K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

Đó là a,b,c 

 

18 tháng 10 2016

nếu có 2 câu trả lời trở lên thì cmt nha tks!

9 tháng 10 2016

So sánh chiều cao  của 2 nhóm cây 

+ nhóm cây ngăt ngọn

+ nhóm cây k ngắt ngọn 

=> Chiều cao của cây ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.

- Từ thí nghiệm trên , hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ?

=> Thân dài ra do phần ngọn ( Mô phân sinh ngọn)

- Hãy giải thích vì sao thân dài ra đc?

Vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra. (Ở các cành cũng có hiện tượng như ở ngọn cây).

- Khi trồng đậu , bông , cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo ủa người ta thường ngắt ngọn vì : 

 + Khi bấm ngọn cây, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.

+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.

- Trồng cây lấy gỗ , lấy sợi , lấy vỏ , người ta thường tỉa cành sâu mà k bấm ngọn vì cây mọc cao mới cho nhiều gỗ, nhiều sợi. Cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính, làm cho thân dài ra.

9 tháng 10 2016

-Thân cây dài ra là do chồi ngọn

-Vì phần chồi ngọn có mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra

-Để cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá phát triển

-Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi thì không bấm ngòn vì phải để cây cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt

 

24 tháng 10 2016

Thân mang những bộ phận: chồi ngọn, chồi nách, thân chính và cành

Điểm giống nhau giữa thân và cành là đều có chồi ngọn và chồi nách

Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành là ở đầu ngọn thân và ngọn cành

Vị trí của chồi nách là dọc thân, dọc cành và ở các nách lá

Mình nghĩ là chọn câu a

mình chỉ làm vậy thôi, bạn tham khảo rồi bổ xung nha

23 tháng 10 2016

thân gồm ;thân chính;cành;chồi ngọn và chồi nách trả lời cho vậy thôi nháleuleu

19 tháng 10 2017

khi trồng đậu ,bông, cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo quả người ta thường ngắt ngọn vì cây sẽ phát triển thành nhiều chồi, hoa,quả(tăng năng suất)

trồng cây lấy gỗ bạch đàn ,lim ,lấy sợi , vỏ gai ,đay , người ta thường tỉa cành xấu ,cành bị sâu mà ko bấm ngọn vì cây sẽ cao lên, phát triển ở thân

những cây có thân dài ra nhanh:

a) mồng tơi b)đậu ván c) bí d) mướp

những cây khi trồng đc ngắt ngọn để cho thu hoạch cao:

a) mồng tơi b)rau muống c) rau đay e) chè

20 tháng 10 2018

Khi trồng đậu ,bông, cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo quả người ta thường ngắt ngọn vì ngắt ngọn cây sẽ phát triển thành nhiều chồi, hoa,quả(tăng năng suất)

trồng cây lấy gỗ bạch đàn ,lim ,lấy sợi , vỏ gai ,đay , người ta thường tỉa cành xấu ,cành bị sâu mà ko bấm ngọn vì cây sẽ cao lên, phát triển ở thân

những cây có thân dài ra nhanh:

a) mồng tơi b)đậu ván c) bí d) mướp

những cây khi trồng đc ngắt ngọn để cho thu hoạch cao:

a) mồng tơi b)rau muống c) rau đay e) chè

10 tháng 10 2017

theo mình nghĩ thì như thế này nha bạn ;

1a) vì khi bấm ngọn , cây ko cao lên ,chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoc ,chồi lá phát triển

b) ngọn cây tập trung mô phân sinh nọn đang có khả năng phân chia và nhân tố chính giúp cây lớn hơn .

2 .mồng tơi , đậu ván ,bí

3. mồng tơi ,rau đay , chè

như vậy đó

bạn nhớ tick cho mình nha

10 tháng 10 2017

Thank you very much! ok

22 tháng 10 2016

Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.

*) Chức năng của nhưng thành phần là:

- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.

Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.

Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.

*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.

Bài 4:​ Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.

 

22 tháng 10 2016

1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.

=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:

* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?

=> Tại vì:

- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.

- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.

3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?

=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.

- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......

- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....

4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?

=> Các loại rễ biến dạng là:

* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.

VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................

* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.

VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............

* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.

VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................

* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................

6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.

- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.

