bởi thế, ông mới hiểu những ngày bà “lặn lội”, “eo sèo” trong cuộc bán buôn, bon chen đầy vất vả, ganh đua.      Có người đặt ra câu hỏi, tại sao ông hiểu vợ mình vất vả như vậy mà lại không đứng lên làm giúp bà? Những vần thơ của ông có mang lại cơm áo gạo tiền cho bà đỡ vất vả? Ông hiểu biết, ông có tri thức sao lại để vợ mình phải vất vả vậy? Câu hỏi trái ngang thật khó trả lời. Bởi trong thời thế ấy, ông không thể bỏ cây bút mà lao vào làm lụng chân tay cùng bà được. Mình bà gánh vác cả năm con đã là một gánh nặng lắm rồi, lại thêm cả một ông chồng. Liệu rằng người phụ nữ ấy có gục ngã, có kêu than?     Một lần nữa, Tế Xương dành cho vợ mình những lời thơ rất đáng trân trọng, nâng niu. Ông cảm mến và cảm thông với nỗi niềm vất vả của vợ, ông thấu hiểu sự cam chịu của bà. Càng biết ơn vợ bao nhiêu, ông lại càng oán than bản thân mình bấy nhiêu. Ông tự chửi mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông không làm được gì giúp bà ngoài tình thương yêu và lòng thương cảm sâu sắc. Có lẽ đối với bà Tú như vậy cũng đã là đủ lắm rồi. Bởi thân phận người phụ nữ xưa ai cũng khổ, cũng chìm nổi long đong, nhưng chẳng mấy ai được chồng thương và thấu hiểu như bà. Chỉ là do thời thế nên ông không giúp được gì cho vợ.      Bên cạnh những tình cảm chân thành dành cho bà Tú, Tế Xương cũng thầm bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với những thân phận đồng cảnh với bà. Bởi thế, ông ví vợ mình với “thân cò” –  một hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam khi nói về số phận vất vả của người nông dân. Dù họ có phải “lặn lội”, phải “eo sèo” hay dù thế nào đi chăng nữa, những “thân cò” vẫn ngày đêm miệt mài kiếm sống.      Vậy, vì mục đích gì mà họ lại cam chịu như vậy? Không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu thương lớn lao và cao cả họ dành cho gia đình. Sự hi sinh ấy thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Nhưng không phải ai cũng có nỗi lòng thấu hiểu như nhà thơ Tế Xương. Sống trong xã hội nam quyền nhưng ông không tự cho mình được quyền thong dong, được hưởng thụ thoải mái mọi thứ và được trà đạp lên người phụ nữ. Ở xã hội ấy, có những người vợ bị coi là nô lệ, là người ở, nhưng Tế Xương thì không. Bà Tú đã đi vào thơ ông với ý nghĩa là một người vợ đích thực, một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh. Ông thương vợ và ngược lại cũng trách mình làm chồng mà “hờ hững cũng như không”.      Đúng như cái tên mà tác giả đã đặt cho bài thơ “Thương vợ”, Tế Xương đã dành những tình cảm chân thành nhất dành cho vợ. Không giúp được vợ nhưng ông mong sao những tình cảm của mình sẽ làm bà vơi đi mệt mỏi sau bao ngày lặn lội vất vả mưu sinh.
31 tháng 8 2023

Tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tác giả đã sử dụng lí lẽ:

- Tất cả tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn lẻ.

- Chỉ cá thể đơn lẻ mới có tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới cho xã hội.

- Một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong của xã hội.