K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

So sánh:

Đoạn 1: Bộc lộ tình cảm dành cho cô giáo

Đoạn 2: Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự

- Biểu cảm trực tiếp: đoạn 1 và bài ca dao

- Biểu cảm gián tiếp: đoạn 2

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo:

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. 

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta. (Sưu tầm )

30 tháng 9 2016

bn học sách Vnen à

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.

- Đối tượng: loài cây

- Tình cảm: yêu mến, thích thú

b.

- Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.

- Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)

b. Thân bài

- Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:

Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắcCây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.

=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.

- Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…

- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.

3. Viết đoạn văn

Gợi ý:

- Mở bài

MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).

MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)

- Kết bài

KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.

KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân

Gợi ý:

1. Đối tượng: mùa xuân

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:

- Xuân, hạ, thu và đồng - bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.

- Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

- Thời tiết dần ấm áp hơn.

- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

- Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.

- Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.

* Con người:

- Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).

- Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.

c. Kết bài

- Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.

- Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.

- Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.

b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.

- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.

   Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP


 

13 tháng 10 2021

GIÚP mình đi ! LÀM ƠN !

khocroi

13 tháng 10 2021

đau lòng lolang+khocroi=huhu

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
7 tháng 1 2020

Xưa nay Kiều vẫn là Kiều

Học sinh không học là điều đương nhiên

7 tháng 1 2020

Tham khảo:

Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

Chúc bạn học tốt!

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa-pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa-pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,...). Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa các cấp độ như sau:

[Thông tin cơ bản => Thông tin chi tiết bậc 1 => Thông tin chi tiết bậc 2 => v.v.]

a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào?

b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”

1
11 tháng 3 2023

a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn: Số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa

Đó là thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.

b. Sơ đồ hoá kiến thức là một phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng sơ đồ như một phương tiện giảng dạy trong các tiến trình lên lớp. Khi xây dựng sơ đồ, cần lưu ý những yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tư tưởng, tính mĩ thuật.

 Một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Văn hóa, xã hội hóa. .

7 tháng 12 2017

       Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

       Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

       Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

       Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

       Mẹ là tia nắng ban mai

Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

       Lòng con vui sướng nào bằng

Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi

      Mẹ ơi con chẳng ước gì

Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua

      Vui nào bằng có Mẹ Cha

Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương

       Cho con dòng sữa ngọt đường

Mẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳ

       Xua đêm tăm tối qua đi

Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ. Bỗng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về bên tác giả.