K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 11. Cho đoạn văn:“Buổi sáng ,mẹ đi làm ,bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi (1). Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ (2)! Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín (3). Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ấy biến mất (4). Cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy (5). Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như chiếc đèn lồng xanh xanh hòng hồng, xinh ơi...
Đọc tiếp

Bài 11. Cho đoạn văn:

“Buổi sáng ,mẹ đi làm ,bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi (1). Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ (2)! Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín (3). Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ấy biến mất (4). Cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy (5). Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như chiếc đèn lồng xanh xanh hòng hồng, xinh ơi là xinh (6)” Câu 2. Trong đoạn văn trên có mấy câu kể dạng “Ai thế nào?”

A. Ba câu, đó là các câu số : ........................................................................................

B. Bốn câu, đó là các câu số : ......................................................................................

C. Năm câu, , đó là các câu số : ...................................................................................

D. Cả sáu câu, đó là các câu số : .................................................................................

0
Cho 2 đề văn nghị luận sau:Đề 1: Chứng minh rằng tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người,giúp cho con người có được một đời sống tinh thần phong phú.Đề 2 : Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam,ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.a,Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa vấn đề cần chứng minh ở hai đề văn trên (Vấn đề nào...
Đọc tiếp

Cho 2 đề văn nghị luận sau:

Đề 1: Chứng minh rằng tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người,giúp cho con người có được một đời sống tinh thần phong phú.

Đề 2 : Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam,ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.

a,Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa vấn đề cần chứng minh ở hai đề văn trên (Vấn đề nào thuộc lĩnh vực chính trị-xã hội?Vấn đề nào thuộc lĩnh vực văn học?Dựa vào đâu để nhận biết sự khác nhau ấy?)

b,Một bạn học sinh đã tìm hệ thống luận diểm cho đề 2 như sau:

   (1) Tình cảm đối với tổ tiên,ông bà,cha mẹ.

    (2) Tình cảm anh em,vợ chồng.

    (3) Tình cảm đối với vật nuôi, cây trồng.

    (4) Tình cảm bạn bè,tình yêu đôi lứa.

    (5) Tình yêu quê hương đất nước.

    (6) Tình cảm đối với công việc lao động.

Em có nhất trí với hệ thống luận điểm mà bạn học sinh ấy đã xác lập không? Vì sao? Hãy nêu rõ ý kiến của mình.

c,Khi viết thành văn đề 2, có bạn học sinh đã mở bài như sau: Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối     với mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào của ca dao qua lời ru của     bà,của mẹ . Và cứ thế,em lớn lên cùng những khúc ca dao,dân ca mộc mạc , ân tình.

Khi chấm bài,cô giáo phê: "Mở bài chưa đạt yêu cầu".

Theo em,vì sao cô giáo phê như vậy? Hãy giúp bạn học sinh ấy viết lại phần Mở bài.

d,Trong phần thân bài,có bạn học sinh đã viết một đoạn như sau: 

   Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương,đất nước của người lao động Việt Nam. Ví dụ như:

                                          "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

                                        Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

                                             Ai vô xứ Nghệ thì vô..."

    hay như:

                                                  " Anh đi anh nhớ quê nhà

                                         Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

                                                   Nhớ ai dãi nắng dầm sương

                                          Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"

     hoặc:

                                                   " Gió đưa cành trúc la đà

                                          Tiếng chuông Chấn Vũ,canh gà Thọ Xương

                                                     Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                                           Nhịp chày Yên Thái,mặt gương Tây Hồ..."

    Theo em,đoạn văn trên đã được coi là đoạn văn chứng minh chưa? Vì sao?

     Nếu là em,em sẽ viết như thế nào?

e,Viết bài văn cho đề 2.

0
Cho đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa....
Đọc tiếp
Cho đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Trích văn bản Chiếu dời đô - Sách Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục) Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về lịch sử đất nước, em có suy nghĩ gì về bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc phát huy vị thế và tầm vóc của thành Đại La xưa - Thủ đô Hà Nội ngày nay. (trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi).
0