K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

tuyệt lắm ok 45k

27 tháng 9 2018

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đàng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

27 tháng 9 2018

bt nhưng dài qua.lười vết lắm

27 tháng 9 2018

đúng ùi

27 tháng 9 2018

Hải Cẩu :động vật sống ở biển Bắc Cực hoặc Nam Cực, có đầu giống chó​

Hải Đăng : ngọn đèn trên biển, dùng để chiếu sáng cho các tàu, thuyền  biết hướng đi

Giáo Viên :người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương​

Phi cơ: từ mượn đùng để chỉ máy bay

Thủy Thủ :Người chuyên làm việc trên tàu thuỷ.​

Lương Y :thầy thuốc chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền dân tộc hoặc bằng bài thuốc gia truyền​

27 tháng 9 2018

hải cẩu: chó biển (hải:biển; cẩu:chó)

hải đăng: đèn biển (hải: biển; đăng:đèn)

giáo viên: là giáo dục cho học viên (giáo:dạy,giảng dạy; viên:học viên)

phi cơ(máy bay): phương tiện dùng để fđi lại trên không trung (phi:bay; cơ:động cơ [ở đây dịch là máy])

thủy thủ: nhân viên làm việc trên tàu thủy (thủy:nước[ở đây dịc là tàu thủy] thủ:đầu người,động vật,con vật [ở đây dịch là người.])

lương y:người chữa bệnh (lương:tiền kiếm được sau khi làm 1 việc gì đó; y: y học [y tế nói chung là ngành y])

Các bạn ơi, giúp mình với, môn địa lí nhé!Phần tự luận1. Bản đồ là gì, cho biết ý nghĩa của tỉ lệ 1: 2000?              2. Tọa độ địa lí của 1 điểm là gì? Cho VD       3. BT 2/84. Hãy nêu hệ quả của sự quay quanh trục của TĐPhần trắc nghiệm1. Nêu ví dụ của TĐ                     2. Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc nằm ở đâu?              3. Vẽ bản đồ là gì?4. Muốn vẽ bản đồ ta phải...
Đọc tiếp

Các bạn ơi, giúp mình với, môn địa lí nhé!

Phần tự luận

1. Bản đồ là gì, cho biết ý nghĩa của tỉ lệ 1: 2000?              2. Tọa độ địa lí của 1 điểm là gì? Cho VD       3. BT 2/8

4. Hãy nêu hệ quả của sự quay quanh trục của TĐ

Phần trắc nghiệm

1. Nêu ví dụ của TĐ                     2. Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc nằm ở đâu?              3. Vẽ bản đồ là gì?

4. Muốn vẽ bản đồ ta phải làm gì?        5. Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? Hãy nêu.               

6. Muốn xác định phải lấy của bản đồ ta phải làm gì?                 7. Có mấy loại ký hiệu bản đồ ? Nêu.......

8. Bảng chú giải giúp ta cái gì?            9. Độ cao của địa hình trên bản đồ biểu hiện bằng cách nào?

Giúp mik với những câu này cô giáo ra đề đó, mik đag cần gấp nhé! Làm ơn ^^

Ai xog trước mik tick liền nha, mik hứa 100 %

Và đừng quên kb với mik nhé!

I love you!

 

 

1
27 tháng 9 2018

1.bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xá về một khu vực hay toàn bộ bề mặt của trái đất.

ý nghĩa của tỉ lệ 1:2000 có nghĩa là trong bản đồ có diện tích là 1 phần thì thực địa của nó là 200 phần như thế.

2.tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. (VD: trang 20 vở bài tập địa lí 6:tọa độ của điểm A là 60 vĩ độ đông và 120 kinh độ bắc)

3. câu bạn tích vào là: b)vòng tròn chia quả Địa Cầu thành nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

4.Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày,đêm.

-Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. ví dụ gì thế?

2.Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)

Vĩ tuyến gốc là đường Xích đạo (ko biết đúng ko đâu nha)

3.Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy.

4.Muốn vẽ bản đồ người ta phải thu thập thông tin về đối tượng địa lí rồi dùng các kí hiệu để hiện chúng lên bản đồ.

5.có 2 dạng tỉ lệ bản đồ , đó là :tỉ lệ thước và tỉ lệ số.

6. muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào:

nếu bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến :ta dựa vào đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến.

nếu bản đồ ko có kinh tuyến , vĩ tuyến : ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ.

