K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. 

- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất , quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước 
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc , hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa .
+ Có đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi Nguyễn Trãi 
- Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh 
+ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1.Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình

⇒ Giáo dục, thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài hơn.

2.Văn học, khoa học, nghệ thuật:

a.Văn học:

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.

b.Khoa học:

- Khoa học phát triển,  phong phú, đa dạng.

- Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

c.Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

2 tháng 4 2019
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa: + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ. Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dàn tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

10 tháng 4 2019

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu năm 1418 và kết thúc thắng lợi năm 1427. Là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và là lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

+) Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

+) Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

+) Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan

Người lãnh đạo Lê Lợi :

+ Dũng tướng Lê Lợi sinh năm 1385 và mất năm 1433. Quê ông ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

+ Lê Lợi là người thông minh, lanh lợi ngay từ thủa nhỏ. Ông được biết đến là một dũng tướng tài ba, đức độ.

+ Ông tiếp nối đời cha lên làm phụ đạo Lam Sơn khi đất nước có nhiều biến động.

+ Lê Lợi là người ham đọc sách, dùi mài kinh sử và binh pháp.

+ Năm 1418, sau khi chiêu dụ được một số hào kiệt và chí sĩ cùng chí hướng như Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng, Trần Nguyên Hãn… ông đã phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương, đồng thời cũng kêu gọi nhân dân đồng lòng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.

+ Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi trong vòng 10 năm ròng rã, sau đó ông lên ngôi vua, đặt tên nước ta là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô – Hà Nội

11 tháng 4 2020

-Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

~~~Learn Well Lê minh quang~~~

11 tháng 4 2020

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đấu thế kỉ XV. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, đặt chế độ thống trị tàn bạo đối với nhân dân ta. Sau kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, tháng 2 năm 1418 Lê Lợi, Nguyến Trãi cùng nhiều tướng lĩnh dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Từ một lượng mỏng manh trong những ngày đầu, nghĩa quân đã phải trải qua những năm tháng cực kì gian khổ. Rồi với lòng yêu nước thiết tha, được sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã đứng vững, đánh tan các cuộc tấn công của địch và từng bước giành thắng lợi, tháng 11 năm 1426 nghĩa quân đã giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động. Sau thất bại này tướng giặc là Vương Thông đã “ sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước”. Với mục tiêu cao cả là đuổi giặc cứu nước giành lại độc lập cho dân tộc. mỗi khi quân địch đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước thì ta sẵn sàng mở đường cho chúng rút lui, vì vậy sau khi nhận được thư của Vương Thông, Lê Lợi đã mở ra cuộc đấu tranh hòa nghị với địch. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi đảm đương cuộc hòa nghị này. Sau một thời gian thương lượng, hai bên đã đi đến kết quả: Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, quân ta đảm bảo các điều kiện an toàn cho địch rút lui. Tuy nhiên sau đó Vương Thông đã có những hành động gian trá, phản bội lại những điều đã cam kết. Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân tiếp tục tìm nhiều mưu kế để chiến đấu chống giặc Minh. Đươc sự ủng hộ của nhân dân cùng với mưu trí tài ba của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân đã làm nên chiến thắng vang dội Chi Lăng – Xương Giang( 11/1427), tướng của giặc Minh là Vương Thông lần này bị thất bại nặng nề, lâm vào cảnh” kế cùng, lực kiệt”, một lần nữa Vương Thông đã cầu xin giảng hòa để rút quân về nước, đó là lí do của Hội thề lịch sử ở phía nam thành Đông Quan. Trong hội thề, Vương Thông cam kết rút quân về nước, trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Lê Lợi tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước, lại còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút quân về nước. Quân Minh hết sức cảm động, lạy tạ những người lãnh đạo đầy khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây là bài học giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta.

19 tháng 4 2019

Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc

- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.:>

18 tháng 3 2022

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần đã để lại những bài học lịch sử:

- Bài học khi giặc xâm lược nước ta,phải củng cố khối đoàn đết toàn dân tộc,biết dựa vào dân và cùng phối hợp với dân để chống giặc

- Phải chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến, tìm hiểu cuộc sống của nhân dân từ đó tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân

- Để lại nhiều bài học về nghệ thuật quân sự như: tạo thời cơ,dựa vào địa hình,tiến lên dành thế chủ động,tránh  chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của kẻ thù,...

- Phải biết chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều,tạo nên khối đoàn kết....

26 tháng 1 2021

Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chính là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh