K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau khi đọc xong bài "Ai tài giỏi nhất?" ở rang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời :Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quảchín. Cừu nói:– Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác...
Đọc tiếp

Sau khi đọc xong bài "Ai tài giỏi nhất?" ở rang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời :

Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quả

chín. Cừu nói:

– Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác đã luôn che chở cho chúng tôi.

Bác nông dân mỉm cười thân thiện:

– Chính các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi. Gà đánh thức chúng tôi dậy mỗi sớm. Cây toả bóng mát. Mưa gió giúp mùa màng tốt tươi. Bò, cừu cho chúng tôi sữa... Nhờ có các bạn, cuộc sống của chúng tôi thật tươi đẹp. Cảm ơn các bạn!

Nghe bác nông dân nói, các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích. Từ đó, chúng luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để cuộc sống bên con người mỗi ngày thêm vui vẻ, hoà thuận.

(Anh Thảo)

a. Câu đầu tiên của đoạn văn giới thiệu điều gì?

b. Các câu văn tiếp theo kể về điều gì? Điều đó diễn ra như thế nào?

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

4
15 tháng 10 2023

a. Câu đầu tiên đoạn văn giới thiệu về nội dung của đoạn văn tưởng tượng.

b. Các câu tiếp theo kể về diễn biến của câu chuyện tưởng tượng.

Đầu tiên: cừu cảm ơn bác nông dân

Tiếp theo: Bác nông dân cảm ơn cừu và các bạn, bác giải thích vai trò của mỗi con vật đối với con người.

Tiếp theo: Sau khi nghe bác nông dân nói các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích

Cuối cùng: Các con vật và con người sống vui vẻ, hòa thuận.

c. Câu cuối đoạn văn nói về kết thúc câu chuyện.

18 tháng 10 2023

a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.

b. Ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", ta có thể miêu tả theo các giai đoạn phát triển của cây na từ khi còn là những cây na non, na đã phát triển, na nở hoa và kết trái.

c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan. 

22 tháng 1

sao ko ai cứu mình câu này thế

 

22 tháng 1

C nhé

27 tháng 10 2023

Cảnh vật buổi chiều thu hiện lên với những đứa trẻ vui đùa bên dòng sông; bò mải mê gặm cỏ; cánh diều ca hát rong chơi; lúa đung đưa; dừa trong gió; bầu trời tím. 

27 tháng 10 2023

2. Con chim sơn ca mẹ đã đi kiếm thức ăn về. Nghe hơi mẹ, chim non nhích nhích dần ra, cố vươn cao cái mỏ hồng hồng, há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ. Chim mẹ đứng phía trên, cẩn thận mớm mồi cho con. Chú chim non nuốt lấy, nuốt để, vừa hết miếng này lại há họng chờ miếng khác. Đến lúc hết thức ăn rồi mà chú vẫn còn đòi mẹ mớm mồi. Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình.
3. HS tự thực hiện
4. HS tự thực hiện

17 tháng 10 2023

1.Khi xem chương trình Việc tử tế trên VTV1, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước tình bạn của hai anh Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu. 10 năm không phải là một thời gian ngắn nhưng anh Hiếu luôn cõng bạn đến trường, mang đến cả bầu trời mới đến với anh Minh. Anh Minh là cậu bé có những suy nghĩ và nghị lực rất phi thường bởi chỉ có em mới có thể quyết định được em của sau này. Sinh ra từ nhỏ Minh đã chịu những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa bởi em không có đôi chân lành lặn và cánh tay phải hoạt động như những bạn bình thường khác, em đã từng khóc và cảm thấy bất công nhưng rồi em nhận ra rằng em dù có thế nào em vẫn có quyền như các bạn của mình, em mong muốn được đến trường và thực hiện giấc mơ được trở thành lập trình viên xuất sắc về sau. Giấc mơ của em sẽ bước đi trên con đường gập ghềnh hơn nhưng em đã bước từng bước nhỏ, các bạn viết tay phải em lại phải khó khăn viết từng chữ bằng cánh tay trái. Em luôn luôn tự tiếp động lực cho mình bởi ước mơ của mình và những nguồn năng lượng từ những người yêu thương em. Hiếu, cậu bạn đã mang cả bầu trời ánh sáng, năng lượng đến với Minh khi em đã cõng bạn đến trường bao nhiêu năm và cùng bạn nói về những câu chuyện của ước mơ, của sách vở và của chính hai cậu bạn nhỏ cắp sách đến trường cùng nhau. Cõng bạn đi học, làm đôi chân của bạn, một cậu bạn nhỏ vô cùng tốt bụng và biết làm những điều có ích cho chính bạn mình và cộng đồng nơi em sống. Cuộc sống nào cũng khó khăn và vất vả nhưng nếu chúng ta biết cách yêu thương nhau chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt hơn thế. Tình bạn vượt khó là tình bạn bền lâu, Minh và Hiếu là cả thế giới của nhau dù trong mắt người ngoài cuộc họ có sự chênh lệch trong sự giúp đỡ cũng như so bì. Em rất ngưỡng mộ tình bạn không vụ lợi của hai anh.
2. Em chủ động hoàn thành bài tập.  
3. Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi, chia sẻ và nghe nhận xét. 

