K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2019

1)Bài ca dao mở ra không gian buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nổi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “ra đứng ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tôi nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình.Trong hoàn cảnh bèo dạt mày trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quận thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều - chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau...” là bài ca dao có sức lay động nhưng miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Tham khảo:

Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
 
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
 ~HT~

21 tháng 8 2018

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.Câu ca dao có giá trị biểu cảm rất lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa. :<

học tốt ạ


 

21 tháng 8 2018

Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.



 

24 tháng 11 2021

tham khảo:

  Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

24 tháng 11 2021

bài ca dao trên là bài gì vậy bn

 

14 tháng 12 2022

mở hentaiz coi đi hay lắm

 

23 tháng 10 2023

Hãy kể tóm tắt một câu chuyện cổ tích em đã học trong chương trình Ngữ văn 6