K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2021

11. I am going to _______the Citadel

A. come

B. stay

C. look

D. visit

12. How many _______are there in a week ?

A. hours

B. weeks

C. days

D. years

13. What _______ she like? She'd like a glass of milk.

A. is

B. would

C. do

D. does

14. My sister doesn't like fish.She _______ fruit,chocolate and vegetables.

A. like

B. is like

C. likes

D. would

15. Is there anything to drink? I'm _______.

A. hungry

B. tired

C. thirsty

D. cold

16. What do you _______ in your free time? I play soccer.

A. do

B. go

C. like

D. are

17. How _______ do you brush your teeth? Twice a day.

A. many

B. much

C. often

D. old

18. They are _______ football, now.

A. play

B. playing

C. watch

D. watches

19. _______ sports does your brother play? Badminton and swimming

A. Who

B. What

C. How

D. Which

20. What's the weather like in the _______? It's hot.

A. spring

B. winter

C. summer

D. Fall

30 tháng 9 2019

1. Mở Bài

Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân Bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:

+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển

+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.

+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam

* Bài học nhận thức bản thân

+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.

+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.

+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.

+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết Bài

- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.

- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

2 tháng 10 2019

Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

viết bài văn nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến của tác giả Vũ Khoan về việc''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới''? ''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn...
Đọc tiếp

viết bài văn nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến của tác giả Vũ Khoan về việc''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới''?
''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ....
MỌI NGƯỜI CHO E HỎI NỘI DUNG TRIỂN KHAI ĐỀ TRÊN THÌ CÓ KHÁC VỚI ĐỀ DƯỚI ĐÂY KO? ''

Từ ý kiến dưới đây , anh chị suy nghĩ gì về việc ''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ''

''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ....

1
30 tháng 9 2019

Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

15 tháng 10 2018
MB:
- Nguyễn Khuyến là 1 trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của nước ta, nổi tiếng bởi chùm thơ thu trong đó có bài Thu điếu
-Bài thơ nhắc đén chuyện câu cá nhưng thực chất là để nói lên vẻ đẹp của mùa thu(Cảnh thu và tình thu)
2 TB Triển khai theo các ý lớn sau
- Cảnh thu :
+ Không gian: ao, cảnh sắc mùa thu đồng bằng bắc bộ xuất phát từ điểm nhìn và cách cảm nhận của tác giả.
+ Đường nét, màu sắc, mặt nước, bầu trời, ngõ trúc, chiếc thuyền câu,........
+Khung cảnh mùa thu đẹp tĩnh lặng và đượm buồn. Những chuyển động nhẹ của sóng, của lá rơi, của cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của không gian
-Tình thu:
+ Vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh thu thấm vào tâm hồn nhà thơ, được cảm nhận bởi tấm lòng gắn bó thiết tha với làng quê, xóm mạc của tác giả
+Tâm trạng cô quạnh, chất chứa nhiều uẩn khúc của nhà thơ trước thực trạng đất nước
3 KB
1 bài thơ hay tuyệt thể hiện được những vẻ đẹp đặc sắc của mùa thu VN, tấm lòng yêu quê hương đất nước, ngôn nguex và cảm xúc của nhà thơ bậc thầy
Nhớ trong khi bình chú ý đén nghệ thuật bạn nhé!Thêm 1 số dẫn chứng như lời nhận xét của Xuân Diệu về bài thơ.Chúc bạn thành công.
26 tháng 9 2020

Thương vợ là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Trần Tế Xương. Vì sức khỏe yếu nên mọi trọng trách trong gia đình đã đè nặng lên đôi vai của người vợ tần tảo. Bài thơ đã đem lại nhiều cảm xúc và có ý nghĩa Văn học cao. Nó phác thảo lên những khó nhọc mà con người xưa kia phải chịu đựng và cố gắng.

“Quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như :

“Con cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Trong câu thơ thứ ba tác giả đã đảo ngược từ lặn lội đứng trước danh từ chủ thể thân cò kết hợp với cụm từ quãng vắng, ngoài ra có thể để ý ta sẽ thấy một sự đối lập ở hai câu ba và bốn giữa 'lặn lội' và 'eo sèo'; 'khi quãng vắng' - 'buổi đò đông' cho thấy nỗi vất vả một mình của bà Tú vừa phải gánh vác công việc để kiếm tiền đảm bảo một cuộc sống vừa đủ lại vừa phải lo toan việc gia đình.. Còn bà Tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gia đình nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, không một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dừờng như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm nh gì có thể nuôi sống gđ trong đó có ng chồng bất tài.Câu thơ này nhà thơ khéo léo mựon hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi.

Với một không gian chật hẹp, người mua kẻ bán đông đúc, bà Tú phải vất vả lắm, tất bật ngược xuôi lắm mới may ra Nuôi đủ năm con với một chồng. Nỗi vất vả ấy, sự tất bất ấy tăng lên gấp bội khi phải kéo dài quanh năm, hết ngày lại ngày, hết năm lại năm. Sự đối lập - liên kết giữa mom sông - Quanh năm liên hội ngũ nghĩa với Eo sèo mặt nước buổi đò đông và Năm nắng mười mưa càng cho thấy rõ hơn nỗi vất vả, lam lũ cực nhọc mà bà Tú phải chịu đựng, nếm trải, đồng thời nói lên sự đảm đang, tháo vát lo toan của bà. Ông càng trở nên thương vợ cho người vợ của mình

Có hiểu được sâu sắc cái cảnh quanh năm buôn bán ở mom sông của vợ, có thực sự cảm thông và yêu thương vợ, nhà thơ mới có thể tạo nên những câu thơ đầy ân tình với những chữ nghĩa bình dị nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc như vậy.

Ngoài nội dung trên, bài thơ Thương vợ còn có một nội dung khác. Đó là nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ cảm thấy mình bất lực, vô tích sự, đã không đỡ đần được gì cho vợ mà bản thân lại còn trở thành một phần gánh nặng đối với vợ.Nội dung này ẩn sau cách thể hiện nội dung thứ nhất và hội tụ lại ở một từ với. Cũng như từ và, từ cùng, từ với về từ loại chỉ là từ quan hệ, dùng để nối các từ, các ngữ với nhau. Khả năng biểu đạt nghĩa của chúng hết sức thấp. Sắc thái tu từ của chúng càng thấp. Bởi vậy, thơ ca rất kị các từ quan hệ. Nhưng từ với trong bài thơ Thương vợ có một vị trí đặc biệt, có khả năng biểu đạt to lớn. Quả vậy, trong khi và, cùng nối kết các từ ngữ có quan hệ ngang hàng, đồng đẳng, tạo nên giá trị thiên về liệt kê số lượng, thì với nỗi kết các từ ngữ có quan hệ không ngang hàng, không đồng đẳng với nhau, nên nó mang nghĩa cộng thêm vào, gia tăng về lượng.

Theo đó, câu thơ” Nuôi đủ năm con với một chồng Trong cảm nhận của nhà thơ và của chúng ta là: Nuôi đủ năm con đối với bà Tú đã là một gánh nặng rồi và bây giờ lại thêm một chồng, thì cái gánh nặng biết bao nhiêu, và chắc chắn đôi vai gầy của bà Tú phải vất vả, cực nhọc nhiều lắm mới kham nổi. Thế là, chỉ bằng một từ với, nhà thơ cũng đồng thời nói rõ hơn, cụ thể hơn những vất vả, lo toan của bà Tú với gia đình, chồng con, và bộc lộ nỗi chua chát, bất lực của mình khi phải để cho vợ một mình gánh vác việc nhà, lo toan mọi bề. Qua đó, nhà thơ cảm thấy mình có lỗi với gia đình, trước hết với bà Tú. Âu chi, đó cũng là một cách nhà thơ ngầm “thú lỗi” với người vợ nhân hậu của mình.

Có đặt tình cảm và thái độ ấy vào hoàn cảnh lịch sử xã hội của nhà thơ - cái xã hội mà người phụ nữ, người vợ bị coi thường, bị chi phối bởi đạo lí tam tòng tứ đức, bởi lề giáo phong kiến nặng nề - mới thấy hết sự ân tình, đằm thắm của nhà thơ đối với vợ, mới thấy được sự hàm ơn của nhà thơ đối với bà Tú - một điều hiếm thấy trong thơ ca cổ. Khả năng biểu đạt của ngôn từ trong bài thơ Thương vợ là ở đấy. Giá trị của bài thơ cũng ở đấy.

Bài thơ có ý nghĩa rất to lớn, với giọng thơ đầy cảm xúc và trìu mến đã nói lên tâm trạng của tác giả về người vợ của mình và những khó nhọc mà gia đình đã phải trải qua

26 tháng 9 2020
1. Cảm nhận hai câu đề:

Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.

1. Cảm nhận hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.
Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.

Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.

3. Cảm nhận hai câu luận:

Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.
Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.

4. Cảm nhận hai câu kết:

Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.

Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.

11 tháng 5 2020

1. Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say:

a. Đoạn 1:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

- Điệp cấu trúc “Tôi muốn…cho…” -> nhấn mạnh khao khát (“tắt nắng”- giữ màu cho cuộc sống, “buộc gió”- giữ hương cho đời) -> khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.