4. Em và các bạn cùng làm.

9 tháng 2

Khi xem chương trình Việc tử tế trên VTV1, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước tình bạn của hai anh Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu. 10 năm không phải là một thời gian ngắn nhưng anh Hiếu luôn cõng bạn đến trường, mang đến cả bầu trời mới đến với anh Minh. Anh Minh là cậu bé có những suy nghĩ và nghị lực rất phi thường bởi chỉ có em mới có thể quyết định được em của sau này. Sinh ra từ nhỏ Minh đã chịu những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa bởi em không có đôi chân lành lặn và cánh tay phải hoạt động như những bạn bình thường khác, em đã từng khóc và cảm thấy bất công nhưng rồi em nhận ra rằng em dù có thế nào em vẫn có quyền như các bạn của mình, em mong muốn được đến trường và thực hiện giấc mơ được trở thành lập trình viên xuất sắc về sau. Giấc mơ của em sẽ bước đi trên con đường gập ghềnh hơn nhưng em đã bước từng bước nhỏ, các bạn viết tay phải em lại phải khó khăn viết từng chữ bằng cánh tay trái. Em luôn luôn tự tiếp động lực cho mình bởi ước mơ của mình và những nguồn năng lượng từ những người yêu thương em. Hiếu, cậu bạn đã mang cả bầu trời ánh sáng, năng lượng đến với Minh khi em đã cõng bạn đến trường bao nhiêu năm và cùng bạn nói về những câu chuyện của ước mơ, của sách vở và của chính hai cậu bạn nhỏ cắp sách đến trường cùng nhau. Cõng bạn đi học, làm đôi chân của bạn, một cậu bạn nhỏ vô cùng tốt bụng và biết làm những điều có ích cho chính bạn mình và cộng đồng nơi em sống. Cuộc sống nào cũng khó khăn và vất vả nhưng nếu chúng ta biết cách yêu thương nhau chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt hơn thế. Tình bạn vượt khó là tình bạn bền lâu, Minh và Hiếu là cả thế giới của nhau dù trong mắt người ngoài cuộc họ có sự chênh lệch trong sự giúp đỡ cũng như so bì. Em rất ngưỡng mộ tình bạn không vụ lợi của hai anh.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi                                                        Lá bàngCó những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ảnh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

                                                        Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ảnh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

                                                                                                      Đoàn Giỏi

a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?

b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không? Vì sao?

3
18 tháng 10 2023

a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.

b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng. 

18 tháng 4

gv đi hỏi hs??

 

21 tháng 1

Bài “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An viết theo thể thơ lục bát, gồm có 14 câu thơ. Mười câu thơ đầu nói về chùm cam ngọt trong vườn và hình ảnh người bà; bốn câu thơ cuối bài thể hiện lòng thương nhớ bà, biết ơn bà của con cháu. Bài thơ có hình tượng khá đẹp mang màu sắc tục ngữ ca dao.Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la. Các con các cháu ở xa, đi xa về, bà mong đợi, bà nhớ thương. Đã bước sang giêng hai rồi, nhưng chùm cam ngọt trong vườn, bà vẫn dành lại cho con cháu:

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa.

Chữ “dành”, chữ “chờ’' , chữ “phần” trong hai câu thơ 3, 4 tiếp theo đã nói lên thật cảm động đức thảo hiền của người bà kính yêu: “Quả ngon dành tận cuối mùa / Chờ con, phần cháu, bà chưa trảy vào”. Ai đã đọc tục ngữ ca dao chắc sẽ hiểu được tấm lòng đôn hậu và đức hy sinh mênh mông của ông bà, cha mẹ đối với con cháu: “Cái gì thơm ngon: dành con, phần cháu / Cái gì quý báu: dành cháu, phần con” (Tục ngữ).

Quả ngọt cuối mùa sao chống được thiên tai, chim chóc, chuột bọ? Đêm đêm ngày ngày, lòng bà ngổn ngang, lo lắng. Lúc “chống gậy ra trông”, lúc “nom đoài”, lúc “ngắm đông”. Ăn không ngon, ngủ không yên, bà trải qua nhiều thao thức băn khoăn: “Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn”.

Và hình như chùm cam ngọt cuối mùa cũng cảm thấy, cũng sẻ chia với lòng bà thơm thảo:

Quà vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

Những tiểu đối (4/4) trong phần đầu bài thơ, đặc biệt hình ảnh chùm cam ngọt và hình ảnh người bà là đẹp nhất, để lại trong tâm hồn người đọc bao ấn tượng sâu sắc, cảm động.

Hai tiếng cảm thán “Bà ơi!” cất lên trong phần hai bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” làm cho giọng thơ ngọt ngào, chứa chan ân tình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”, “lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà .(bà nội, bà ngoại) thật vô cùng thiết tha, mãnh liệt.

Một giọng thơ dịu ngọt cứ lan tỏa và rung động tâm hồn ta:

Bà ơi! thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu, tóc sương da mồi,
Bà như quả ngọt chín rồi,
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

“Quả ngọt cuối mùa” là một bài thơ đặc sắc. Giọng thơ ngọt ngào, điệu thơ tâm tình, hình tượng thơ mang màu sắc dân ca, ca dao. Đặc sắc nhất là cái tình đằm thắm và thiết tha, bao la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.

Xin mượn đoạn thơ sau đây, trích trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy để nói lên cảm nghĩ khi đọc bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con 
liệu mai sau các con còn nhớ chăng...

16 tháng 2

hello