K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2017

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Đáp án cần chọn là: D

26 tháng 3 2019

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác bằng chữ Hán.

Đáp án cần chọn là: A

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

28 tháng 1 2017

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

Đáp án cần chọn là: B

23 tháng 4 2017

Hình ảnh “bãi cát dài” biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 9 2017

Nhan đề chữ Hán : “Sa hành đoản ca”.

Đáp án cần chọn là: A

30 tháng 8 2019

“Quán rượu” là hình ảnh biểu tượng. Cuộc mưu cầu danh lợi có thể hiểu như quán rượu: số người say vô số, người tỉnh táo rất hiếm.

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 10 2016

huhu :< giúp mình với~ Đề cô cho khó quá TT

16 tháng 10 2016

help me!!!~~

30 tháng 7 2017

Các ý chính cần triển khai là:

a. Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.

- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

- Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

b. Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi "ngông" của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.

- Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Chứ nhiều lần lập công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).

- Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để "che miệng thế gian", ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.