- Điệp từ “đừng” -> cầu xin khẩn thiết, cầu xin tạo hóa dừng lại những khả năng vô biên để cuộc sống mãi mãi tươi đẹp như hiện tại.

b. Đoạn 2:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đòng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:

- Biện pháp điệp cấu trúc “Của…này đây…”, “này đây…của…” (kết hợp đảo vị trí) và biện pháp liệt kê -> phơi bày những vẻ đẹp không kể xiết của cõi trần gian

- Căng mở các giác quan, cảm nhận được vẻ đẹp toàn vị, cả hương vị và thanh sắc của cuộc đời: có vị ngọt; hương thơm, màu sắc; dáng hình uyển chuyển; âm thanh tình tứ; ánh sáng rực rỡ, giàu sức sống,…

-> Mỗi ngày như một bữa tiệc thịnh soạn được bày ra, mời gọi, mang niềm vui đến cho mọi nhà.

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quanh chúng ta đẹp vô cùng. Xuân Diệu tìm vẻ đẹp của cuộc đời không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần gian, ngay bên cạnh mình.

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân tình yêu:

- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, khu vườn hạnh phúc. Trong khu vườn ấy có:

+ Cặp đôi “ong” – “bướm” trong “tuần tháng mật” yêu đương hạnh phúc.

+ “Hoa” trong “đồng nội”

+ “Lá” trên “cành tơ”

+ “Yến anh”

+ Gương mặt của người đẹp.

=> Từ thi nhân trước khu vườn mùa xuân trần thế đã biến thành người tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu.

- Khái quát lại “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Hình ảnh so sánh lạ (phép tương giao, cảm quan tương ứng học theo thơ phương Tây: cho rằng vạn vật trên thế giới đều liên quan đến nhau). Nếu “tháng giêng” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của mùa xuân thì “cặp môi gần” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của tuổi trẻ.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng” là khái niệm vô hình, trừu tượng -> “ngon như cặp môi gần” : hữu hình cụ thể, có thể cảm nhận bằng vị giác => cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Con người mới là chuẩn điểm của cái đẹp.

* Cảm xúc và suy tư của Xuân Diệu:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

- Dấu chấm giữa dòng -> ngắt đôi câu thơ, diễn tả hai cảm xúc: “sung sướng” (vì được tận hưởng vẻ đẹp không kể hết, không tả xiết của cuộc đời), “vội vàng” (vì nhận thức được sự chảy trôi của thời gian)

- Câu thơ như bản lề khép mở, khép lại đoạn trên và mở ra đoạn dưới, mở ra sự suy tư, tâm thế vội vàng ở đoạn sau.

2. Quan niệm mới về thời gian:

- Cũ: quan niệm thời gian tuần hoàn, thời gian trôi đi rồi lại quay trở lại.

- Mới: Quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

* 2 câu đầu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

- Nhịp ngắt: 3/2/3 -> diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian.

- Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa “nghĩa là” -> muốn nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian.

- Cặp từ đối lập: “đương tới” >< “đương qua”; “còn non” >< “sẽ già” -> diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian => nhấn mạnh dòng thời gian tuyến tính một đi không trở lại.

* 7 câu tiếp:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trơi đất những chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

- Kiểu câu định nghĩa -> nhấn mạnh quy luật: “Xuân hết” – “tôi cũng mất” -> sư tuyến tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân.

- Dựng lên những cặp đối lập:“lượng trời chật” >< “lòng tôi rộng”, “xuân tuần hoàn” >< “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” >< “chẳng còn tôi mãi” -> sự vô hạn của trời đất >< sự hữu hạn của cuộc đời.

- Có sự hữu hạn trong sự vô hạn ấy là do “lượng trời chật”.

+ Lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi người.

+ Lấy đi cuộc đời của mỗi người.

-> Cảm xúc “bâng khuâng”, “tiếc”: vì yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

* 7 câu cuối:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”

- Biện pháp chuyển đổi cảm giác -> khái niệm tháng năm vốn vô hình, trừu tượng trở thành hữu hình: có mùi vị đau xót của chia ly, có hình dáng của một vết thương tâm hồn rớm máu.

- Lí do: Khắp sông núi - than thầm tiễn biệt, thì thào trong lá biếc, đang rộn ràng -> đứt tiếng reo thi…

- Cảm xúc: “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa” -> nuối tiếc.

3. Giải pháp tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi.”

- Thay đổi đại từ “tôi” -> “ta”.

- Dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến. -> muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan.

- Các bổ ngữ -> bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, tràn trề vô cùng.

- Liên từ “và”, “cho” … được lặp lại -> nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời.

- Một loạt tính từ và cũng là từ láy: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” -> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng.

- Khép lại bằng mong muốn:

+ Lời gọi: “hỡi xuân hồng” -> mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “xuân” -> “xuân hồng” -> “muốn cắn” -> mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.