K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

1. Phân tích cấu tạo và điểm tiến hóa của cột sống người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân( Câu này hồi nảy mình trả lời rồi ở câu hỏi trước).

2. Chứng minh tay người là sản phẩm của quá trình lao động ?

-Khác với động vật, tay người đã thoát khỏi chức năng vận chuyển mà chủ yếu tham gia các hoạt động lao động. Thông qua lao động, tay người phải thường xuyên cầm nắm và cử động phức tạp ở các xương tay làm cho tay thường xuyên được rèn luyện => Từ đó, tay người ngày càng hoàn thiện hơn, thích nghi cao độ với khả năng lao động. Vì vậy tay người được xem là sản phẩm của quá trình lao động.

3. Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm , không chắc chắn.

-Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã. Càng về già, xương càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi.Ở người già, chất lượng xương giảm nên xương giòn, dễ gẫy và khi gẫy rất lâu liền.

4 tháng 12 2017

1.Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc

2."Càng về già, xương của người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gẫy.Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương."

3. Nói ruột non là nơi tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đúng vì ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

4 tháng 12 2017

1

* Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc

2

"Càng về già, xương của
người càng giòn và dễ
gãy do chất collagen và
đạm giảm, vỏ xương
mỏng và thiếu canxi nên
dễ gẫy .Cấu trúc xương
liên quan đến quá trình
tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này
song song tồn tại và
mức độ thì liên quan đến
tuổi. Xu hướng tuổi càng
cao thì quá trình hủy
xương cao hơn nhiều so
với tạo xương."

3

Có vì

Bởi ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1 Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

2 tháng 11 2021

 Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

   - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

   - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

   - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

2 tháng 11 2021

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

   - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

   - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

 

   - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

Tham khảo

20 tháng 3 2018

1. Nêu những điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân ? Ý nghĩa của những điểm khác nhau đó ?

Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt=>Đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn=>Đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

2. Nêu những điểm khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú.

Người Thủ
Tỉ lệ sọ/ mặt Lớn Nhỏ
Lồi cằm ở xương mặt Phát triển Không có
Cột sống Cong ở 4 chỗ, hình chữ S, cột sống đứng Cong hình cung, cột sống ngang
Lồng ngực Phát triển rộng sang hai bên Phát triển theo hướng lưng – bụng
Xương chậu Rộng Hẹp
Xương đùi Phát triển, khỏe Bình thường
Xương bàn chân Hình vòm, xương ngón ngắn Phẳng, xương ngón dài
Xương gót Lớn, phát triển về phía sau Nhỏ


Từ sự khác nhau đó, hãy phân tích đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ?
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
- Cột sống cong ở 4 chổ
- Xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
- Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

Tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

27 tháng 12 2018

2. Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do:

- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi.

- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.

- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.

27 tháng 12 2018

Ở người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương xảy ra rất chậm không chắc chắn.

30 tháng 10 2020

Diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thảng; xương chậu rộng.
+ Cột sống cong ở 4 chỗ, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; lồng ngực rộng về 2 bên.
+ Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận dộng của tay tự do hơn, thuận lợi cho việc cầm nắm. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể dứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt

30 tháng 10 2020

- hộp sọ phát triển

- lồng ngực nở rộng sang 2 bên

-cột sống cong ở 4 chỗ

- xg chậu nở, xg đùi lớn

-cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển

-bàn chân hình vòm, xg gót chân phát triển

- chi tên có các khớp linh hoạt, ngón cái dối diện vs các ngón còn lại

-cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển

chắc luôn nha. mk hỏi cô rồi =))

21 tháng 3 2018

1.

  1. Trong thành phần hóa học của xương được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau:
  • Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axít clohiđric (HC1) 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương —» đó là do phản ứng giữa HC1 với chất vô cơ (CaCƠ3) tạo ra khí CƠ2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ.
  • Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khỏi bay lên (có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -» Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy giòn và bở ra (chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào côc đựng HC1 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ.

—> Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo.

21 tháng 3 2018

5.

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

27 tháng 10 2018

1/ nguyên nhân của sự mỏi cơ
- lượng oxi cung cấp cho cơ thể thiếu
- năng lượng cung cấp ít
- sản phẩm tạo ra axit lactic -> đầu độc cơ mỏi
biện pháp:
- hít thở sâu, xoa bóp cơ
- cần có thời gian lao động học tập nghỉ ngơi hợp lí, luyện tập thể dục thể thao
2/ khi bị thương, đứt mạch máu -> máu chảy 1 lúc rồi ngưng lại nhờ 1 khối máu bịt kín vết thương
qui tắc: máu được truyền phải phù hợp với nhóm máu người nhận để trách bị tai biến, máu được truyền không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh
3/ vì tim có thời gian nghỉ ngơi là 0.4s nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi
4/ khi gặp người bị gãy xương tay hay chân ta cần nên sơ cứu và băng bó vết thương cố địng lại

1 tháng 11 2021

           tham khảo

          BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ CÁCH SƠ CỨU

Tên bài: Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay.

Nhóm 1: gồm 2 thành viên là: Khánh Chi, Phương Anh.

I. Mục đích:

- Giúp biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Từ nguyên nhân gãy xương

-> biết cách bảo vệ xương.

II. Chuẩn bị:

- 3 cuộn băng y tế.

- 3 băng gạc y tế.

- 1 cái nẹp. - kéo cắt.

III. Các bước tiến hành:

B1: Để nạn nhân nằm yên hoặc ngồi yên đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.

B2: Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy, lót giữa hai đầu nẹp là băng gạc đồng thời buộc cố định.

B3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay quấn như vậy hai vòng.

 

-Băng bó cố định:

 

+ Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

 

+ Băng cần quấn chặt.

+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

23 tháng 9 2019

Người già dễ gãy xương và khi gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn là vì :

- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành , đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn , xốp và dễ bị gãy khi có va chạm .

- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn .