K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

16 tháng 10 2017

đề đây : 

1)Nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới

 Chỉ ra sự khác nhau giữa môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới

2) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng

    Nêu giải pháp để ổn định tỉ lệ dân số 

16 tháng 10 2017

Địa lí lớp 7 nha các bn! Mk cần trong hôm nay.

1 tháng 11 2021

Tham khảo:

Mùa đông và mùa xuân là hai mùa thể hiện rất nhiều sự khác biệt giữa chúng về tính chất và đặc điểm của chúng. Chúng là hai trong bốn mùa chính gây ra bởi cuộc cách mạng của trái đất xung quanh mặt trời. Hai mùa còn lại là mùa thu và mùa hè. Điều thú vị cần lưu ý là trong nửa đầu năm bán cầu bắc nghiêng về phía mặt trời dẫn đến mùa hè trong khi nửa cuối năm bán cầu nam nghiêng về phía mặt trời và do đó nó trải qua mùa hè và bắc bán cầu trải qua mùa đông trong thời gian này. Các nhà thơ nổi tiếng của Anh có cả bốn mùa đầy đủ trong các tác phẩm của họ.

bruh, cay còn 2 mùa nx mak bạn

6 tháng 11 2019

                                          I.PHẦN TRẮC NGHIỆM(2 điểm)

           (Mỗi câu đúng tương ứng 0,25Đ)

CÂU 1:Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?

A.mạnh mẽ     B.Thăm thẳm     C.mong manh     D.ấm áp

CÂU 2:Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ",đại từ "tôi" thuộc ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ hai       B.Ngôi thứ ba số ít      C.Ngôi thứ nhất số nhiều      D.Ngôi thứ nhất số ít

CÂU 3:Từ ghép nào dưới đây không phải là từ ghép chính phụ?

A.Ông ngoại         B.Bà ngoại       C.Ông bà        D.Nhà ngoại

CÂU 4:Trong các từ sau,cặp từ nào trái nghĩa?

A.Trẻ-già         B.Non-trẻ        C.Già-yếu         D.Cả 3 đáp án

CÂU 5.Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

A.Lạnh lẽo      B.Long lanh           C.Lục lạc        D.Quần áo

CÂU 6:Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?

A.Quốc kì        B.Sơn thủy           C.Giang sơn        D.Thiên địa

CÂU 7: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"?

A.Nhà văn        B.NHà thơ         C.Nhà báo            D.NGhệ sĩ

CÂU 8:Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ?

    "Vì cố gắng học tập nên nó đạt thành tích không cao."

A.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa             B.Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết       C.Thiếu quan hệ từ

                                               II.PHẦN TỰ LUẬN(8 điểm)

CÂU 1(2 điểm):

a,Thế nào là từ đồng âm?Cho ví dụ minh họa.

b,Khi sử dụng từ đồng âm,ta phải chú ý điều gì?

CÂU 2(3 điểm)Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:

          Nếu...thì

          Tuy...nhưng

          Sở dĩ...là vì

CÂU 3(3 điểm)Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 dòng), trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa.Gạch chân dưới các cặp từ đó

                                                                                           HẾT.

15 tháng 11 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017

A. TIẾNG VIỆT

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

-Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.

-Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:

a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu

- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

- Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép đẳng lập:

4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

-Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).

- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

- Láy toàn bộ:

- Láy bộ phận:

6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.

- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ

- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự

d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.

- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21.Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.

a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)

b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)

c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả)

22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Có hai loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.

- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.

a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm

c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó

25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:

a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng

Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.

b. Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

c. Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !

d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau

- “Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Hồ Chí Minh )

- “Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

(Việt Bắc – Tố Hữu )

26. Thế nào là từ trái nghĩa?

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.

27. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Non cao non thấp mây thuộc,

Cây cứng cây mềm gió hay. (Nguyễn Trãi)

b) Trong lao tù cũ đón tù mới,

Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)

c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,

Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)

e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.

28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết………. còn hơn sống đục

c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..

e) Nói thì………………. làm thì khó g) Trước lạ sau……………….

29. Thế nào là từ đồng âm?

- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

30. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

a. Châu chấu đá xe.

b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.

c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.

- Các từ “Châu” là từ đồng âm vì: Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2: tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người. (phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)

31. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không?

a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.

b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.

c. Nam đá bóng nên bị đau chân.

-Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:

+ Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…).

+ Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …)

+ Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:

“Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

TL: - Lợi 1: lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng.

33. Thành ngữ là gì? VD?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi

34. Chức vụ của thành ngữ?

- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ

35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.

b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao

c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.

-> Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng

d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

e. Bách chiến bách thắng:

g. Ăn cháo đá bát:

mai mik mới kt nhưng đây là đề cương, khá dài nhỉ?

15 tháng 11 2018

Bạn học trường nào vậy ? ở đâu vậy?

16 tháng 11 2017

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

16 tháng 11 2017

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

17 tháng 11 2016

môi trường chúng ta đang sống á

17 tháng 11 2016

ôi giời, khó lắm gianroi

23 tháng 11 2016

Khi còn ở trong bụng mẹ, rồi đến khi được sinh ra, chúng ta đã có sẵn những người bạn, đó chính là cha mẹ, ông bà, anh chị em...

Họ đúng hơn là những người thân thuộc trong gia đình nhưng có thể theo một khía cạnh nào đó, họ cũng chính là những người bạn - những người bạn đầu tiên mà ta có trong đời. Vì vậy, cho rằng mỗi người đều có bạn, không ai hoàn toàn cô đơn cả là không sai một chút nào. Tình bạn đầu tiên chúng ta có, được nâng cao lên thành thứ tình cãm thiêng liêng hơn gọi là Tình cảm gia đình.

Khi chúng ta lớn lên, đi học, rồi đi làm..., chúng ta hòa nhập với nhiều môi trường khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều đó hình thành nên các mối quan hệ mới, một trong số đó là quan hệ bạn bè. Người xưa nói:"Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn", huống hồ chi con người, sao lại không có bạn bè.

Nhiều người bi quan cho rằng mình không có bạn, không có ai coi họ là bạn. Theo tôi, không phải hoàn toàn là như vậy, chỉ có hai khả năng: một là những người đó tự tách mình ra khỏi mối quan hệ bạn bè; hai là họ không hiểu, không thật sự hiểu bạn bè là gì, tình bạn là như thế nào? Có lẽ họ cần phải học hỏi Emerson: "Muốn có bạn, chính mình phải là một người bạn".

Vâng, tình bạn do chính chúng ta chủ động tạo ra, vì tình bạn đang hiện hữu ở đâu đó nên tự chúng ta phải đi tìm chứ không phải do một bàn tay vô hình nào mang đến. Trong quá trình đi tìm sợi dây tình bạn, người ta đặt ra câu hỏi, tìm bạn ở đâu và chọn bạn như thế nào? Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kì có một câu rất hay: "Muốn có một người bạn hoàn toàn, sẽ chẳng có ai là bạn cả". Chúng ta không nên đòi hỏi ở bạn bè quá nhiều, không ai là hoàn thiện, không có cái gì là hoàn hảo. Tình bạn cũng vậy, đôi khi cũng có những vấp váp, những trục trăc. Quan trọng là chính những người bạn với nhau phải tự mình đứng ra giải quyết những khó khăn trục trặc đó, điều đó càng làm củng cố thêm tình bằng hữu.

Khi chúng ta đã có những người bạn cho mình thì việc gìn giữ tình bạn bền chặt hay không đó là do ở cách cư xử của mỗi ngưòi. Cách tốt nhất là"Nếu bạn tôi một mắt thì tôi ngó bạn tôi một bên". Theo như tôi nghĩ thì việc giữ gìn được tình bạn lâu dài là không hề khó chút nào, chỉ cần mình đối xử với bạn chân thành, hết lòng, không một chút vụ lợi, tính toán thì sợi dây tình bạn sẽ tự nó trở nên bền vững.

"Điều khó nhất trong tình bằng hữu không phải là nói những tật xấu của mình cho bạn nghe mà là cho họ biết những tật xấu của chính họ" (La Rochefoucauld). Và còn tuyệt hơn nữa, nếu trong số nhưng người bạn mà chúng ta có, có một người hay thậm chí nhiều người trở thành Bạn thân. Đó là người mà chúng ta coi như người thân trong gia đình, sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ suy nghĩ tâm tư tình cảm cùng nhau. Người bạn thân đích thực là người bên ta trong những giây phút khó khăn hoạn nạn.

Tôi yêu màu xanh, đặc biệt là màu xanh lá cây, vì màu xanh là màu của hy vọng, màu của sự tươi trẻ và cũng là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Tôi muốn được nhìn thấy nhiều màu xanh, không chỉ màu xanh cho riêng tôi mà còn là màu xanh của nhiều người - màu xanh của tình bạn...

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
(Nguyễn Khuyến)

23 tháng 11 2016

Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.

Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.

Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.

Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.

Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.