K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

- Kỹ năng được rèn luyện: 

+ Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

+ Cách trích dẫn trong bài viết.

+ Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

+ Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ. 

- Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).

- Bài thuyết minh tổng hợp:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).

- Bài thuyết minh tổng hợp:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.

15 tháng 8 2023

tham khảo

*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:

Nói

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Nghe

– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

31 tháng 8 2023

- Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết: 

+ Văn bản nghị luận: Tác phẩm truyện, tác phẩm thơ, tác phẩm kịch, hiện tượng đời sống. 

+ Văn bản nghiên cứu, báo cáo về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

- Yêu cầu: 

+ Xác định các yếu tố hình thức và phân tích chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. 

+ Xác định các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng. 

+ Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng chủ đề; những vấn đề thực tế. 

+ Đưa ra được thông điệp với bản thân và người đọc.

31 tháng 8 2023

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. 

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.

 

- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hoá,...) mà em quan tâm.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (xem Bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện và Bài 6: Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ). Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn: Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.

- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

- Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 

31 tháng 8 2023

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

31 tháng 8 2023

- Nội dung nói và nghe: 

+ Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

+ Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống. 

- Giống và khác nhau với tập I: 

+ Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học.

+ Khác nhau: Kì I – Ngoài việc phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người. Kỳ II – Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy. 

- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy. 

- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.