K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2017

- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

    + Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.

    + Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.

    + Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.

- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.

→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…

- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….

29 tháng 4 2018

Lời giải:

Thiếu tiroxin ở trẻ em dẫn đến: thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, ngừng lớn, chịu lạnh kém

Đáp án cần chọn A

16 tháng 12 2021

C

16 tháng 12 2021

C

Tham khảo:

Hormon T3 và T4 có nhiệm vụ chính  kích thích tăng trưởng của các tế bào trong não. Việc thiếu hụt iốt sẽ khiến cơ thể không tổng hợp được T3 và T4. Từ đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển não của bé trong những năm đầu đời.

8 tháng 5 2022

tham khảo-------Hormon T3 và T4 có nhiệm vụ chính  kích thích tăng trưởng của các tế bào trong não. Việc thiếu hụt iốt sẽ khiến cơ thể không tổng hợp được T3 và T4. Từ đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển não của bé trong những năm đầu đời.

24 tháng 5 2018

Đáp án B

(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng. à đúng, do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.

(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn. à sai, răng hàm có gờ cứng để nghiền cỏ.

(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose. à sai, dạ múi khí đóng vai trò như dạ dày thật.

(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. à đúng

18 tháng 9 2018

- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.

- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:

    + Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thep. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

    + Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.

- Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để 

30 tháng 4 2023

I. 

Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.

II. Cơ quan sinh sản chưa phân hoá → phân hoá. Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính. Tự thụ tinh → thụ tinh chéo.

III. 

Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm. Sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu cá thế mới.


 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.

Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.