7.có 3 loại kí hiệu bản đồ, đó là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

8.bảng chú giải giúp ta hiểu được kí hiệu của bản đồ.

9.độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu và đường đồng mức.

k mình ik, mình mất nhìu công sức lắm đó.

mọi chai, lọ, gạch, đá xin được gửi tới hòm thư olm.vn/thanhvien/huonghoamai

27 tháng 9 2018

 - Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai 
- Năng nhặt chặt bị 
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện 
- Kến tha lâu cũng đầy tổ 
- Tích tiểu thành đại 
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói 
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm 
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí 
- Ăn chắc ,mặc bền 
- Ăn phải dành. có phải kiệm

Giải nghĩa bạn lên mạng tra :))

- Năng nhặt chặt bị 
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện 
- Kến tha lâu cũng đầy tổ 
- Tích tiểu thành đại 
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói 
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm 
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí 
- Ăn chắc ,mặc bền 
- Ăn phải dành. có phải kiệm

27 tháng 9 2018

nói về ý nguyện của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác

mình nghĩ vậy vì mình vừa học bài này sáng nay xong ^-^ cho k nha

27 tháng 9 2018

- Ngợi ca chiến công rực rỡ và phẩm chất cao đẹp của người anh hùng - dũng sĩ dân gian

- Thể hiện ước mơ về sự đổi đời

- Ước mơ đạo lí của nhân dân

+ Thiện thắng ác

+ Chính nghĩa thắng gian tà

+ Hòa bình thắng trong chiến

+ Các dân tộc yên ổn làm ăn

27 tháng 9 2018

Hướng dẫn cách làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất, lập dàn ý và bài văn mẫu về tả cảnh quê hương ngữ văn THCS

Có lẽ trong chúng ta, quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tả cảnh đẹp quê hương lớp 6 nhé.
 

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Mỗi vùng quê sẽ có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, đó đơn giản có thể là cảnh cánh đồng lúc, những ngọn núi đồi,
ruộng bậc thang


Trong bài này, các bạn cần miêu tả cảnh đẹp quê hương có cảnh thiên nhiên và gắn với hoạt động sống của con người. Tùy vào mỗi vùng quê và cảnh đẹp bạn miêu tả thì nội dung và dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây là bài tham khảo về tả cảnh đẹp quê hương là cảnh đẹp ở 1 vùng quê nông thôn thanh bình với những nét đẹp rất bình dị nhưng đầy chất thơ.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MẪU TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
1.MỞ BÀI: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, mê đắm .

2.THÂN BÀI:
-Tả khát quát về cảnh đẹp quê hương em.
-Tả hoạt động của mọi người trên đó.
-Kỉ niệm nhỏ của em gắn liền với cảnh đẹp quê hương làm em nhớ mãi.
-Cảm xúc của em về cảnh đẹp quê hương.

3. KẾT BÀI: Những cảnh đẹp quê hương đã làm giàu có tâm hồn thơ ngây của tôi.

BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 1

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
 

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Dòng sông quê hương cũng có thể tạo nên 1 cảnh đẹp như tranh vẽ


BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 2
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

Hy vọng qua 2 bài văn mẫu tả cảnh ở trên bạn có thể tham khảo được nhiều ý hay và viết cho mình 1 bài văn mẫu tả cảnh quê hương mình thật hay và đạt điểm cao nhé

27 tháng 9 2018

Có 3 đoạn nhé

Mk học lp 5

Nên quên r

Mk chỉ bt là có 3 đoạn thôi

K mk nha

MĐCC: Từ đầu đến lỗi lạc

DBCC; Tiếp theo đến làng giềng

KTCC: Đoạn còn lại

27 tháng 9 2018

Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng bên tả ngạn sông Cái (sông Hồng ngày nay) có một người đàn bà nghèo khổ, cô đơn. Sau một đêm mưa to gió lớn, bà ra đồng hái cà. Bà vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy trên luống cà cỏ một lốt chân người rất to, bà bèn đưa chân ướm thử. Kì lạ thay, bà thụ thai, sau đúng một năm trời, bà sinh ra một đứa con trai kháu khỉnh. Nhưng bà rất buồn vì đứa con đã lên ba mà chẳng biết nói, biết cười.

Bấy giờ nước ta bị giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược. Lũ giặc tham lam tàn bạo, ra sức hoành hành. Chúng giết người, cướp của, đốt phá tan hoang. Khói lửa mịt mù sông núi. Thế giặc mạnh lắm. Vua Hùng vô cùng lo sợ, sai sứ giả đi khắp mọi nơi tìm người hiền tài ra đánh giặc để cứu dân, cứu nước.

