K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

1) Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính

2) Vẽ vòng đời của sán lá gan và nêu cách phòng bệnh của sán lá gan.

Kết quả hình ảnh cho vẽ vòng đời của sán lá gan

- Biện pháp phòng tránh sán lá gan là:

+ không ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cua cá nấu chưa chín

+ Vệ sinh môi trường

+ Vệ sinh trong ăn uống và cá nhân

3) Vẽ vòng đời của giun đũa. Tại sao y học khuyên mỗi người phải tẩy giun?

Kết quả hình ảnh cho 3) Vẽ vòng đời của giun đũa.

Vì tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa rất nhiều nhất là trẻ em nước ta (>90%). Giun đũa ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người còn sinh ra độc tố và gây tắc ruột, tắc ống mật nên cần tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm.

4) Vì sao ví giun đất như một lưỡi cày cho nền nông nghiệp?

Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

5) Cơ quan mới xuất hiện của giun đất là gì? Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng chảy ra đó là gì? Tại sao có màu đỏ?

- Xuất hiện hệ tuần hoàn kín

- Mưa nhiều giun chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể chúng , khiến giun đất ngạt thở -> Giun đất hô hấp bằng da

-Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ. -Chất lỏng chảy ra như bạn thấy là máu, do trong máu giun đất có huyết sắc tố nên bạn thấy có máu có màu đỏ.

29 tháng 10 2018

kcj

24 tháng 10 2018

1.

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là:

+Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào

+Cơ quan dinh dưỡng

+Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng

+Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

24 tháng 10 2018

2.

Vì giun đất khi mà đào lỗ chui xuống đất thì vô tình đất ở chỗ ấy được giun đào bới rất tơi và xốp, rất tốt cho việc trồng cây vì có tính năng làm cho đất tơi xốp nên được ví như cái cày

25 tháng 11 2018

mik bt nhưng chỉ mất thời gian thôi hiha

29 tháng 11 2018

batngo

25 tháng 10 2019

Cơ thể dài gồm nhiều đốt, xung quanh mỗi đốt có các vong tơ.

Phần đầu có lỗ miệng, đai sinh dục, trên có lỗ sinh dục cái.

Phần đuôi có hậu môn.

Nhờ sự chun giãn của cơ thể kết hợp với các vong tơ mà giun đất di chuyển được.

Khi cuốc đất, cuốc trung vào giun đất thì ta thấy con chất màu đỏ chảy ra đó là máu giun. Vì giun đất đã phát triển cấu tao cơ thể tuần hoàn máu.

Mỗi khi trời mưa lớn, Nước mưa ngập trong đất giun không thở được nên chui ra trên đất để dễ thở.

Giun đất đã có hệ thần kinh phát triển hơn giun đua.

Chúc bạn học có hiệu quả!

4 tháng 10 2017

- Dựa vào hình 15.5 (SGK-54), so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất.

Trả lời:Cơ quan bắt đầu xuất hiện của giun đất là hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.

- Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau ở giun đất :

+ Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui trên mặt đất ?

+ Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ ?

Trả lời:a) Vì giun đất hô hấp qua da, mà mưa nhiều làm giun đất thiếu ôxy nên giun đát chui lên khỏi mặt đất để thở.
b) Đó là máu, nó có màu đỏ vì máu của nó có chứa sắc tố màu đỏ.

(Sỡ dĩ máu của chúng ta và các động vật có xương sống có màu đỏ vì :
Trong máu có chứa chất haemoglobin (có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể). Sắt trong phân tử này làm máu ta có màu đỏ. Máu động mạch có nhiều oxy thì đỏ sáng, máu khử oxy ở tĩnh mạch có màu đỏ sậm và hơi xanh.Và con giun đất cũng không ngoại lệ vì nó là động vật có xương sống)

17 tháng 10 2017

+ Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

+ Vì khi cuốc, lưỡi cuốc cắm vào giun đất, máu chảy ra hòa với chất nhầy ngoài da tạo thành dịch màu đỏ mà bạn thấy đó.

Sán Lá Gan Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều? Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan? Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con...
Đọc tiếp
Sán Lá Gan

Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?

Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan? Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con đường nào? 3: Nêu dặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp" đặt tên cho ngành?
Giun Đũa Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan Câu 2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khóc con người Câu 3: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của nghành giun tròn Câu 1: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là gì? Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
Giun Đất Câu 1: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Câu 2: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? Câu 3: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?




6
31 tháng 10 2017

Sán Lá Gan

Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đặc điếm cấu Lạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mật khác, sán lá gan đe rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tứ vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?
- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Au trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

31 tháng 10 2017

Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp

Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
trả lời:
- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chu qua các con đường nào?
trả lời:
Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
Câu 3: Nêu dặc điếm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp" đặt tên cho ngành

trả lời:
Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:
- Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
- Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun
có đặc điếm chung là cơ thế’ dẹp, đẽ phân biệt với các ngành giun khác.

