K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2.0 điểm) Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.”. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau:   ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.”. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên. 

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau:

     [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].

     Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước.

     Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:

     - Con đã về đấy ư?

     - Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? - Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.

     - Bà ở đây một mình thôi à?

     Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:

     - Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.

     - Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không? - Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.

     - Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.

     Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:

     - Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy. - Bà cụ yên lặng một lát.

     - Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.

     Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người.

     Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:

     - Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?

     Tâm nhìn ra ngoài đáp:

     - Như thường rồi. Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:

     - Ở làng có việc gì lạ không? - Bà cụ trả lời:

     - Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. […]

     Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy.

     Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:

     - Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.

     - Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm. - Tâm lại an ủi:

     - Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.

     Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:

     - Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho. - Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt.

     Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. […] Ra đến ngoài Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho là đã làm xong bổn phận.

                            (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27.)

* Chú thích:

- Nhà văn Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam.

- Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đèn và trăng     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đèn và trăng

     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.

     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách đặt ra cho mỗi bên một câu hỏi. Hỏi để được trả lời. Và có thể không trả lời cũng vẫn phải ngẫm nghĩ về câu hỏi ấy, rồi tự rút ra kết luận... Cái khéo của câu ca dao có kịch tính và triết lí chính ở chỗ này.

        Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
   Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?
       Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
  Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?

     Thế là ai cũng giỏi và ai cũng có những mặt kém. Chuyện trăng và đèn, cũng là chuyện con người thôi! Các cụ ngày xưa cũng dạy: Không ai vẹn mười cả (nhân vô thập toàn). Hiện đại hay cổ xưa, ở nơi này hay nơi khác, nhìn nhận và đánh giá con người, luôn là khó khăn. Nhìn nhận, quan trọng nhất là sắc sảo. Đánh giá, cần thiết là sự bao dung, có tình có lí. Chúng ta đều biết câu tục ngữ: "Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn.". Hình ảnh rõ và quá gần gũi. Triết lí thì sâu sắc. Ngay ngón tay trên bàn tay một con người còn rất khác nhau, nữa là con người trong xã hội. Xoè bàn tay nhìn, ta đã có một lời khuyên đầy nhân hậu, bao dung và cụ thể. Tuy nhiên, đôi với câu chuyện đèn và trăng thì sự gợi mở cho những suy nghĩ về bản thân là sâu sắc hơn cả. Sự tự nhìn nhận và đánh giá mình là yêu cầu thường xuyên, nhưng cũng là khó khăn nhất. Nếu bạn là trăng thì đâu là các loại mây có thể che mờ ánh sáng? Nếu là đèn (Ta nghĩ lại, cái đèn ở trong câu này là thứ đèn rất cổ. Có thể chỉ là một đĩa dầu - dầu lạc, dầu vừng,... với một sợi bấc đặt trong đĩa. Như câu này trong Kiều: "Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao".) thì gió sẽ tự phía nào? Tránh gió chăng, hay che chắn cách nào?

      Suy rộng ra, chuyện đèn và trăng chính là việc cần biết người, biết mình; mà quan trọng hơn là biết mình. Biết mình để làm gì? Chủ yếu để sửa mình. Đó là con đường chắc chắn nhất để phát triển, dù là một cá nhân, hay một nhóm, hay cả cộng đồng. Không tự biết mình, biết sai mà không sửa, đó chắc chắn là mầm sống của lụi tàn, thua kém, diệt vong,...

(Theo Phạm Đức, qdnd.vn, 28-2-2008)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.

Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho vấn đề, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào?

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

0
17 tháng 12 2024

Đây là các động tác cơ bản của vận động trong chiến đấu.

9 tháng 5 2024

Kết quả học tập được xét theo cả năm học. Nếu cả năm em là học sinh giỏi thì em vẫn được giấy khen. 

9 tháng 5 2024

Có được bạn nhé! Nếu bạn là hsg thì việc được giấy khen là đương nhiên rồi ạ!

4 tháng 7 2023

Ba thằng Mỹ đen tức là một người bố gốc Mỹ da đen

Ba thằng Mỹ trắng tức là một người bố gốc Mỹ da trắng

Tổng cộng là có hai ông bố cùng gốc Mỹ chỉ khác màu da đang trên thuyền, mà thuyền chở được tối đa hai người, trên thuyền hiện tại có hai người nên đương nhiên thuyền không chìm em nhé

Ba thằng Mỹ đen có nghĩa là người bố da đen gốc Mỹ

Ba thằng Mỹ trắng có nghĩa là người bố da trắng gốc Mỹ

Câu nói trên chỉ hai người bố gốc Mỹ mang 2 màu da khác nhau đang ngồi trên thuyền. Nên số người ngồi trên thuyền là 2 người. Mà thuyền tối đa chở 2 người nên thuyền không bị chìm nhé. Câu nói chỉ là một mẹo nhỏ

28 tháng 6 2023

Em à! Chuyện gì vậy em? Nội dung câu chuyện của em chưa cụ thể, nên không biết em đang gặp phải vấn đề gì 

28 tháng 3 2022

bước 1: lấy đạn ra

bước 2: cho bao đạn vào súng

21 tháng 4 2022

LINH TINH!!!