Sáng tinh mơ, chú bé làng Gióng lắng tai nghe tiếng rao của sứ giả. Lần đầu chú cất tiếng gọi mẹ. Mẹ hiền cảm động, tay run run ôm con vào lòng, nước mắt ứa ra khi nghe con nói: “Mẹ ơi! Xin mẹ cho con được gặp người của nhà vua”. Sứ giả vào nhà, em bé bảo: "Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, rèn cho ta một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này". Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng chẳng no. Áo vừa may, mặc đã chật. Dân làng nô nức đem cơm gạo và vải vóc để nuôi chú. Gióng càng lớn càng tuấn tú, đôi mắt sáng như sao, tiếng nói vang như sấm. Gióng là người Trời:

''Ăn bảy nong cơm, ba nong cà.

Uống một hớp nước cạn đà khúc sông".

Giặc đã tràn tới chân núi Trâu Sơn. Cả một vùng quê náo động. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé làng Gióng vô cùng mừng rỡ, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Gióng mặc áo giáp, tay cầm roi sắt, cúi đầu lạy tạ mẹ hiền và dân làng rồi nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa hí vang trời, phun lửa phóng lên như bay. Gióng phingựa xông thẳng vào lũ giặc, vung roi sắt giết giặc. Xác giặc ngổn ngang trên bãi chiến trường. Gióng xông đến đâu, giặc tan đến đấy. Cuộc chiến đang diễn ra dữ dội và ác liệt thì bỗng roi sắt bị gãy. Gióng bình tĩnh nhổ tre làm vũ khí quật vào lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ. Tướng giặc bạt vía kinh hồn, gục ngã:

"Đứa thì sứt mũi, sứt tai,

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà".

Giặc Ân thảm bại. Thánh Gióng phi ngựa truy kích giặc Ân đến tận chân núi Sóc Sơn. Giặc tan,ThánhGióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, ngoái nhìn lại quê mẹ lần cuối, rồi cùng ngựa sắt bay lên trời biến mất.

Vua Hùng sai lập đền thờ và phong người anh hùng làng Gióng là Phù Đổng Thiên Vương để đời đời ghi nhớ công ơn. Hiện nay, tre đằng ngà, làng Cháy, những ao đầm - dấu chân ngựa sắt... ở huyện Gia Bình thuộc tỉnh Bắc Ninh là những dấu tích thiêng liêng trong chiến trận mà Thánh Gióng còn để lại. Đã hàng ngàn năm nay, hội Gióng là một lễ hội tưng bừng ở nước ta.

Đề 2Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyền thuyết Thánh Gióng

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn tuyệt vời, Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện có một sắc thái riêng, ý vị riêng, thật đáng yêu và đáng nhớ.

"Thánh Gióng" là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh dân tộc vào đời Hùng Vương thứ 6. Đúng như có ý kiến đã cho rằng:

"Thánh Gióng là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước và hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp".

1. Truyện "Thánh Gióng" tràn đầy tinh thần yêu nước - Đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá. Nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi các bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên 3 tuổi, Gióng đã ngồi dậy ứng nghĩa,đáp lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:

"Nhà ngươi hãy về tâu với Đức rua đúc cho ta một con ngựa săt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!".

Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc vào đã chật. Nhà mẹ Gióng rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.

Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào 10 giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía! Như câu ca còn lưu truyền:

"Đứa thì sứt mũi, sứt tai,

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà".

Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhổ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gốc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt quân xâm lược.

Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Sự việc ấy nói lên Thánh Gióng là một anh hùng bất tử được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.

Có thể nói, chàng trai làng Gióng là mội anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện "Thánh Gióng" mãi mãi là bài ca yêu nước thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.

2.   ''Thánh Gióng" là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ cái dấu chân người khổng lổ trên ruộng cà đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện hào hùng bước đi lên của lịch sử dân lộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây. Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng ấy rất thần kì, tuyệt đẹp nói lên trí tưởng tượng kì diệu ca ngợi tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

Truyện "Thánh Gióng" không chỉ có hình tượng tuyệt đẹp, mà còn tràn đầy tinh thần yêu nước. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sực mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.

Truyện "Thánh Gióng" bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp, như Tố Hữu đã viết:

"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng.

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”.

chọn mình nhé mình viết mệt lắm