K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2021
Tranh thủ ………sự ủng hộ…………………. của nước ngoài. Tiếp thu thành tựu của cách mạng …………khoa học - công nghiệp tiên tiến……………………………………………………………….
 
1 tháng 6 2021
Tranh thủ ………ủng hộ và viện trợ………. của nước ngoài. Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa hoc-công nghệ tiên tiến
2 tháng 2 2016

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển:

- Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại… 

10 tháng 9 2017

Đáp án D

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế - xã hội, xu thế toàn cầu hóa còn đặt ra thách thức to lớn về mặt chính trị đối với các quốc gia đó là vấn đề chủ quyền quốc gia.

Điều này được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá.

18 tháng 9 2019

Đáp án C

- Xu thế toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển đứng trước rất nhiều thách thức như sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới, sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, nguy cơ tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc.

- Còn vấn đề sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn là vấn đề chủ quan của xuất phát từ bản thân những nước đó chứ không phải do xu thế toàn cầu hóa tạo ra

25 tháng 7 2017

A. Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học

B. Khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ

C. Điều khiển học, sinh vật học, phân tử

D. Năng lượng, công cụ sản suất, vật liệu mới, chống ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm

10 tháng 4 2018

Đáp án A

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế . Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới

12 tháng 9 2019

Đáp án D

Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan của thế giới. Nó đặt ra cho tất cả quốc gia trong đó có Việt Nam những thời cơ và thách thứC. Do đó Việt Nam cần phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức bằng các biện pháp như:

- Mở cửa hội nhập để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến

- Toàn cầu hóa làm cho mọi hoạt động của con người trở nên kém an toàn do đó cần nâng cao vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia

- Quá trình hội nhập để không bị hòa tan Việt Nam cần phải giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại

Đáp án D là đặc điểm tình hình Việt Nam thời kì trước đổi mới (1986)

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

29 tháng 2 2016

-     Xu  thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực sau :

          Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia – dân tộc trên thế giới.

 -     Các biểu hiện:

 Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Nền kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

 Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Có khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới.

 Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

            Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề kinh tế chung của thế giới.

  - Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và thách thức của các nước đáng phát triển :

          Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và có tính 2 mặt:

           Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.

           Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, dẫn tới nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm nền độc lập tự chủ…

25 tháng 3 2017

Đáp án A

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên, các tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn