K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C

14 tháng 6 2018

Chọn đáp án: A

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô...
Đọc tiếp

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :

- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?

- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…

A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

Gợi ý :

- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?

- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :

- Nội dung thông tin

- Tính hấp dẫn

- Tính thuyết phục

1
21 tháng 2 2019

- Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…

- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:

    + Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)

    + Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần

b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)

    + QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm

c, yêu cầu viết quảng cáo

- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu

- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc

- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem

21 tháng 12 2017

So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :

a) Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản :

- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Lớp từ ngữ riêng :

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.

18 tháng 1 2018

Các văn bản trên quảng cáo về:

- Sản phẩm vi tính (máy mới chính hãng IBM, trả góp, thủ tục đơn giản)

- Dịch vụ khám chữa bệnh (bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, nhanh chóng, giá hợp lí)

b, Các loại văn bản thường gặp ở trung tâm thương mại, nơi bán sản phẩm, bệnh viện, trung tâm văn hóa…

c, Một số văn bản cùng loại:

Quảng cáo dược phẩm: thuốc, thực phẩm chức năngv

- Quảng cáo sản phẩm dân dụng

- Quảng cáo mĩ phẩm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý