K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1

Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh… góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.

Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính… Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…

Đúng tám giờ sáng thứ bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.

Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.

Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.

Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.

Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.

14 tháng 10 2019

Đề 2 : Kể lại một chuyến tham quan du lịchTrong kì nghỉ hè vừa qua em đã được ba cho đi thăm thành phố Đà Nẵng một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì đã đạt kết quả cao trong năm học.

Ba em đã chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước ba đã mua vé máy bay và đặt phòng ở khách sạn Đà Nẵng trước. Sáng thứ 6, đúng 5h30 máy bay cất cánh. Em được ngồi ghế gần cửa sổ nên tha hồ ngắm cảnh ngoài máy bay. Nhìn từ trên cao, thủ đô Hà Nội chỉ còn là những dải xanh ngắt của cây cối.

Ba giờ chiều, ba con em đã có mặt tại thành phố Đà Nẵng, thành phố được du khách đặt cho một tên gọi khác: thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Thời tiết ở đây đẹp quá cứ như đang ủng hộ cho chuyến đi của hai ba con. Cả ngày đầu tiên ba đã dẫn em đi hết một vòng quanh thành phố Đà Nẵng. Mặc dù mệt nhưng em cảm thấy rất vui.

Buổi tối, ba dẫn em đi thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng và ngắm cây cầu sông Hàn thơ mộng về đêm. Cây cầu trông cứ như một nàng công chúa mơ mộng nằm ngủ một cách yên bình giữa lòng thành phố. Những ngày sau đó em đã được thăm rất nhiều danh lam thắng cảnh ở nơi đây như khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Ngũ Hành Sơn huyền thoại.

Tuyệt nhất là em đã được đến bán đảo Sơn Trà. Vì là mùa hè nên đây quả thật là địa điểm du lịch lí tưởng. Ba và em chỉ mất mười phút đi xe máy từ trung tâm thành phố là đến được bán đảo Sơn Trà. Con đường được trải nhựa phẳng lì, rợp mát bóng cây hai bên đường. Mọi ồn ào, náo nhiệt của thành phố dường như đã lùi lại tất cả ở phía sau nhường chỗ cho những khung cảnh thanh bình.

Cây cầu dây võng Thuận Phước ngạo nghễ vắt ngang qua eo biển Đà Nẵng, nơi cuối sông đầu biển đã nối nhịp trung tâm thành phố sôi động với bán đảo Sơn Trà lắng đọng trong sự thanh bình. Cả bán đảo cứ như một nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài, bừng dậy với vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ.

Ba và em đã dành trọn những ngày nghỉ ở đây. Được ngắm cảnh bình mình, rồi hoàng hôn, được ngắm nhìn những con sóng rì rào vỗ vào bờ làm dậy lên trong em những cảm xúc khó tả. Cảnh đẹp của bán đảo đã khiến em và ba chẳng muốn rời đi giây phút nào chỉ muốn ở lại đây mãi.

Suốt chuyến đi, ba đã chụp cho em rất nhiều ảnh đẹp. Trước khi chuẩn bị tạm biệt thành phố Đà Nẵng thân yêu này, ba em đã mua rất nhiều quà lưu niệm cho mẹ. Chắc mẹ em và cậu nhóc em ở nhà mà biết thì sẽ thích lắm. Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Nẵng, trở về với mái ấm gia đình.

Lúc máy bay cất cánh, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những con đường, ngọn núi, bờ biển cát trắng, và cả những mái nhà xinh xắn. Tạm biệt nhé, Đà Nẵng! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại! Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

14 tháng 10 2019

1.

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

– Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.

Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?

Em tự hứa với lòng mình phải “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

– Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

14 tháng 10 2019

1.

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian lao động...

- Thành phần tham gia...

2. Thân bài:

* Tả buổi lao động:

(Ví dụ: buổi lao động trồng cây của toàn trường).

- Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.

- Trên đường đi, ai cũng hào hứng.

- Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.

- Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc, tiếng xẻng đào hố trồng cây.

- Giờ giải lao vui vẻ...

- Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh, làm đẹp cho quê hương.

14 tháng 10 2019

2.

MỞ BÀI

+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.

+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.

+ Thăm thác Prenn.

THÂN BÀI

1) Đường đến thác lúc sáng sớm

Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.

2) Mặt trời lên cao

+ Bầu trời trong vắt.

+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.

+ Không khí mát lạnh.

+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.

Đà Lạt mộng mơ với rừng thông, thác Prenn

3) Thăm cảnh sắc của thác

+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.

+ Cảm giác mát lạnh.

+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.

4) Sinh hoạt bên thác

+ Tập hợp hát hò vui vẻ.

+ Thời gian trôi rất nhanh.

5) Về chiều

+ Tập trung lên xe.

+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.

+ Hẹn một ngày trở lại.

KẾT LUẬN

+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.

+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.

10 tháng 10 2019
1. Mở bài - Giới thiệu về việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường - Thời gian, địa điểm làm việc -Thành phần tham gia... 2. Thân bài - Công việc diễn ra ra sao? - Kết quả công việc em làm
- Thành phần tham gia: mỗi nhà cử một người.

- Công việc: quét đường, khơi cống rãnh, hót rác...
- Ý thức làm việc: nhiệt tình, sôi nổi

3. Kết bài Cảm nghĩ của em về việc làm đó. (Dàn ý sơ sơ hui) Chúc bạn học tốt nhé!!!( >........< )
10 tháng 10 2019

Bạn ơi đây là lập dàn ý hay tả(kể)lại vậy

"Dù muốn hay không chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều không công bằng. Vậy tại sao thay vì than vãn, bạn không thử thay đổi suy nghĩ của mình về nó. Như Bill Gates từng đưa ra quan điểm: "Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen với điều đó".

"Cuộc sống" là những gì xung quanh chúng ta, liên quan mật thiết đến quá trình sống như: môi trường học tập, làm việc, sinh sống; các mối quan hệ xã hội... "Không công bằng" là một tính trạng hay cảm nhận liên quan đến việc bị phân biệt đối xử hoặc nhận kết quả không tương xứng. Còn "quen" có thể được định nghĩa là sự tiếp xúc nhiều lần trong cuộc sống đến mức hoàn toàn thích nghi. Câu nói của Bill Gates mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Cuộc sống này luôn tồn tại những mặt đối lập nhau: có đen thì phải có trắng, có đêm tối thì hẳn có bình minh. Và nếu có công bằng thì hiển nhiên bất công sẽ tồn tại. Đó chính là quy luật tự nhiên. Thế giới không bao giờ chỉ có công bằng. Bạn hiểu điều này chứ? Bạn không bao giờ thay đổi cả thế giới được. Nếu hiểu quan điểm của Bill Gates, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận nó như một điều đương nhiên và có cách để thích ứng.

Đôi lúc, vào một khoảnh khắc nào đấy, bạn muốn hét to lên: "Cuộc đời thật bất công". Đấy đúng là một sự thật cay đắng. Chúng ta đều biết nhưng không muốn thừa nhận. Con người luôn đặt ra những chuẩn mực đạo đức. Ngày từ lúc nhỏ, ông bà, bố mẹ, thầy cô cũng đã dạy ta những điều hay, lẽ phải và thấm nhuần tư tưởng "ai ngoan sẽ được thưởng". Nhưng cuộc đời không dễ dàng cho đi như thế: bạn học ngày học đêm nhưng vẫn thi trượt, bạn cố gắng hoàn thành công việc thật tốt nhưng thành quả lại dành cho một người khác. Cuộc đời bất công khi người khác đạt được dễ dàng mọi thứ mà bạn phải cố gắng hết sức mới có. Nó bất công khi chọn đẩy bạn xuống trước khi cho bạn cơ hội thay đổi điều gì đấy và không công bằng khi mọi thứ tốt đẹp luôn kết thúc quá sớm. Cuộc sống chẳng bao giờ là một đường thẳng. Khi bạn tốt với ai, họ ít khi nhớ đến. Nhưng chỉ cần một phút giây vô tình làm điều gì khiến họ không hài lòng, bạn nghiễm nhiên trở thành hình bóng xấu luôn tồn tại trong tâm trí họ.

Cuộc sống này vốn dĩ đã là bất công. Ngăn cách giữa bất công và công bằng cũng rất mong manh bởi sự chấp nhận và hi sinh. Vốn dĩ cho dù thế giới con người hay cả thế giới loài vật đi nữa cũng vậy. Có người sinh ra đã có hoàn cảnh tốt hơn người khác, có người sinh ra đã có sức khỏe tốt. Trong khi đó, ngược lại, có người miếng ăn còn không đủ, phải chống chọi với bệnh tật triền miên. Có loài vật thì to lớn, có loài thì bé nhỏ. Có loài không chi như rắn, có loài không khỏe bằng voi, không bay được như chim nhưng mỗi loài đều tự tìm một môi trường sống và cách thích nghi phù hợp để sinh tồn và duy trì nòi giống.

Như vậy, cho dù cuộc sống này không công bằng đến mấy thì nó vốn dĩ là vậy. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận một sự thật đã tồn tại và điều chỉnh bản thân vì kháng cự không chỉ có thể hủy hoại cuộc sống mà còn khiến bạn suy sụp tinh thần. Bởi vậy khi không thể thay đổi nó được ta phải chấp nhận cách "làm quen dần" - chấp nhận, thích nghi như có ai đó từng nói: "Hãy vui vẻ mà chấp nhận, chấp nhận sự thật là bước đầu tiên khắc phục bất hạnh".

Bertrand Russell cũng từng viết rằng: "Nếu như hạnh phúc trên đời đều đặt trên nền tảng của sự công bằng thì cuộc sống chẳng có gì thú vị và để ta phấn đấu nữa". Đúng vậy, ưu điểm khi thừa nhận rằng cuộc sống không công bằng là điều này khích lệ chúng ta cố gắng hết khả năng của mình chứ không phải tự thương hại bản thân. Các bạn biết rằng yêu cầu hoàn thành tốt công việc chính là một thách thức của cuộc sống với chúng ta. Thừa nhận sự thực này sẽ khiến con người không còn cảm thấy tiếc nuối. Bởi mỗi con người khi trưởng thành đều phải đối mặt với khó khăn và đôi khi cảm thấy mình gặp phải sự đối đãi bất công.

Cuộc đời này vốn tàn nhẫn nhưng cũng đừng vì vậy mà bị nó đánh bại một cách dễ dàng. Ai sinh ra cũng có cơ hội như nhau cả thôi. Quan trọng là bạn có nắm bắt được hay không. Cuộc sống này có được, có mất. Vậy phải xem bạn chịu mất thứ gì để đạt được thứ gì. Thành công sẽ chào đón bạn ở phía trước nếu ta biết, hiểu rõ bản chất của nó, nếu ta biết cố gắng ngay từ bây giờ.

Sẽ có người được cuộc đời ưu ái về nhiều mặt hơn một số người khác. Việc này không phải lỗi của bất kì ai. Mình sẽ buộc phải chấp nhận việc này dù không dễ dàng chút nào. Cứ cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân. Nếu không đạt được đích ta mong muốn thì ít ra cũng tiến đến điểm xa hơn chỗ bạn từng đứng.

Cuộc sống phức tạp không phải lúc nào cũng công bằng. Chúng ta luôn muốn đấu tranh vì nó bởi đây không chỉ thuộc về bản năng sinh tồn mà còn là nguyên tắc cơ bản của con người. Ta không thể thờ ơ trước mọi bất công và xem nó là một phần tất yếu được. Tuy nhiên, phải đấu tranh bằng cách nào đó để không gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh mới thực sự tối ưu.

Thay vì những câu hỏi tiêu cực luôn nảy ra trong đầu. Tại sao mình không nghĩ thoáng hơn, cố gắng thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống rằng: "Thực ra chẳng có cái gọi là bất công, mọi việc đều diễn ra theo quy luật của nó, không có cái gì xảy đến mà không có nguyên do". Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong quá khứ nhưng có thể hạn chế được ảnh hưởng của chúng trong hiện tại bằng cách hỗ trợ, ủng hộ các hoạt động ngăn ngừa hoặc thậm chí đấu tranh cho sự công bằng. Không thể đảm bảo kết quả này có thể hoàn hảo như ý muốn, tuy nhiên ít ra ta có thể tạo nên sự khác biệt. Hoặc có cách cũng khá thú vị và dễ làm là ta tự yêu và bảo vệ mình trước. Đời người có bao nhiêu điều phức tạp khó lường, bạn không thể cứ đòi hỏi mọi thứ phải tuân theo ý muốn của mình. Tốt hơn hết, bản thân luôn phải trang bị một bản lĩnh, ý chí kiên cường để sẵn sàng trước mọi khó khăn, sóng gió cuộc đời. Chỉ khi ấy, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và chiêm nghiệm được ý nghĩa cuộc sống.

Câu nói của Bill Gates mãi còn nguyên giá trị. Cuộc sống là để mỉm cười hạnh phúc chứ không phải vì những chuyện buồn khổ mà trong lòng phải suy nghĩ dằn vặt cả đời. Trách nhiệm của chúng ta là đón nhận và làm quen với nó, còn cuộc sống không có lí do gì để đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, mong muốn hay công bằng với bạn cả: "Hãy tập quen dần với điều đó".

7 tháng 12 2023

Lẽ công bằng là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó đòi hỏi sự trung thành và tôn trọng đối với mọi người, không phân biệt về đẳng cấp xã hội, giới tính, tuổi tác, tôn giáo hay sắc tộc. Lẽ công bằng không chỉ đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội mà còn tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực.

Trong một xã hội công bằng, mọi người có cơ hội như nhau để phát triển và thành công. Không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ tiêu chí nào khác ngoài năng lực và phẩm chất cá nhân. Điều này tạo ra một cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt đến địa vị xã hội hay tài chính. Mỗi người đều có quyền được đối xử công bằng và có cơ hội để phát triển bản thân theo đuổi ước mơ của mình.

Lẽ công bằng cũng đóng vai trò quan trọng trong các môi trường làm việc và học tập. Khi mọi người được đối xử công bằng, họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn, điều này tạo ra một tinh thần làm việc tích cực và sự học tập tích cực. Mọi người không cảm thấy bị kìm hãm và có động lực để phát huy tối đa năng lực của mình. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho toàn bộ tổ chức hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, lẽ công bằng cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Khi mọi người đều được đối xử công bằng, họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm, điều này tạo ra một môi trường sống tích cực và hài hòa. Mọi người không cảm thấy bị bỏ rơi hay bị kìm hãm, điều này tạo ra một tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, lẽ công bằng vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Có những người vẫn bị kìm hãm và bị đối xử không công bằng chỉ vì các yếu tố ngoại vi như sắc tộc, giới tính hay tình trạng kinh tế. Điều này đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực từ tất cả mọi người để xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng.

Tổng kết lại, lẽ công bằng là một giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống. Nó đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho mọi người, tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực, và là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải cùng nhau hành động và chấp nhận sự đa dạng, tôn trọng lẽ công bằng và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người.

6 tháng 9 2019

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

6 tháng 9 2019

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào
Ở Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.
Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

15 tháng 10 2019

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

15 tháng 10 2019

mình viết bài hai cây phong nhé

1 tháng 5 2019
Mở bài

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Thân bài

Những chuyến tham quan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính… Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Kết bài

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.