K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

                                         QUAN HỆ TỪ

 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Thế nào là quan hệ từ?a) Tìm quan hệ từ trong các câu sau:(1) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.(Khánh Hoài)(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.(Tô Hoài)(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. (Lí Lan)Gợi ý: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Các quan hệ từ: của, như, bởi...và... nên, nhưng.b) Các quan hệ từ trên biểu thị những quan hệ gì?Gợi ý:- Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;- Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;- Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) - kết quả (chóng lớn lắm); và biểu thị quan hệ liên hợp.- Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường…và hôm nay…2. Sử dụng quan hệ từa) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ?(1) Khuôn mặt của cô gái(2) Lòng tin của nhân dân(3) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua(4) Nó đến trường bằng xe đạp(5) Giỏi về toán(6) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây(7) Làm việc  nhà(8) Quyển sách đặt  trên bànGợi ý: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1), (3), (5), (8).b) Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy.- Nếu ...- Vì ...- Tuy ...- Hễ ...- Sở dĩ ...Gợi ý: Đọc các câu dưới đây và tự xác định cặp quan hệ từ:- Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này. (quan hệ điều kiện - kết quả)- Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)- Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)- Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả)- Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.(Cổng trường mở ra)Gợi ý: Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ: không mang ý nghĩa thực, tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... cụ thể nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn: từ còn trong "còn xa lắm" và từ còn trong "còn bây giờ"; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ.2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)Gợi ý: Các quan hệ từ có thể là: với, và, với, với, nếu, thì, và.3. Phát hiện câu sai trong các câu dưới đây:a1) Nó rất thân ái bạn bè.a2) Nó rất thân ái với bạn bè.b1) Bố mẹ rất lo lắng con.b2) Bố mẹ rất lo lắng cho con.c1) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.c2) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.d1) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.d2) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.đ1) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.đ2) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.Gợi ý: Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: a1, b1, c1, d1. Riêng câu đ1 và đ2, không câu nào sai nhưng câu đ2 nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.4. Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.Gợi ý: có thể chọn tuỳ ý một nội dung nào đó để viết. Xem lại ý nghĩa của các quan hệ từ đã học để hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu.          5.* Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:(1) Nó gầy nhưng khoẻ.(2) Nó khoẻ nhưng gầy.Gợi ý: Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.Soạn bài lun nha
18 tháng 10 2016

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để . . . .

13 tháng 10 2016

3.tim hieu ve cach sudungtu han viet

10 tháng 10 2017

. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau : Nếu … thì Hễ … thì Vì … nên Sở dĩ … là gì Tuy … nhưng

20 tháng 10 2016

2. a) từ

b) cho

3. a) như

b)

4. a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

e) S

g) S

h) Đ

i) S

5. ta với ta trong bài thơ của bà huyện thanh quan là một mình bà giữa cảnh trời non nước, còn của ông Nguyễn Khuyến là có ông với bạn của ông.

12 tháng 10 2016

Trong các loài cây, loài cây nào cũng mang trong mình một vẽ đẹp riêng của nó. Trong đó, em thích nhất cây bàng. Tuy nhiên nó không lộng lẫy, kiêu hãnh như hoa hồng cũng không rực rở như hoa phượng mỗi khi hè về nhưng mà em yêu chính đó là nét đẹp mộc mạc và giản dị của cây bàng. Không chỉ như vậy mà còn là một loài cây cũng gắn bó với rất nhiều kỉ niệm của thời học trò còn ngây thơ dại khờ.

( Tuy nhiên .... nhưng mà....) và (Không chỉ ... mà còn)  là cặp quan hệ từ nha bn

12 tháng 10 2016

NTMH bây h onl = nick này ak

16 tháng 10 2016

a) Bài bạn đến chơi nhà có  tám câu mỗi câu có bảy chữ cách hợp vần 1-2-4-6-8       b) Chi tiết thể hiện sự dân dã là các câu thơ 2-3-4-5-6-7        c) hoàn cảnh thiếu thốn trẻ đi vắng có cá có gà nhưng ko bắt dc cải chưa ra cây bầu còn non và mới nụ mướp đơm hoa trầu ko có đây là cách nói khéo sang về cái nghèo khó     Dụng ý nhằm tạo là đòn bẩy nghệ thuật và thăng hoa tinh cảm bạn bè ở cau thơ cuối      d) Cách nói hóm hỉnh khó đuổi Hà bầu rộn rốn      e) Nói len sự hoà hợp giữa hai con người người bạn tri âm tri kỉ và sự đồng cảm sẻ chia                 

 

16 tháng 10 2016

1b 2c 3D 4a       b) (1) thừa QHT (2) thiếu QHT (3) QHT ko thích hợp về nghĩa     c) Lôi các câu là thừa quan hệ từ (1) bỏ QHT qua  (2) bỏ QHT đối với (3) bỏ QHT với.      

19 tháng 10 2021

Của anh đây ạ❤❤

Người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới.

27 tháng 12 2016


Thân em...

Trải qua bao năm tháng, ca dao vẫn là tiếng nói ân tình, thổ lộ những tâm tư tình cảm của người bình dân xưa. Ca dao đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt – đặc biệt là mảng ca dao viết về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng mô - típ “Thân em...”.
Ở những câu, bài ca dao có “Thân em...” mang nghĩa là thân phận, cuộc đời của người phụ nữ. Những thân phận, cuộc đời này thường có số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo. Đa phần những câu ca dao với mô - típ này thường mang giai điệu buồn tẻ, chán ngán, chỉ một số ít mang âm hưởng tươi tắn, lạc quan hơn. “Thân em...” phản ảnh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ:
“Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

“Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày”
Hay:
“Thân em như cá giữa rào
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?”

Đối với bà con Nam bộ, họ lại lấy thứ trái cây rất bình thường, dân dã để so sánh với “Thân em...”:
“Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”
Ở những câu ca dao này đã liên tưởng, thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên:
“Thân em như cá vô lờ
Mắc hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra”

Những câu ca dao mở đầu bằng yếu tố “Thân em...”, người bình dân còn muốn thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ khó có thể giãi bày trong xã hội đương thời. Họ phải gửi gắm lòng mình qua những câu ca dao thật khắc khoải:
“Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”
Và:
Thân em như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân...”
Nỗi đau ấy đâu phải ai ai cũng thấu hiểu cho họ, lắm lúc bề ngoài trông họ tươi tắn mà ruột gan rối bời:
“Thân em như cây sầu đâu
Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư”
Thật là nỗi sầu trăm mối! Dẫu trải qua bao giông tố cuộc đời, số kiếp có bạc bẽo đến đâu thì người phụ nữ vẫn vẹn toàn đức hạnh. Họ vẫn son sắt, dào dạt tình thương:
“Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon”
“Thân em như cây quế trên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”

Hơn hết, họ vẫn muốn khẳng định giá trị và sự cần thiết của mình:
“Thân em như cây cải mùa đông
Non thì làm ghém, có ngồng làm dưa”

Thế mới biết, người phụ nữ Việt Nam dù trong khó khăn, thử thách họ vẫn thể hiện bản lĩnh. Tác giả bình dân đã tự hào ca ngợi vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ, thể hiện giá trị vốn có của họ:
“Thân em như chim phượng hoàng
Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm”
“Thân em như thể chuông vàng
Ở trong thành nội có một ngàn quân lính hầu”
Quả vậy, “Thân em...” thật đẹp đẽ và cao quý lắm thay:
“Thân em như cá hóa long
Chín tầng mây phủ, ở trong da trời”
Cũng liên tưởng đến “tấm lụa đào” nhưng lắm khi họ không phải bị cảnh “phất phơ giữa chợ” mặc cho thiên hạ kẻ bán người mua, nhưng họ đã biết khẳng định mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi ưa”.
Người phụ nữ Việt Nam thật đáng yêu, không phải họ chỉ đẹp bằng hình ảnh khăn nhung, mỏ quạ của xứ kinh kỳ, bằng chiếc nón lá rất Huế hay bằng một chiếc áo bà ba dịu dàng Nam bộ mà họ còn đẹp về tâm hồn và phẩm hạnh. Quả thật, họ như bông sen mọc giữa đầm lầy, đậm sắc và ngát hương.
Những câu ca dao bắt đầu mô-típ “Thân em...” còn thể hiện nỗi khát khao về một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi thế, những người phụ nữ thật dịu dàng và nhu mì trong trường liên tưởng:
“Thân em như trến mít chạm rồng
Thân anh như kèo chua chạm phụng, đẹp vô cùng anh ơi!”
Thật đẹp đôi và hạnh phúc biết bao!
Người bình dân còn hào sảng đặt thân phận người phụ nữ một địa vị cao hơn, hơn cả “Thân anh”. Thậm chí, nhiều câu ca dao phủ định vai trò tối thượng của người đàn ông trong xã hội cũ; qua đó thể hiện sự phản kháng, vùng dậy của nữ giới. Họ cũng có nhu cầu được hạnh phúc, được là chính mình. Bởi thế lắm lúc họ ngang nhiên thách thức:
“Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên”
“Thân em như hột gạo lắc trên sàng
Thân anh như hột lúa lép giữa đàng gà bươi”
Vậy mới biết, “Thân em...” cũng có ba bảy kiểu, đâu chỉ biết buông xuôi cam chịu!
Đa phần những câu, bài ca dao này được làm bằng thể thơ lục bát, một số ít được làm theo thể song thất lục bát. Tuy nhiên, về hình thức thể hiện, theo khảo sát của chúng tôi có gần 30% câu, bài ca dao làm theo thể lục bát biến thể. Điều này minh chứng cho bản tính phóng khoáng, nghĩ sao viết vậy, không e dè câu chữ của người bình dân. Chính đặc điểm này đã để lại dấu ấn rất riêng, rất dân tộc. Do thể thơ lục bát có tính hàm súc, biểu cảm cao và dễ thuộc, dễ hiểu nên hiệu quả của việc thể hiện nội dung rất lớn.
Dân gian thường dùng những từ ngữ rất bình dân, mang đậm phong cách khẩu ngữ, bên cạnh đó là lớp từ địa phương: đọi, vô,... hay từ láy: lắc lẻo, dập dồi, đứt đoác... Từ những sự vật, hình ảnh cụ thể, rất thực, người bình dân xưa đã thổi hồn vào nó, mang đến cho người đọc những ý nghĩa rất sâu sắc, nhân văn, thể hiện tâm hồn nghĩa tình của người dân Việt.
Một thành công rất đáng trân trọng của những câu ca dao loại này là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Người bình dân thường sử dụng những hình ảnh rất đa dạng, phong phú nhưng đều rất quen thuộc với đời sống nông thôn: cá vô lờ, chẽn lúa đòng đòng, trái bần,... Những hình ảnh, sự vật này người ta đã biết rõ đặc điểm, thuộc tính cơ bản của chúng, nhờ vậy người đọc rất dễ hình dung và nhận biết.
Những bà mẹ- người nghệ sĩ của tình thương đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng chính những câu ca dao. Thật vậy, ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân. Bằng những câu ca dao với mô-típ “Thân em...”, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân, trách phận. Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt.

22 tháng 11 2018

trần thị diệu linh tiếp sức cho câu 2 và 4 ấy mà hihahehe

21 tháng 11 2018

cai cho sao sao la voi moi cau tren (cau1)