K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2017

a.

Bài làm: Tết được xem như thời khắc của sự nghỉ ngơi, giãn xả để tìm lại sự an bình cho cuộc sống, để quên đi mọi nỗi nhọc nhằn, mọi lo âu chồng chất trong suốt năm qua, để tìm lại sự thư thái cho tâm hồn, tìm lại sự an bình nội tâm. Như vậy là rất hữu ích, là rất cần thiết cho tất cả mọi người. Người Việt Nam xưa nay nổi tiếng là những con người cần cù, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, siêng năng làm việc, có óc sáng kiến, sáng tạo và làm việc liên lỉ. Tuy nhiên, vào những ngày Tết, mọi công việc đều phải được xếp gọn sang một bên. Tết phải thực sự là thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ cho cơ thể và cả tâm hồn bằng những bữa ăn thịnh soạn, đầy chất dinh dưỡng, bằng cách tạm ngưng mọi công việc, quẳng mọi gánh lo đi để tâm hồn tìm lại được sự trầm lắng và an nhiên. Để được như thế, những ngày trước Tết, các bà nội trợ phải lo chuẩn bị lương thực, thực phẩm, các thứ cần thiết đủ dùng cho những ngày Xuân, đủ dùng không chỉ cho những người trong gia đình mà còn phải chuẩn bị cho khách đến thăm.

1 tháng 2 2017

b.

Bài làm: Vậy là một mùa xuân đã đến cùng với những ngày Tết vui vẻ. Mọi vật như được thay màu áo mới. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những chú chim én bay lượn trên trời báo hiệu mùa xuân đến. Những chú chim hót líu lo, chuyền nhau từ cành này sang cành khác. Mùa xuân ấm áp, đôi lúc có những cơn mưa phùn lất phất xuất hiện làm cho không khí mát mẻ hơn. Rồi những vạt nắng ló mặt ra sau cơn mưa tạo nên bầu không khí trong lành và cảm giác dễ chịu. Còn mọi người thì tất bật chuẩn bị đón Tết. Ai ai cũng mua một cây đào, mai hoặc quất về trang trí nhà mình. Bà và mẹ ở trong bếp đang gói bánh chưng và chuẩn bị mâm ngũ quả. Còn chúng em được nghỉ Tết, về quê thăm ông bà, được đi chơi Tết và nhận lì xì. Tết đến thật vui. Và mùa xuân năm nay của chúng ta đã gõ cửa cùng với những ngày Tết đoàn viên của mọi gia đình.

11 tháng 11 2021

Tham khảo

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

  
11 tháng 11 2021

tham khảo

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

7 tháng 1 2022

Em tham khảo:

 Bài thơ "Dòng sông mặc áo" là một bài thơ vô cùng đặc sắc. Bằng việc sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc và cả sự quan sát tinh tế của mimhf, tác giả đã thể  hiện lên sự thay đổi màu sắc trong mỗi thời điểm của dòng sông. Đầu tiên là vào buổi nắng lên, tác giả đã miêu tả dòng sông như mặc áo lụa đào và thướt tha một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Tiếp theo là lúc về trưa. ở đây, dòng sông lại thay đổi màu sắc : từ màu lụa đào chuyển sang màu xanh. biện pháp so sánh như càng làm thêm vẻ tươi mới cho dòng sông. Và đến chiều tà, màu sắc lại nhẹ nhàng thay đổi sang màu hây hây ráng vàng. Đây là màu của hoàng hôn rực rỡ. Vậy ta có thể thấy, đây là một bài thơ đặc sắc.

 Bạn tham khảo nhé:

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" là một bài thơ vô cùng đặc sắc. Bằng việc sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc và cả sự quan sát tinh tế của mimhf, tác giả đã thể  hiện lên sự thay đổi màu sắc trong mỗi thời điểm của dòng sông. Đầu tiên là vào buổi nắng lên, tác giả đã miêu tả dòng sông như mặc áo lụa đào và thướt tha một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Tiếp theo là lúc về trưa. ở đây, dòng sông lại thay đổi màu sắc : từ màu lụa đào chuyển sang màu xanh. biện pháp so sánh như càng làm thêm vẻ tươi mới cho dòng sông. Và đến chiều tà, màu sắc lại nhẹ nhàng thay đổi sang màu hây hây ráng vàng. Đây là màu của hoàng hôn rực rỡ. Vậy ta có thể thấy, đây là một bài thơ đặc sắc.

14 tháng 4 2022

refer

 

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:

"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...

24 tháng 2 2016

em dành thiện  cảm cho cô em gái kiều phương hơn. Vì kiều phương  có tài năng vẽ tuyệt vời và đặc biệt. cô bé rất yêu gia đình và nhất là người anh trai của cô. phương còn có tấm lòng nhân hậu, vị tha. mặc dù biết anh trai đã càng ngày xa lánh mik hơn nhưng kiều phương vẫn muốn cùng anh đi nhận giải. chính từ tấm long đó cô đã giúp anh trai mik nhận ra đc khuyết điểm của bản thân. em rất yêu nhân vật này

leuleu

1 tháng 3 2017

nhân vật mà gây thiện cảm cho em trong câu chuyện bức tranh của em gái tôi là nhân vật kiều phương .Vì Kiều phương là một cô bé có tài năng hội họa , dể thương , đáng yêu . Cô có tính tình vui vẻ , lạc quan . Tuy cô luôn bị anh trai mắng nhưng kiều phương luôn vui vẻ

11 tháng 12 2017

Hôm qua, khi chú bưu tá đến nhà và giao cho em một hộp quà. Em đã rất ngạc nhiên khi biết đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu, em và mẹ nhớ bố rất nhiều. Hộp quà được thắt chiếc nơ màu xanh là màu em yêu thích. Bố gửi về cho một bộ xếp hình và một con búp bê bằng gỗ bạch dương của nước Nga. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.

k cho mk nha mk viết mỏi tay quá

11 tháng 12 2017

bạn ơi lạc đề mất rồi.Mk mún hỏi là cảm xúc của bố mẹ mk khi nhận quà tự làm của mk cơ bạn ak

16 tháng 9 2018

CHẲNG BIẾT LUÔN HIHIHIHI

16 tháng 9 2018

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên". Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần". Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân". “Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam.  Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ. Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

#Japhkiel#