K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2020

Tham khảo :

Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi tỉnh thành của đất nước chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh khác nhau. Thủ đô Hà Nội có Hồ Hoàn Kiếm, Ninh Bình có chùa Bái Đính, Tràng An, về Nghệ An, chúng ta lại được về thăm Nam Đàn quê Bác và khi nhắc tới Quảng Nam - mảnh đất đầy nắng và gió, chúng ta sẽ nhớ ngay tới Phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Như chúng ta đã biết, Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một đô thị cổ nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam. Nhìn lại chặng đường ra đời, xây dựng và phát triển của Phố cổ Hội An chắc hẳn mọi người sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Vào những năm thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước, là một thương cảng quốc tế - nơi gặp gỡ, giao lưu, buôn bán của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và cả các nước phương Tây. Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn không bị chiến tranh tàn phá và những công trình kiến trúc, văn hóa nơi đây vẫn còn vẹn nguyên. Thêm vào đó, trước ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa vào những năm của thế kỉ 20, nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên sơ của nó như trong thời kì trước đó. Và để rồi, năm 1980,các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.

Phố cổ Hội An có nhiều nét đặc sắc, những điểm riêng hấp dẫn và thú vị mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Trước hết, Phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị. Bước vào thế giới của Phố cổ Hội An, đúng như tên gọi phố cổ của nó, chúng ta sẽ cách xa những ồn ào, vội vã của tiếng xe cộ, tấp nập, đông đúc, âm thanh của những nhà máy để bước vào một thế giới tĩnh lặng và yên ả. Những gì chúng ta có thể nhìn thấy đó chính là những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa, đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà. Có lẽ, Phố cổ Hội An đẹp nhất về đêm, khi những chiếc đèn hoa đăng được thắp sáng lên khắp mọi nẻo đường. Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo. Đó là chùa Cầu - nó còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản, là một công trình kiến trúc với kiểu kết cấu rất đặc biệt - trên là nhà và dưới là cầu. Đó còn là những hội quán được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, trong đó nổi bật lên là hội quán Phúc Kiến, hội quán Trung Hoa, hội quán Triều Châu, hội quán Quỳnh Phủ, hội quán Quảng Đông. Ngoài ra, ở nơi đây còn có một số công trình kiến trúc hấp dẫn khác như các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,... Dường như, những công trình kiến trúc ấy đã tồn tại hàng nghìn năm, cùng chứng kiến Hội An ngày càng phát triển.

Thêm vào đó, Phố cổ Hội An cũng là nơi có nền ẩm thực độc đáo với những món ăn mang điệu hồn và đặc trưng riêng của mảnh đất này. Một trong số những món ăn tiêu biểu và đặc trưng nhất của ẩm thực ở Phố cổ Hội An đó chính là món cao lầu - một món ăn mang tính phố thị. Cao lầu là món ăn được chế biến rất công phu, khi thưởng thức nó chúng ta cần cần sử dụng nước dùng nhưng đổi lại sẽ ăn cùng với thịt xíu, nước xíu, tép mỡ và để món ăn bớt độ ngậy, người ta thường ăn kèm với rau sống và giá đỗ. Cùng với cao lầu, mì Quảng cũng là món ăn đặc biệt ở nơi đây. Đúng như tên gọi của nó, đây là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Nam và ngày nay, dẫu mì Quảng đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước nhưng có lẽ chẳng có nơi nào nó tròn vị như ở nơi đây. Mì Quảng được bán phổ biến ở Phố cổ Hội An, nó xuất hiện ở trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn bình dân và đặc biệt là cả những quán ăn vỉa hè. Ngoài ra, nhắc tới ẩm thực Phố cổ Hội An sẽ không thể nào không nhắc tới bánh bao và bánh vạc. Bánh bao và bánh vạc ở nơi đây mang một hương vị rất riêng, vừa ngon vừa lạ, chúng thường đi kèm với nhau và ăn cùng với nước chấm vừa cay vừa chua rất tuyệt. Không chỉ món ăn ngon, lạ mà cách trang trí món ăn, các nhà hàng và phong cách phục vụ ở nơi đây cũng rất đặc biệt. Những nhà hàng ở phố cổ Hội An luôn được trang trí một cách rất độc đáo - chúng thường được điểm tô bằng những bức tranh cổ, những đồ thủ công mĩ nghệ, những giỏ hoa muôn ngàn sắc màu,... Tất cả những điều ấy quyện hòa vào nhau tạo nên nét riêng biệt ở Hội An mà không nơi nào có được.

