K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2017

Câu 1:

+Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

+Những chùm phượng đỏ rực,thơ mộng đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến!Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon.Những chú,cô chim thi nhau bay lượn,vui ca tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến.Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng ,mệt mỏi.Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về,sao lại mơn man quá!Những chiếc lá bàng rơi xuống sân,lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ:Bay đi!Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

7 tháng 6 2017

Câu 2: Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

3 tháng 8 2017

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.

So sánh: Tháng giêng ngon như cặp môi hồng;....

Điệp ngữ: Mùa xuân,...

27 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

Trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo “Quan Âm Thị Kính”), nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên nàng bị khinh rẻ phải chịu nỗi oan khuất đau đớn rất đáng thương. Mở đầu đoạn trích, nàng đã gây cảm tình với người đọc bởi tấm lòng thương yêu chồng rất mực: chồng thức khuya học bài, nàng cùng thức theo may vá; chồng ngủ quên, nàng dọn dẹp tràng kỉ rồi âu yếm nhìn chồng và phát hiện chiếc râu mọc ngược. Nghĩ thương chồng, nàng toan lấy con dao cắt đi thì bị hiểu lầm, bị vu oan là ám sát chồng! Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: “Oan con lắm me ơi!”, “Oan thiếp lắm chàng ơil”. “Oan con lắm cha ơi!”. Bốn lần đầu nàng chỉ được đáp lại bằng sự ruồng rẫy xua đuổi. Cha nàng thông cảm nhưng ông chỉ biết bất lực trước nỗi oan của con gái. Thị Kính “tình ngay lí gian” và nhất là xuất thân từ một gia đình nghèo nên nàng bị coi khinh rất mực: nàng bị Sùng bà túm tóc dúi đầu, bị chửi bới mắng nhiếc và nỗi nhục lên đến tận cùng khi bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ. Trong đoạn trích đầy kịch tính này, Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

27 tháng 6 2021

BPTT : phép liệt kê 

phép liệt kê : Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: “Oan con lắm me ơi!”, “Oan thiếp lắm chàng ơil”. “Oan con lắm cha ơi!

14 tháng 12 2019

Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình".

16 tháng 4 2018

Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.

Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.

Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.

Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.

17 tháng 12 2018

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

#

21 tháng 12 2022

mùa Xuân- thời điểm mà ai nấy cũng đều ưa thích, đó là khởi đầu của một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc. Cảnh quan của mùa xuân thì đẹp khó có thể tả bằng lời thơ ca chữ. vào mỗi mùa xuân, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, không khí lạnh lẽo của cái đông cũng thay vào không khí se mát của cái xuân. Những chị Đào, chị Mai khoác lên mình những bộ áo mới trông vô cùng bắt mắt, những cành hoa lê cũng không kém cạnh, mặc lên mình chiếc áo màu trắng tinh khôi. Nhà nhà, người người thi nhau ra chợ để mua quần áo mới, và những câu đối đỏ cũng được xuất hiện nhiều vô kể. Xuân về mang lại cho tôi về những cảm xúc bồi hồi, mong nhớ và chờ đợi vô cùng.