K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Rừng cháy là câu chuyện kể về cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp của cha con cậu bé An. Truyện vẽ nên khung cảnh rừng khô y nghi, tráng lệ, hoang sơ và cũng rất hùng vĩ đã chở che, tạo nên những cảm xúc êm dịu trong lòng con người nơi đây. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ không tồn tại được bao lâu khi giặc Pháp kéo đến tàn phá khu rừng. Từng đợt bom cứ vô tình phòng xuống, phá hoại tất cả. Hai cha con bé An hốt hoảng bỏ chạy khỏi sự tàn phá. Thú trong rừng cũng thi nhau chạy để tìm sự sống cho mình. Để lại trong lòng An là những buồn lo, mải miết và sự tiếc nuối về khu rừng nhiều kỉ niệm.

Văn bản ghi lại tâm trạng miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ trằn trọc không ngủ được, vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bản thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

28 tháng 3 2018

LÊ LỢI

Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.

Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:

- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!

Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.

Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:

- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?

Ông lão lắc đầu:

- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.

Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:

- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?

Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.

Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:

- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.

*

Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

*

Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.

Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]

KHẢO DỊ

Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:

Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]

Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):

 Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]

[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.

[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.

[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Nội dung câu chuyện của An và má nuôi An là kinh nghiệm đi lấy mật của những người thợ lấy mật.

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy nghĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.

tham khảo:

Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.

13 tháng 3 2023

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Ý kiến của người viết

Đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Lí lẽ

+ Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

+ Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân.

+ Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt.

- Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên.

+ Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm

 Học cách tự tha thứ cho mình -> sống tốt và hàn gắn cho quá khứ.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác

 Viết thư cho người từng mắc lỗi với mình để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương

Bằng chứng

+ Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung.

+ Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward.

+ Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát.

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

+ Thay vì thất vọng và fhest bỏ ...hãy ngắm nhìn và yêu thích....

+ Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Vai trò quan trọng của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Ý kiến của người viết

Sự tha thứ có vai trò quan trọng trong đời sống của con người.

Lí lẽ

- Lí lẽ 1: sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình.

- Lí lẽ 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

Bằng chứng

- Bằng chứng 1: trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi".

- Bằng chứng 2: Quan điểm của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: "Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục".

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ...sẵn lòng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn tha thứ với dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác...giá trị tích cực để hàn gắn cho quá khứ.

5 tháng 5 2019

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.