Đặc biệt, ở Phố cổ Hội An còn có rất nhiều lễ hội truyền thống và những trò chơi dân gian từ ngàn đời xưa. Cho đến ngày nay, Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ. Lễ hội đêm rằm phố cổ diễn ra vào đêm ngày 14 hằng tháng, dưới ánh trăng bàng bàng tỏa khắp nơi, làm tăng thêm sự cổ kính vốn có của mảnh đất này. Vào những ngày này, ở đây còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng. Hoa đăng - một nét đặc trưng riêng của Hội An, chắc có lẽ bởi vậy đến với Hội An, bao giờ người ta cũng muốn được thả đèn hoa đăng một lần. Ngoài ra, ở Phố cổ còn có nhiều trò chơi dân gian khác, thu hút sự tham gia của người dân địa phương và du khách, đó chính là trò bài tới, trò thả thơ, trò chơi thư pháp.

Phố cổ Hội An đã tồn tại từ lâu đời và có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đối với dân tộc ta. Vào những năm trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước. Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm. Thêm vào đó, Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa. Có biết bao vần thơ da diết về mảnh đất và con người nơi đây. Và cũng có thật nhiều những bức tranh vẽ lại thật đẹp, thật sinh động về những cảnh sắc nơi mảnh đất Phố cổ thân yêu này.

Phố cổ Hội An là một trong số những địa điểm du lịch hấp dẫn trên đất nước ta. Nơi đây mang trên mình nét đẹp cổ kính với những nét đặc trưng mà không bất cứ nơi nào có được.

19 tháng 5 2020

Bài này không chép mạng phải không bạn

16 tháng 12 2017

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố.

Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay.

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn.


Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều.

Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn. Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

Gãy cả tay

Em có thể lên mạng, wikipedia tra cứu những thông tin về lịch sử hình thành, cấu trúc núi, hình dạng núi nhìn từ xa, những lễ hội tại đó, ...và tự viết thành 1 bài văn. Sau đó em đăng lên đây anh sửa cho nhé!

11 tháng 3 2021

Tham khảo

Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.

Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.

Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động… cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.

Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn.

Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích.

Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo.

Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.

Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.

Điện Bà – thờ Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).

Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.

Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.

Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.

Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.

Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kì. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.

Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen.

Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.

Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng.

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.

24 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

24 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

22 tháng 11 2017

.. Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.

  
24 tháng 11 2017

đã bảo o chép mạng rồi

7 tháng 8 2018

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,

Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.

(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.

(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm

b              t                 b

Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn

B             t                   b                 b

Chân nhang lấm láp tro tàn

b         t              b

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

b              t                    b                 b

(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,

t                    b         b

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,

Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng

Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?

(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,

Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

7 tháng 8 2018

thánh kiu bạn nhiều

27 tháng 3 2020

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

28 tháng 3 2020

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

10 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.

Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.

46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.

Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.

Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

10 tháng 3 2021

Cí này chép mạng ạ:<

 

28 tháng 11 2021

Tham khảo ( dàn bài)!!!\

 

I. Mở bài:

Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc

VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.

II. Thân bài:

1. Phân loại:

Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...

Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.

2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:

- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật! có 3 mí chẳng hạn v.v...

3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):

- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).

- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)

- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..

- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...

 

Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...

4. Vai trò:

- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)

- Là người bạn

- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...

Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)

5. Quan hệ của chúng với con người:

- Thân thiết, trung thành v.v...

6. Mở rộng vấn đề:

- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên

- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.

III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..

28 tháng 11 2021

ko cho chép trên mạng thì đưa dàn ý cho tự làm 

haha