K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2022

Gọi x là số lần phân đôi (x ∈ N*)

Số lần phân đôi :   \(2^x=\dfrac{5120}{10}=512=2^9\)   \(\Leftrightarrow x=9\)  (TM)

24h phân đôi 1 lần, mà phân đôi 9 lần thì cần :  \(24.9=216\left(h\right)\)

Vậy cần 216 h để phân chia được 5120 cá thể

30 tháng 6 2022

- Chọn đáp án C. Anatase

- Giải thích: Anatase có công thức hoá học là \(TiO_2\) (titani dioxide), không phải là protein, nên anatase không được coi là enzym. (Lipase là enzym phân giải chất béo thành glycerin và các acid béo, amylase là emzym có trong nước bọt để biến tinh bột thành đường, peroxidase là enzym phá vỡ các phân tử \(H_2O_2\) thành \(H_2O\&O_2\). Chúng đều là các protein bậc 3 hoặc bậc 4)

30 tháng 6 2022

Chọn C em nhé!

3 chất còn  lại là các enzym

30 tháng 6 2022

Câu 1: Về mùa đông, người ta thường bôi kem, sáp nẻ là vì:

- Thành phần chính của kem, sáp nẻ là lipid.

- Vì lipid có tính kị nước nên khi bôi sáp nẻ vào da để chống thất thoát nước trên bề mặt da, làm cho da đỡ khô hơn.

Câu 2: Tên của các đoạn peptide là:

a) \(Val-Gly-Ser-Ala:\) Valylglycylserylalanin.

b) \(Thr-Ser-Glu-Val:\)Threonylserylglutamylvalin. 

c) \(Ala-Ser-Glu-Gly:\) Alanylserylglutamylglycin.

d) \(Gln-Tyr-Ala-Leu:\) Glutaminyltyrosylalanyleucin.

 

30 tháng 6 2022

Câu 1:

Thứ nhất vào mùa đông, bởi sự hanh khô của thời tiết da chúng ta dễ bị khô do mất nước kèm theo đó là dấu hiệu của sự nẻ. Chính vì thế chúng ta cần bôi lên những chỗ khô nẻ đó một loại chất (tất nhiên không phải nước rồi vì nó sẽ nhanh khô hơn đó): chính là lipit. Đây cũng là thành phần chính có trong kem, sáp nẻ. Chúng đặc tính kị nước, tránh thoát hơi nước giúp da, môi chúng ta luôn căng bóng, mềm mại và không bị khô nẻ. 

30 tháng 6 2022

\(\ast\) Các loại lipid không tốt: lipid no, steroid, lipid không no dạng trans fat.

\(\ast\) Dầu hydro hoá là loại dầu không no, được ép dưới nhiệt độ và áp suất rất cao, dưới xúc tác là nickel, cho thêm hydro cộng vào các phân tử lipid không no, để biến đổi các liên kết đôi (không no) thành liên kết đơn (no). Dầu hydro hoá dễ bảo quản hơn, nhưng nó không tốt cho sức khoẻ. 

 

29 tháng 6 2022

Câu 1:

\(\ast\) Cấu trúc của ADN:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải.

- Mỗi vòng xoắn có:

+ 10 cặp nucleotide.

+ Dài 34 Å.

+ Đường kính: 20 Å.

- Các loại liên kết: Liên kết phosphodiester, liên kết hydro.

\(\ast\) Chức năng: Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

29 tháng 6 2022

Câu 2:

a) Đây là môi trường tổng hợp vì đã biết các thành phần hoá học và số lượng.

b) Kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng (vì nguồn carbon chủ yếu là \(CO_2\), nguồn năng lượng chủ yếu là ánh sáng).

29 tháng 6 2022

Câu 1 - Các chất ức chế sinh trưởng gồm:

- Các loại rượu (ethanol, isopropanol, phenol,...): Gây biến tính protein, thường dùng làm chất tẩy uế và làm sạch nước.

- Các halogen (fluor, chlor, brom, iod): Gây biến tính protein, làm chất tẩy uế và làm sạch nước.

- Các chất oxy hoá mạnh (ozon, hydro peroxide, nước Javen,...): Gây biến tính protein do bị oxy hoá, dùng làm chất tẩy uế, sát trùng vết thương, làm sạch nước, khử trùng các thiết bị y tế, các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

29 tháng 6 2022

Câu 2 - Virus và viroid:

- Giống nhau: Đều là các tác nhân gây bệnh, đều là các dạng sống chưa có cấu tạo tế bào và kí sinh nội bào bắt buộc.

- Khác nhau:

+ Virus: Cấu tạo gồm 2 thành phần là lõi ADN hoặc ARN và vỏ protein, ngoài ra 1 số loại virus bọc còn có vỏ ngoài.

+ Viroid: Là những phân tử ADN vòng, dạng trần, không có vỏ protein, mạch đơn, gây nhiều bệnh ở thực vật.

⇒ Virus có cấu tạo phức tạp hơn viroid

29 tháng 6 2022

Em đăng bài sang đúng môn Toán nha!

29 tháng 6 2022

C1/ Để xào rau không bị quắt, dai mà vẫn xanh, giòn thì ta nên xào từng ít một, đun to lửa và nhanh, cho thêm một chút dầu ăn để hạn chế sự thoát hơi nước của các tế bào rau.

C2/

Tên bào quan Không bào Lyzoxom
Cấu tạo Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc. Có 1 lớp màng bao bọc, bên trong chứa rất nhiều các enzim thuỷ phân.
Chức năng

- Chưa nước và muối khoáng (Tế bào lông hút)

- Chứa các sắc tố (Tế bào hoa)

- Mang chức năng tiêu hoá (Động vật nguyên sinh)

⇒ Tuỳ từng loại tế bào mà không bào mang chức năng khác nhau.

- Phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các mảnh vỡ tế bào đã bị tổn thương, không còn khả năng phục hồi.

 

30 tháng 6 2022

Câu 2 :

Bạn tham khảo nhé !

* Với không bào

- Bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: các tế bào thực vật thường có không bào lớn chứa chất dự trữ hoặc các chất phế thải hoặc giúp các tế bào hút nước.

* Với lizoxom

- Cấu trúc: lizôxôm là bào quan có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân.

- Chức năng: lizôxôm giúp phân hủy các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi.

28 tháng 6 2022

\(\ast\) Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động là vì:

- Mô hình khảm:

+ Thành phần chính là lớp phospholipid kép và xen kẽ các phân tử protein xuyên màng.

+ Lớp phospholipid quay đầu ưa nước ra ngoài, đầu kị nước vào trong.

+ Các phân tử cholesterol xếp xen kẽ trong lớp phospholipid ⇒ Cản trở sự đổi chỗ của các phân tử phospholipid ⇒ Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

- Tính động:

+ Các phân tử phospholipid trượt lên nhau hoặc quay quanh vị trí cố định.

+ Các phân tử cholesterol làm tăng độ ẩm của màng.

+ Các phân tử protein xuyên màng, bám màng.

\(\ast\) Vai trò của màng sinh chất:

- Bảo vệ tế bào, ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài.

- Trao đổi chất với môi trường 1 cách có chọn lọc.

- Thu nhận các thông tin cho tế bào.

- Glycoprotein "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào, giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào lạ.

28 tháng 6 2022

C1/ - Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên diện tích lớn, để đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được nhiều bào quan.

- Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng làm tăng diện tích của màng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể; kích thước của tế bào lớn, nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau, sự xoang hoá tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau (môi trường trung tính, kiềm, acid), phù hợp cho hoạt động của từng enzim.

C2/ Ta có đặc điểm giữa lục lạp và vi khuẩn lam tương tự nhau:

- Vùng nhân chứa các phân tử ADN vòng, lục lạp có thể tự nhân đôi tương tự vi khuẩn lam.

- Kích thước của lục lạp và vi khuẩn lam tương đương nhau.

- Riboxom lục lạp và riboxom vi khuẩn lam đều là dạng 50S+30S (riboxom nhỏ).

- Chất nền lục lạp tương tự với bào tương của vi khuẩn lam.

- Đều có hệ thống túi dẹp tilacoit, đều chứa diệp lục, có khả năng quang hợp.

⇒ Lục lạp chính là các vi khuẩn lam nội cộng sinh trong tế bào, tuy nhiên, cấu trúc của lục lạp phức tạp hơn vi khuẩn lam.