K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2016

Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.


Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

28 tháng 4 2016

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi! Hãy đứng vững vì bên cạnh bạn đã có chúng tôi !

28 tháng 4 2016

Hà mãi nhìn theo màu áo của mai và nói thầm trong bụng: “Mai ơi! Thế là từ đây chúng ta mãi mãi xa nhau rồi “. Hà bước trên con đường làng quen thuộc. Hai bên đường hàng phi lao đang rì rào ca hát. Trờihôm nay thật đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Anh nắng vàng rải nhẹ xuống con đường quanh conhư một dải lụa khiến hà càng nhớ đến mai biết bao nhiêu.Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà hà quen trong một trường hợp đặc biệt.Cứ vào mỗi buổi chiều đi học. Thu hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Vànhư vậy chiều nào hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng hà liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó, hai người quen nhau. Hôm ấy hà vừa đi vừa hỏi:- bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:- mình tên là mai. Vì quá nghèo, bố là liệt sĩ chống mĩ, nhà đông anh em, mình phải đi bán bỏng kiếm tiền mua sắm quần áo và đò dùng học tập.Thực tình nhà hà chẳng hơn gì nhà mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy hà đưa ý kiến đó trao đổi với bố, bố hà đồng ý. Hôm sau hà đem ý kiến ra trao đổi với mai nhưng mai đã từ chối.- cám ơn bạn nhưng mình tự cố gắng lao động và từ đó mà mua.Cũng từ hôm ấy không hiểu sao hà không còn thấy mai đi bán bỏng ngô ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao được gặp lại mai một lần nhưng … quả là rất khó. Một hôm vào mãi thời gian sau này hà mới bất ngờ được gặp mai trong kì thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy mai. Đôi bạn ôm riết lấy nhau tưởng chừng không rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi hà làm được rồi nhưng đến một bài toán khó hà suy nghĩ mãi không được. Trán hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy mai viết lia lịa. Hà cố đọc lại bài toán và tập trung suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng xuống trước mặt bàn hà. Cuộn giấy từ từ trôi xuống lòng hà và hà thấy mai nháy mắt như ra hiệu cho hà một cái. Hà hiểu ý định nhặt lên xem nhưng chợt nhớ đến câu chuyện ngày trước trong dịp mới quen nhau. Hà còn nhớ mai đã từng nói:- cảm ơn bạn… nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua sắm áo mới và đồ dùng học tập, – hà không nhặt nữa mà để cho cục giấy từ từ lăn xuống đất. Hà cố đọc lại thật kĩ đề toán và cuối cùng đã tìm ra được lời giải. Hà viết một mạch, vừa lúc hà làm xong xuôi các bài thi cũng là lúc tiếng trống vang lên một hồi dài báo hiệu báo hiệu hết giờ thi. Ra về cố đi gần lại với hà , mai nhẹ nhàng nói với bạn:- ban nãy thấy bạn lúng túng mình muốn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại mình thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi bằng đôi chân và trí óc của mình.Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.

21 tháng 2 2016

Ckưa làmgianroi

 

10 tháng 4 2016

a) Câu "Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều" mắc lỗi thiếu chủ ngữ.
    Sửa: Bỏ ' Với ' hoặc thêm chủ ngữ

b) Câu " Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể " mắc lỗi thiếu vị ngữ

Sửa : Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể rất hay

 

10 tháng 4 2016

a) Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều - sai vì không có chủ ngữ

Chữa lỗi: Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS, em đã được động viên rất nhiều.

b) Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể - sai vì thiếu vị ngữ.

Chữa lỗi: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể sẽ đi theo chúng tôi đến hết cuộc đời.

nhớ tick mình nha haha

24 tháng 4 2016

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

1 tháng 7 2020

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

15 tháng 3 2016

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ  (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Chưa phân loại

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

ha

24 tháng 3 2017

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

30 tháng 1 2016

Chiều hôm đó bố trở tôi đi lên "nhà thi đấu thể thao hội khỏe phù đổng" để thầy Đại và thầy Thắng dạy cách ghi biên bản để hôm sau thi cờ tướng cấp T. Phố, đó là lần mà tôi gặp được chị Kim Anh. Chị Kim Anh cũng đi thi cờ tướng giống tôi và cũng có cả anh Hiệu và Đại, chị Kim Anh là người đầu tiên chúc tôi ngày mai thi tốt. Câu chuyện đó được diễn ra như sau :

    Sáng hôm ấy tôi là người đến muộn nhất vì nhà của tôi xa Hà Nội mười mấy cây số . Chị Kim Anh, anh Hiệu và Đại đều đến hết, lúc ấy tôi mới đến. Chị Kim Anh luôn động viên tôi để tôi thi cho tốt, ván thứ nhất bắt đầu, tôi và chị Kim Anh đều thua, trận thứ 2 chúng tôi cũng vẫn thua, tôi sợ nên tôi bật  khóc . Buổi chiều, chị Kim Anh đã đánh mất hy vọng và đam mê yêu thích cờ tướng, tôi cảm thấy ko đành lòng nên an ủi và khuyên chị nên đánh nột buổi chiều. Buổi chiều tôi và chị Kim Anh đều thua nhưng ván cuối cùng lại thắng nên cả hai rất vui mừng

Khuôn mặt của chị Kim Anh tròn bầu bĩnh. Làn da trắng mịn với đôi má hồng hào đã khiến chị đẹp lại càng đẹp hơn. Đôi mắt của chị là mắt bồ câu nên đôi mắt ấy luôn mở to, tron và sáng long lanh nữa. Mái tóc của chị dài, mượt, và óng ả đến ngang lưng. Đôi bàn tay búp măng khéo léo của chị đã giúp chị điều khiển quân cờ dễ dàng hơn. 

Mỗi khi nhớ đến câu chuyện ấy, tôi lại muốn khoảng khắc ấy trở lại để tôi có thể ngồi bên cạch chị Kim Anh lâu hơn, dù có đi cả cuộc đời tôi cũng sẽ ko bao giờ quên kỷ niệm đẹp đẽ ấy vì đó chính là kỷ niệm đẹp nhất trong đời tôi

12 tháng 4 2017

lộn vào lịch sử rồi bạn ơi !

17 tháng 4 2017

sao lại có lịch sử ở đây?

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

17 tháng 3 2016

Ngay sau khi buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cùng người em gái của mình ra đi, rời xa vĩnh viễn vùng An - dát, rời xa vĩnh viễn ngôi trường mà thầy giáo gắn bó bốn mươi năm.

Chiếc xe ngựa đưa thầy ra khỏi trường. Thầy thẫn thờ đưa mắt nhìn ngôi trường. Cả tới khi xe đã ra tới con dốc ở phía đầu làng, thầy vẫn cố ngoái lại nhìn, Rồi thầy quay đi, rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Thật tội nghiệp cho thầy.

Bọn học trò nhỏ chúng tôi đưa tiễn thầy mãi đến tận ngã ba, nơi con đường làng nhập và một con đường lớn. Thầy quay về phía chúng tôi, giọng nghẹn ngào:

-      Thôi, các con về đi! Thầy mong các con hãy nhớ những gì thầy đã nói với các con lúc nãy.

Chúng tôi oà lên khóc.

-      Hãy can đảm lên các con - Thầy an ủi chúng tôi và vẫy chào từ biệt.

Rồi chiếc xe ngựa chở thầy cứ xa dần, xa dần, mất hút vào con đường cái lớn. Lúc bấy giờ chúng tôi mới quay về làng. Chúng tôi im lặng đi bên nhau, thẫn thờ như vừa đánh mất một thứ gì quý giá lắm mà không thể nào tìm thấy được!

Hôm sau, thầy giáo dạy tiếng Đức đến thay thế thầy Ha­men...Ông thầy mới này cũng là người Pháp, nhưng không hiểu sao mới gặp chúng tôi đã có ác cảm. Phải chăng vì thầy dạy Đức văn chứ không phải Pháp văn? Sao thầy có thể nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi thứ ngôn ngữ lạ hoắc và chán ngắt này?

 

Tôi không hứng thú gì với bài học Đức văn này cả. Tôi nghe thầy giáo giảng bài với một thái độ dửng dưng, lạnh nhạt.

Đên khi thầy giáo mới bảo chúng tôi tập viết những từ tiếng Đức theo mẫu thì tôi lại viết những phân từ tiếng Pháp mà thầy Ha-men đã dạy chúng tôi. Vì tôi mới biết viết tập toạng nên tôi cũng chẳng viết được mấy từ. Bực mình, tôi cắm ngòi bút xuống bàn. Ngòi bút cong vênh lên khi đâm vào mặt bàn cứng. Tôi tự giận mình trước đây sao không chú trọng vào việc học tập, thường hay trốn học và rong chơi ngoài đồng nội? Giá tôi chăm chỉ hơn..,!

Chao ôi, càng nghĩ, tôi càng đau lòng. Và tôi nhớ tới thầy Ha-men, nhớ da diết. Tôi nhớ cái ánh mắt vừa nghiêm khắc, vừa dịu dàng của thầy. Tôi nhớ hình ảnh lớn lao của thầv với bộ trang phục trang trọng tròng buổi học cuối cùng. Tôi nhớ những lời giảng say sưa, xúc động của thầy. Tôi nhớ những từ mẫu viết bằng chữ rông rất đẹp: “Pháp, Andát, Pháp, An-dát” như những lá cờ bay phấp phới trước các dãy bàn. Tôi nhớ cả những lần tôi không thuộc bài, bị thầy phạt trước lớp, hoặc những lần tôi viết nguệch ngoạc, mực giây đầy vở, bị thầy phạt xoè hai bàn tay vụt thước kẻ xuống...Những lúc ấy tôi cho rằng thầy ác quá và rất ghét thầy...

Nhưng lúc này đây tôi lại thèm được thầy trở lại đây dạy chúng tôi những bài Pháp văn, thèm được thầy phạt chúng tôi như vậy. Bây giờ tôi mới thấm thía những hình phạt của thầy là muốn chúng tôi tiến bộ.

Đang nghĩ miên man thì bỗng “cốp”, một cái thước vút mạnh xuống đầu tôi. Tôi choáng váng ngẩng lên. Thầy giáo dạy Đức văn mặt hằm hằm nhìn tôi:

-     Thằng nhãi, mày học hành thế này à? Mày có muốn nhừ đòn không? Liệu hồn đấy! Đồ nô lệ thối tha!

Tôi cố kìm nén sự tức giận và cả những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.

Tôi bỗng thấy ánh mắt buồn rầu, trìu mến của thầy Ha­men: Can đảm lên các con. Và bên tai tôi văng vẳng lời thầy Ha-men:

-      Các con ạ, các con nên nhớ rằng: tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Những tiếng ấy át đi lời sỉ nhục của thầy giáo dạy Đức văn, khiến tôi bình tĩnh dần trở lại.

Bao giờ thầy Ha-men trở lại?.