K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2020

Người đó là nữ, bị bệnh Tớc-nơ. 

23 tháng 12 2020

Ai giúp mình vớiiii huhu

13 tháng 1 2022

a) Cặp vợ chồng là bố mẹ người đàn ông số 1 đều bị bệnh nhưng sinh ra con có người bệnh, người không bênh => Bệnh do gen trội quy định

b) Vì cặp vợ chồng là bố mẹ của người phụ nữ số 2 có chồng bệnh, vợ bình thường mà con trai lại bình thường giống bố => Sự di truyền bệnh này không liên quan đến NST giới tính.

c) Người II.1 có KG: (1/3AA:2/3Aa)

Người II.2 có KG: aa

Sơ đồ lai:

II. 1 x II.2 : (1/3AA:2/3Aa) x aa

G: (2/3A:1/3a) x a

=> Xác suất cặp vợ chồng II.1 và II.2 sinh ra  1 đứa con bình thường là: 1/3 x 1= 1/3

13 tháng 1 2022

b lm giùm mik bài t2 từ trên xuống trong cá nhân mik đi

 

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtit trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại

 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G . 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .

 

29 tháng 11 2021

b)

*Mối quan hệ gen và mARN, mARN và protein

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN phụ thuộc vào trình tự của  các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN

- Trình tự sắp xếp các axit amin trong protein phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ADN: Là cơ sở cho nhiễm sắc thể tự nhân đôi; đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ARN: Giúp truyền đạt thông tin về cấu trúc protein cần tổng hợp từ nhân ra tế bào chất

 

25 tháng 11 2021

Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

 
25 tháng 11 2021

B

Câu 24:  Chức năng của NST giới tính là:A. điều khiển tổng hợp prôtêin cho tế bào.B. nuôi dưỡng cơ thể.C. xác định giới tính.D. quy định tính trạng thường trên cơ thể.Câu 25: Gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?A. mARN.B. tARN.C. rARN.D. ARN.Câu 26: Đường kính ADN và chiều dài  mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt là:A. 20 Å và 34 Å.B. 34 Å và 10 Å.C. 3,4 Å và 34 Å.D. 3,4 Å và 10 Å.Câu 27: Đơn phân...
Đọc tiếp

Câu 24:  Chức năng của NST giới tính là:

A. điều khiển tổng hợp prôtêin cho tế bào.

B. nuôi dưỡng cơ thể.

C. xác định giới tính.

D. quy định tính trạng thường trên cơ thể.

Câu 25: Gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?

A. mARN.

B. tARN.

C. rARN.

D. ARN.

Câu 26: Đường kính ADN và chiều dài  mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt là:

A. 20 Å và 34 Å.

B. 34 Å và 10 Å.

C. 3,4 Å và 34 Å.

D. 3,4 Å và 10 Å.

Câu 27: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là:

A. glucôzơ.

B. axit amin.

C. nuclêôtit.

D. lipit.

 Câu 28: Tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây qui định?

A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

B. Số lượng các nuclêôtit.

C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotid trong phân tử ADN.

D. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử ADN.

Câu 29: Chức năng của tARN là:

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm.

B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein.

C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào.

Câu 30: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?

A. ADN → ARN → prôtêin → tính trạng.

B. Gen → mARN → prôtêin → tính trạng.

C. Gen → mARN → tính trạng.

D. Gen → prôtêin → tính trạng.

6
6 tháng 12 2021

24. NST giới tính mang gen quy định tính trạng giới tính và gen quy định tính trạng thường

25A

26A

27C

28C

29B

30B

 

6 tháng 12 2021

Câu 24

C. xác định giới tính.

Câu 25

A. mARN.

Câu 26

A. 20 Å và 34 Å.

12 tháng 12 2021

Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

giải thích: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (ADN) quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

12 tháng 12 2021

tham khảo:
undefined

Câu 1: Nêu những đặc điểm của ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật. Những cơ chế nào giúp duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh sản hữu tính? Câu 2: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên ,hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn ( thường trên 100 ) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN ,nhưng lại...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu những đặc điểm của ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật. Những cơ chế nào giúp duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh sản hữu tính?

Câu 2: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên ,hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn ( thường trên 100 ) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN ,nhưng lại chỉ có một bản sao duy nhất của các gen mã hóa cho các prôtêin ribôxôm. Giải thích vì sao số bản sao của hai nhóm gen trên khác nhau như vậy?

Câu 3:Vì sao mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa đủ bộ gen như trong hợp tử, nhưng những tế bào trong các laoij mô và cơ quan lại khác nhau về hình thái, cấu tạo và thực hiện các chức năng khác nhau? VD : trong cùng một cơ thể, các tế bào của tim,gan,phổi ... có số lượng gen như nhau nhưng tim,gan,phổi ... lại biểu hiện kiểu hình khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 4:Giả sử, bằng kĩ thuật di truyền người ta tạo ra được 2 phân tử prôtêin đơn phân ( mỗi phân tử được cấu tạo từ một chuỗi polypeptide ) có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng lại ngược chiều nhau. Hai phân tử prôtêin này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không?Tại sao?

Câu 5: Phân biệt ADN mạch đơn với ADN mạch kép và ARN mạch đơn với ARN mạch kép

Câu 6: Làm thế nào người ta có thể phân biệt được một bệnh đơn gen nào đó là do đột biến gây nên với hội chứng bệnh do đột biến dị bội thể ở người gây nên?

Câu 7: Sự di truyền của một gen lặn nằm trên NST thường giống và khác với một gen lặn nằm trên NST giới tính X như thế nào? Trong trường hợp nào em có thể khẳng định chắc chắn gen lặn đó nằm trên NST giới tính.

1
26 tháng 6 2020

Câu 1:

* Các đặc điêm đặc trưng của ADN cho mỗi loài sinh vật gồm: số lượng nucleotit – thành phần các loại nucleotit như tỉ số (A + T)/ (G + X) và trình tự sắp xêp của các nucleotit trên ADN.

* Các cơ chế duy trì đặc điểm đặc trưng của ADN.

- Ở các loài sinh sản hữu tính gồm cơ chế tự nhân đôi của ADN trong nguyên phân , sự phân bào giảm nhiễm làm ADN trong giao tử giảm một nửa, Các cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Ở các loài sinh sản vô tính là quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 2:

Sự khác biệt về số bản sao của 2 nhóm gen là do:

- Sản phẩm cuối cùng của các gen rARN là một phân tử rARN. Vì vậy, hệ gen sẽ cần nhiều bản sao để cùng lúc có thể tổng hợp được nhiều phân tử rARN.

- Ngược lại, các prôtêin ribôxôm là sản phẩm của quá trình dịch mã trên mARN có thể được tổng hợp nhiều lần (lặp đi lặp lại) trên cùng một phân tử mARN để tạo ra nhiều phân tử prôtêin ribôxôm cần thiết để tổng hợp ribôxôm.

27 tháng 6 2020

cảm ơn nhiều, bạn có thể trả lời hộ mình nốt mấy câu hỏi còn lại được không? Mình đã đi hỏi nhiều người nhưng không ai trả lời được

23 tháng 12 2020

Câu 1:

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Giải bài 2 trang 41 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

    (A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST giới tính nam).

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính là:

+ Tác động bằng hoocmon

+ Điều kiện nhiệt độ

+ Thời điểm rụng trứng.

- Ý nghĩa:

Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hường tới sự phân hoá giới tính, người ta có thê chủ động điểu chinh ti lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Ví dụ : tạo ra toàn tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái), nhiều bê đực đề nuôi lấy thịt, Iihiều bê cái đế nuôi lấy sữa.

 

23 tháng 12 2020

Câu 2

So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật:

Giống nhau:

- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần

- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.

Khác nhau:

- Sự phát sinh giao tử đực được tạo ra từ tế bào sinh tinh trong tinh hoàn.

- Sự phát sinh giao tử cái đươc tạo ra từ tế bào trứng trong buồng trứng.

- Kích thước:

+ Sự phát sinh giao tử đực: nhỏ

+ Sự phát sinh giao tử cái: lớn

- Thời gian sống:

+ Sự phát sinh giao tử đực: ngắn

+ Sự phát sinh giao tử cái: dài

- Giảm phân I:

+ sự phát sinh gtử đực: tinh bào bậc1 qua gp I cho 2 tinh bào bậc 2

+ sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc một qua gp I cho thể cực nhất có kích thuớc nhỏ và noãn bào bậc 2 có kthước lớn

- Giảm phân II:

+ Sự phát sinh gtử đực:1 tinh bào bậc 2 qua gp II cho 2 tinh tử các tinh tử phát triển thành tinh trùng.

+ Sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc 2 qua gp II cho 1 thể cực thứ hai có kích thuớc bé và 1 tế bào có kích thước lớn

- Kết quả:

+ Sự phát sinh gtử đực: từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng các tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh

+ Sự phát sinh gtử cái: từ một noãn bào bậc1 qua gp cho 2 thể cực và 1 tế bào trúng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.