K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2017

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm 1998

b) Tính lượng dầu mỏ chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm 1998

c) Nhận xét

Trong các quốc gia châu Á đề cập ở bảng trên (năm 1998):

- A-rập Xê-út có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn nhất, tiếp đến là Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Trung Quốc và thấp nhất là Nhật Bản.

- Nhật Bản có sản lượng dầu mỏ tiêu dùng nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, A-rập Xê-út, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét.

- Trung Quốc, Ấn Độ có sản lượng dầu mỏ khai thác ít hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nhất là Nhật Bản, đã dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ, phải nhập từ nước ngoài.

- A-rập Xê-út, Cô-oét, In-đô-nê-xi-a có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nên có lượng dầu mỏ dư để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là A-rập Xê-Út.

c) Nhận xét

Trong các quốc gia châu Á đề cập ở bảng trên (năm 1998):

- A-rập Xê-út có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn nhất, tiếp đến là Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Trung Quốc và thấp nhất là Nhật Bản.

- Nhật Bản có sản lượng dầu mỏ tiêu dùng nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, A-rập Xê-út, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét.

- Trung Quốc, Ấn Độ có sản lượng dầu mỏ khai thác ít hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nhất là Nhật Bản, đã dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ, phải nhập từ nước ngoài.

- A-rập Xê-út, Cô-oét, In-đô-nê-xi-a có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nên có lượng dầu mỏ dư để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là A-rập Xê-Út.

30 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010

 + Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 204306 111378 = 1 , 35   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Cơ cấu:

+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào (dẫn chứng).

+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a (dẫn chứng).

- Sự chuyển dịch cơ cấu:

Giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin giảm (dẫn chứng).

29 tháng 10 2018

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).

- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.

- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.

* Giải thích

- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.

- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.

20 tháng 12 2021

B.     

Ả-rập Xê-út, Cô-oet

hầu hết các nước của châu lục.

22 tháng 11 2021

A

A

 

22 tháng 11 2021

23-A

24-D

29 tháng 9 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003

b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực:

c) Nhận xét:

- Sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ giữa các khu vực trên thế giới không đều.

- Sản lượng dầu khai thác nhiều nhất ở Tây Nam Á, thứ 2 là Đông Âu, thứ 3 là Bắc Mĩ, thứ 4 là Đông Á,... thấp nhất là Tây Âu. Chênh lệch giữa khu vực có sản lượng khai thác cao nhất và thấp nhất là 132,5 lần.

- Sản lượng dầu tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Mĩ, thứ 2 là Đông Á, thứ 3 là Tây Âu, thứ 4 là Tây Nam Á,… thấp nhất là Trung Á. Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ cao nhất và thấp nhất là 44,2 lần.

- Các khu vực Tây Nam Á và Đông Âu: xuất khẩu nhiều dầu mỏ.

- Các khu vực Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Á: nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

* Khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á là rất lớn (15.239,4 nghìn thùng/ngày).

d) Khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới vì đây là nơi có:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu khí.

- Vị trí địa - chính trị quan trọng.

- Sự tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử, các tôn giáo với các tín ngưỡng khác nhau và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo,...

21 tháng 10 2017

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 )

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 635197 479977 = 1 , 15   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Trong cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Ấn Độ, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa của một số quốc gia châu Á có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa, Ấn Độ, các nước khác giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma tăng (dẫn chứng).