K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2016

Mình biết :

Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 111942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

7 tháng 5 2016

mk bt nữa

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với chiến sĩ và dân công

" Rồi bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

*

" Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn”

" Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau"

- Em thích nhất chi tiết “Sợ cháu mình giật thột/ Bác nhón chân nhẹ nhàng”

1 tháng 3 2018

Đáp án: B

→ Các từ này có cấu trúc X + sĩ: đều là từ ghép chính phụ

16 tháng 8 2017

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn. Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, ... Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình. Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “. Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay. Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.

16 tháng 8 2017

Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ: - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.

5 tháng 3 2022

CDT: ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt, một tráng sĩ

5 tháng 3 2022

cảm ơn 

 

*Đọc đoạn trích sau:"Giặc đến chân núi Trâu Sơn . Thế rất nguy , ai nấy đều hoảng hốt . Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái , bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt . Tráng sĩ bước lại , vỗ vào mông ngựa . Ngựa hí vang lên mấy tiếng . Tráng sĩ mặc áo giáp vào , cầm roi , nhảy lên mình ngựa . Ngựa phun lửa , phi thẳng đến nơi có giặc đóng ....
Đọc tiếp

*Đọc đoạn trích sau:

"Giặc đến chân núi Trâu Sơn . Thế rất nguy , ai nấy đều hoảng hốt . Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt , roi sắt đến . Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái , bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt . Tráng sĩ bước lại , vỗ vào mông ngựa . Ngựa hí vang lên mấy tiếng . Tráng sĩ mặc áo giáp vào , cầm roi , nhảy lên mình ngựa . Ngựa phun lửa , phi thẳng đến nơi có giặc đóng . Tráng sĩ xông vào trận đánh giết , giặc chết như rạ . Bỗng roi sắt gãy . Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc . Giặc tan vỡ . Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà chốn thoát . Tráng sĩ đuổi đến chân núi Ninh Sóc . Nhưng đến đấy , không biết vì sao , Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại , rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời , biến mất ..."                                        

                               ( Ngữ văn 6 - Tập 2 , Kết nối tri thức với cuộc sống)

*Thực hiện các yêu cầu :

câu 1: Đoạn trích được trích trong văn bản nào ? Văn bản thuộc thể loại gì ?

câu 2: Những từ "chú bé" , "tráng sĩ" , "người" trong đoạn trích dành để nói về ai ? Đây là những từ loại gì ? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật như thế nào ?

câu 3: Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết :"đánh giặc xong , cởi giáp sắt bỏ lại ,cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời , biến mất"

3
30 tháng 3 2022

Tham khảo

Câu 1: Đoạn trính trên trích từ văn bản thánh góng.
Thuộc thể loại truyền thuyết.
Câu 2: Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về Thánh Gióng. Đây là những đại từ ; Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật: Từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt

Câu 3: Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

30 tháng 3 2022

C1: Thánh Gióng  / thể loại : truyền thuyết

C2: nói đến Thánh Gióng , đây là những từ loại : đại từ

thể hiện:việc Thánh Gióng từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt.

C3: Ý nghĩa là: thể hiện sự nhớ ơn của người dân , tưởng nhớ đến Thánh gióng . Gióng là người anh hùng bất tử , sống mãi trong lòng người dân.

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận...
Đọc tiếp

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Câu 1 . Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

Câu 2 . Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật như thế nào?

1
25 tháng 2 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản Thánh Gióng. Văn bản đó thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Đoạn trích là đoạn cuối tác phẩm.

2. Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích nói về Thánh Gióng. Đây là danh từ. Việc sử dụng những từ đó cho thấy sự lớn lên và công lao của nhân vật. Từ một em bé, Thánh Gióng lớn lên thành tráng sĩ, mang trong mình sức mạnh đánh thắng kẻ thù, có công lao to lớn.