****************************Chúc bạn học tốt***************************

 

 

Những thông tin dưới đây sẽ giúp chp chúng ta trả lời những câu hỏi chính xác:* Ánh sáng cần thiết chjo quang hợp, nhưng yêu cầu về ánh sáng về của các loài cây ko giống nhau. Có những cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông,  xà cừ, lúa, ngô, khoai,..... Đó là cây ưa sáng. Có những cây................................................................................................................ Mở...
Đọc tiếp

Những thông tin dưới đây sẽ giúp chp chúng ta trả lời những câu hỏi chính xác:

* Ánh sáng cần thiết chjo quang hợp, nhưng yêu cầu về ánh sáng về của các loài cây ko giống nhau. Có những cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông,  xà cừ, lúa, ngô, khoai,..... Đó là cây ưa sáng. Có những cây................................................................................................................ Mở SGK trang 75, sinh học lớp 6 để xem thông tin.Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20o - 30oC. Nhiệt độ quá cao ( 40oC), hoặc quá thấp ( 0oC) quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.

Vậy thì hãy thảo luận vs các bạn để đưa ra kết quả đúng:

- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng về quang hợp?

- Giải thích:

+ Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì ko nên trồng cây vs mật độ quá dày?

+ Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt? Hãy tìm vài VD minh họa.

+ Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây( ví dụ như tưới nước, làm giàn che) và chống rét cho cây ( ví dụ như ủ ấm gốc cây)?

2
11 tháng 11 2016

Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng về quang hợp?

=> Những điều kiện là: ánh sáng, nước, khí cacbônic, quang hợp của cây.

+ Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?

=> Vì quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20o - 30oC. Nhiệt độ quá cao ( 40oC), hoặc quá thấp (0oC) quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.

+ Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt ? Hãy tìm vài VD minh họa.

=> Vì trong nhà cũng cung cấp điều kiện cho cây sống, quang hợp của cây sẽ hoạt động bình thường cũng không quá cao hay quá thấp, quang hợp của cây sẽ tăng thêm khí cacbônic.

VD: Cây kiểng, cây trầu bà, cây trầu không, cây hoa hồng,....

+ Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây ( ví dụ như tưới nước, làm giàn che) và chống rét cho cây ( ví dụ như ủ ấm gốc cây)?

=> * Ta phải chống nóng cho cây vì chức năng quang hợp của cây sẽ không chịu được ở mức độ cao ( 40oC), nếu như không chống nóng cho cây, quang hợp của cây sẽ ngừng trệ hoặc bị phá hủy.

* Ta phải chống rét cho cây vì chức năng quang hợp của cây không chịu được ở mức độ thấp ( 0oC ), nếu như không chống rét cho cây, các tế bào trong cây sẽ không còn hoạt động nữa, các cơ quan sẽ bị phá hủy một cách nhanh chóng.

11 tháng 11 2016

tick nha

^^

24 tháng 6 2018

- Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới quang hợp: Ánh sáng, nước , hàm lượng khí cacbonic, nhiệt độ, …

- Không trồng cây với mật độ dày vì: nếu trồng cây với mật độ dày thì các cây sẽ thiếu ánh sáng cũng như các yếu tố cần cho sự quang hợp làm cho quang hợp diễn ra kém năng suất sẽ không cao.

     + Các cây trong nhà trồng làm cảnh là các cây ưa bóng. VD: Cây hoa loa kèn, cây hoàng tinh…

     + Chống nóng cho cây để tránh ở nhiệt độ cao lục lạp sẽ bị phá hủy cây chết, ủ ấm cho cây giúp cây hoạt động tốt hơn, nhiệt độ quá thấp làm cho quá trình quang hợp ngừng lại.

21 tháng 11 2016

Để hạn chế sự thoát hơi nước đó bạn.Cây sau khi được nhổ lên bộ rễ chưa hồi phục, mà rễ thực hiện chức năng hút nước, lá thoát hơi nước. Vì vậy nếu không chọn ngày mát hoặc không tỉa bớt lá cây sẽ mất nước nhiều và chết tuy nhiên người ta chỉ làm việc này với các cây có kích thước lớn, với các cây nhỏ hơn thì không cần

21 tháng 11 2016

Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn để cây giảm bớt sự thoát hơi nước và để cây có thể mọc ra rễ mới sau khi trồng ở nơi khác

Chúc bạn học tốt leuleu

14 tháng 10 2017

Những cây k dc ngắt ngọn: Dừa, bạch đàn, nhãn,..

14 tháng 10 2017

Những cây ko ngắt ngốn khi trồng là những cây lấy sợi, lấy gỗ ví dụ: cây lim, cây đay, cây bạch đàn ...