1.Hãy kể tên các đại diện thuộc ngành động vật mà em đã học. 2.Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang. 3.Hãy nêu vòng đời của giun đũa. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc sán lá gan nhiều, tại sao? 4.Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất? 5.Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh. 6.Vòng...
Đọc tiếp

1.Hãy kể tên các đại diện thuộc ngành động vật mà em đã học.

2.Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

3.Hãy nêu vòng đời của giun đũa. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc sán lá gan nhiều, tại sao?

4.Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất?

5.Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh.

6.Vòng đời của sán lá gan. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

7.Nêu tác hại và biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.

8.So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

9.Nêu đặc điểm chung của giun dẹp.

10.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật.

11.Sự khác nhau giữa giun đũa và sán lá gan.

12.Hãy cho biết đặc điểm chung của ngành giun tròn.

9
16 tháng 10 2017

Câu 2:

*Đặc điểm chung của ngành ruột khoang :

+Đối xứng toả tròn

+Ruột dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.

+Cấu tạo thành cơ thể là 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo.

+Dinh dưỡng : dị dưỡng

+Đều có tế bào gai tự vệ và tấn công.

*Vai trò của ngành ruột khoang:

-Có lợi :

+Cung cấp nguyên liệu làm đồ trang trí, trang sức quý giá : san hô sừng hươu, san hô đen, san hô đỏ.

+Tạo vẻ đẹp cho biển, qua đó phát triển du lịch.

+Cung cấp thực phẩm.

...

-Có hại :

+Gây ngứa cho người : sứa,..

+ Đá ngầm san hô gây cản trở giao thông thủy.

16 tháng 10 2017

Câu 1: Sau mục lục SGK có bạn tự mở ra xem.

Câu 9:

*Đặc điểm của ngành giun dẹp :cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi ,lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn .Một số lớn giun dẹp kí sinh còn có : giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

Các câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết (Những câu hỏi đánh dấu * quan trọng) Câu 1) Động vật và thực vật giống và khác nhau điểm nào? Trình bày đặc điểm chung và vai trò của thực vật. Câu 2)* Trình bày đặc điểm, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị và trùng sốt rét. Câu 3) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của các động vật nguyên sinh. Câu 4)*...
Đọc tiếp

Các câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết (Những câu hỏi đánh dấu * quan trọng)

Câu 1) Động vật và thực vật giống và khác nhau điểm nào? Trình bày đặc điểm chung và vai trò của thực vật.

Câu 2)* Trình bày đặc điểm, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Câu 3) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của các động vật nguyên sinh.

Câu 4)* Nêu ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức. Sự khác nhau giữa san hố và thủy trong sinh vô tính mọc chồi? Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang? Tại sao nói thủy tức thuộc ngành đa bào bậc thấp?

Câu 5)* Trình bày ý nghĩa của sán lá gan, giun đũa, giun đất thích nghi với đời sống của chúng? Vai trò của nghành giun đốt?

Câu 6) Vẽ vòng đời của sán lá gan, giun đũa, giun kim? Nêu các biện pháp phòng bệnh giun sán kí sinh.

Câu 7)* Trình bày cách xử lí và mổ giun đất; cách nhận biết mặt bụng, mặt lưng của giun đất và cho biết khi mổ giun đất nói riêng và các loài động vật không xương sống nói chung phải mổ mặt nào? Vì sao?

1
5 tháng 11 2017

Câu 4)*

- Ý nghĩa của tế bào gai : tế bào gai giúp thủy tức tự vệ, tấn công và bắt mồi, khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi .Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các đại diện thuộc ngành ruột khoang.

- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:

+ Ở thủy tức : khi trưởng thành, chồi con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

+ Ở san hô : khi trưởng thành, chồi con vẫn tiếp tục dính vào cơ thể mẹ để sống thành tập đoàn.

-Đặc điểm chung của ngành ruột khoang :

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Ruột ở dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.

+Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.

+Đều có tế bào gai tự vệ và tấn công

+ Dinh dưỡng : dị dưỡng.

- Vai trò của ngành ruột khoang :

+Có lợi :

.Làm đồ mĩ nghệ đồ trang trí.. ( san hô đỏ, san hô sừng hươu...)

.Phục vụ du lịch : biển san hô,..

....

+ Có hại:

.Gây ngứa cho người ( sứa,..)

.Hoá thạch san hô gây cản trở giao thông đường biển.

- Nói thủy tức thuộc ngành đa bào bậc thấp vì cấu tạo cơ thể còn đơn giản.

1. Trình bày các đặc điễm của trùng roi, tập đoàn trùng roi, so sánh trùng roi với thực vật. 2. Trình bày các đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô 3. Nêu đặc điểm chung của nghành ruột khoang, kể tên các đại diện thường gặp, san hô có lợi hay có hại? Hãy chứng minh. 4. Nêu một số giun đốt, giun tròn. 5. Đặc điểm tiến hóa của giun tròn so với giun dẹp 6. Vì sao trời mưa giun đất phải chui lên mặt...
Đọc tiếp

1. Trình bày các đặc điễm của trùng roi, tập đoàn trùng roi, so sánh trùng roi với thực vật.

2. Trình bày các đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô

3. Nêu đặc điểm chung của nghành ruột khoang, kể tên các đại diện thường gặp, san hô có lợi hay có hại? Hãy chứng minh.

4. Nêu một số giun đốt, giun tròn.

5. Đặc điểm tiến hóa của giun tròn so với giun dẹp

6. Vì sao trời mưa giun đất phải chui lên mặt đất.

7. Cách phòng, trị bệnh gium kim? Nguyrn6 nhân mắc bệnh giun kim? Đặc điểm cấu tạo và tác hại của sán lá gan.

8. so sánh hệ tiêu hóa của giun đũa và sán lá gan.

9. phân biệt giun tròn với giun đốt

10. Đặc điểm giúp giun đũa chui vào ống mật, tác hại và biện háp phòng tránh bệnh sán lá gan.

P/s:Các bạn trả lời được câu nào thì trả lời, mong mọi người giúp đỡ

2
26 tháng 10 2017

Câu 1:

+ Đặc điểm của trùng roi xanh

- Cơ thể là 1 tế bào kích thước hiển vu

- Có hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài

-Di chuyển nhờ roi xoáy vào nước

- Cấu tạo gồm: nhân, chất nguyên sinh có chứa hạt diệp lục, các hạt dự trữ, điểm mắt nằm cạnh gốc roi, ko bào co bóp

- dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng

- Sinh sản: vô tính bằng hình thức phân đôi cơ thể

+ Tập đoàn trùng roi xanh: gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành, nhưng vẫn chỉ là 1 nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập

+ So sánh trùng roi xanh và thực vật

- Giống:

+ đều có cấu tạo từ tế bào

+ đều chứa nhân, chất nguyên sinh và lục lạp

+ Đều có khả năng tự dưỡng

- Khác

Trùng roi xanh Thực vật

- Có khả năng dị dưỡng

- Có ko bào co bóp, có roi

- Ko có khả năng dị dưỡng

- ko có ko bào co bóp và roi

26 tháng 10 2017

Câu 2: đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô

+ Sứa: thích nghi với đời sống bơi lội

- Cơ thể hình dù, có nhiều đặc điểm cấu tạo giống với thủy tức

- Miệng ở dưới có tua miệng

- Di chuyển nhờ co bóp dù

- Ăn động vật nhỏ, bắt mồi nhờ tua miệng

+ Hải quỳ

- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa

- Sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ

+ San hô

- Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con ko tách cơ thể mẹ mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô, có ruột thông với nhau

Câu 3: em xem trong phần ghi nhớ của bài 10 có nha!

Câu 4:

- 1 số giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, giun đỏ, vắt ...

- 1 số giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa ...

Câu 5: Đặc điểm tiến hóa của giun tròn so với giun dẹp

- Cơ thể đã bắt đầu có khoang chính thức

- Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau

Câu 6:

- Trời mưa giun đất phải chui lên mặt đất vì: giun hô hấp qua da, khi trời mưa đất bị ngập úng nước ko có oxi cho giun hô hấp nên giun phải chui lên mặt đất lấy oxi hô hấp

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lí của sán lá gan thích nghi với đời sống? Câu 2: Trình bày vòng đời và cách phòng tránh bệnh sán lá gan? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Câu 3: a) Giun đũa có những đặc điểm cấu tạo nào khác với sán lá gan? b) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Câu 4: Trình bày vòng đời của giun đũa và nêu các biện pháp phòng chống giun đũa...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lí của sán lá gan thích nghi với đời sống?

Câu 2: Trình bày vòng đời và cách phòng tránh bệnh sán lá gan? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Câu 3: a) Giun đũa có những đặc điểm cấu tạo nào khác với sán lá gan?

b) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người?

Câu 4: Trình bày vòng đời của giun đũa và nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Câu 5: Nêu đặc điểm chung và vai trò nghành thân mềm?

Câu 6: a) Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?

b) Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá chép thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước?

Câu 7: a) Tại sao sán lá gan đẻ nhiều trứng?

b) Tại sao trẻ em nước ta thường bị giun sán kí sinh nhiều hơn ở người lớn?

c) Tại sao bác sĩ khuyên chúng ta nên tẩy giun định kì?

([<NHANH NHA HUHU CHẾT MÌNH RÙI HUHU!!!!>])

6
5 tháng 12 2017

1.

+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm + Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. 2. - Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò). -Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán. 3. a) Sán lá gan - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ - Các giác bám phát triển Có hai nhánh ruột,không có hậu môn Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng Giun đũa - Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn) - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn - Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống b)Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
5 tháng 12 2017

1.

+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm + Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.