K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Tình hình Liên Xô sau Chiến tranh:

- Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô vẫn phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

+ Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp với 65 000 km đường sắt bị tàn phá.

+ Riêng lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu hầu như hoang tàn, đổ nát.

+ Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

* Công cuộc khôi phục kinh tế:

- Từ đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế họach 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950).

- Với khí thế của người chiến thắng, các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

- Kết quả: kế hoạch 5 năm lần thứ tư được hoàn thành thắng lợi, vượt mức trước thời hạn 9 tháng. Các chỉ tiêu chính đều vuợt mức kế hoạch dự định.

+ Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6 000 nhà máy được khắc phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động.

+ Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

+ Khoa học - kĩ thuật có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

7 tháng 9 2019

- Thân em như dải lụa đào
                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
                                 -  Thân em như giếng giữa đàng
                          Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Bài làm

Bài 1: 

Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài 2: 

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu

 

Bài 3: Bài ca dao châm biến:

  - Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

   Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

   -  Tử vi xem số cho người

   Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

   - Tiền buộc dải yếm bo bo

   Trao cho thầy bói đâm lo vào mình.

   - Chập chập thôi lại cheng cheng

     Con gà sống thiến để riêng cho thầy

     Đơm xôi thì đơm cho đầy

     Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng.

-    Nhất hào, nhì hào, tam hào...

     Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động!

     Nhà này có quái trong nhà,

     Có con chó mục cắn ra đằng mồm.

     Nhà bà có con chó đen,

     Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.

     Nhà bà có cái cối xay,

     Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời...

-    Hòn đất mà biết nói năng,

  Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.

-    Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu

Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn

-    Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.

# Học tốt #

 Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

~hok tốt~

#Trang#

7 tháng 9 2019

Bài làm

                                                                    " Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây

                                                                  Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…"

Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long – Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.

Hồ Gươm nằm ở chính giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống mặt hồ trông như dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn linh thiêng, bên trong đền chứa những đồ cổ được lưu giữ từ hàng nghìn năm trước. Nhìn qua khung cửa kính bên trong đền là tượng của cụ Rùa hay được gọi là thần kim Quy – vị thần giúp vua Lê Lợi đánh tan quân Minh, cứu giúp nước nhà. Trong đó, trên các bàn thờ thả hương khói nghi ngút được đặt tượng của các vị thần thánh rất trang nghiêm. Mỗi lần đi qua cầu, em và chị em lại thả những hạt thức ăn xuống cho đàn cá vàng đang bơi lội tung tăng. Mỗi khi trời đổ mưa, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Ven hồ, những chị liễu rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt nước như đang chải chuốt. Xung quanh hồ đặt những bồn hoa tỏa hương thơm ngát khắp mọi phía. Trên những bồn hoa còn được khắc những hình ảnh rất bắt mắt, sinh động. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Mỗi khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài. Không chỉ như vậy, tiếng nói cười của người đi đường cùng tiếng ồn ào của dòng xe cộ cũng tạo nên một bản nhạc vô cùng sôi động, hào hứng. Ban đêm, Tháp Rùa cùng với những sợi dây đèn điện làm sáng rực cả một khoảng không giữa hồ. Vào những dịp lễ Tết, mọi người thường tập trung rất đông quanh Hồ Gươm để đón xem màn pháo hoa đầy mầu sắc đêm giao thừa. Không chỉ vào những dịp lễ Tết Hồ Gươm lại đông mà vào những ngày thường mọi người cũng đều đi quanh hồ để hóng mát, ăn kem, tập thể dục,…

Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm là một trong số những hồ đẹp nhất Hà Nội. Em sẽ cùng mọi người giữ gìn, không xả rác bừa bãi ra hồ để hồ luôn sạch đẹp, trong xanh hơn. Em mong rằng du khách nước ngoài khi đặt chân tới Thủ đô Hà Nội sẽ đến thăm Hồ Gươm và cảm nhận được nét đẹp thanh lịch, văn minh của nó.

# Học tốt #

8 tháng 9 2019

lại vietjack (huyền thoại)

9 tháng 9 2019

mik hok vnen nên lên TECH 12h

7 tháng 9 2019

Trả lời :

Cbht : Chúc bạn học tốt

Std well : Study well

#Cbht 

Chbt: Chúc bạn học tốt

Std well: Học tốt

7 tháng 9 2019

- là con chó thui

- là con gà

7 tháng 9 2019

Trả lời :

1 ) Là con mực 

2 ) Là con rùa

Con rùa có cái mai đi chơi đi ngủ đều mang theo đó là nhà nó !

Con mực thì trắng thạt nhưng "mực " là màu đen 

Câu hỏi khá hay !

7 tháng 9 2019

2.là con mối

7 tháng 9 2019

Trả lời :

1 ) Là con ba ba 

2 ) Là con mọt

#Cbht

7 tháng 9 2019

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

7 tháng 9 2019

Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỉ  niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lí thú xuất hiện.

Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không ? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.

Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.

Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.

Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn sẽ vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rẩt mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cùng thế, các cỏ giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sẳc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng. Buổi lề khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng em được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu cùa thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mồi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.

Giờ đây tôi đã lên lớp tám nhưng kỉ niệm ngày đầy tiên đi học quả thật rất đáng nhớ.Vừa được làm quen với các bạn bè, vừa được học thêm nhiều môn học mới và cả qui luật mới. Một kỉ niệm tràn đầy niềm vui sướng với mênh mông, bao la những điều mới mẻ. Thật hạnh phúc biết bao! Đúng là một kỉ niệm khó nhạt phai trong kí ức tuổi thơ tôi.


 

7 tháng 9 2019

Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh.Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt.Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.

7 tháng 9 2019

Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm  giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy.

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...

Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2019- 2020”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

Khi thầy hiệu trưởng dõng dạc tuyên bố: “Lễ khai giảng năm học mới 2019- 2020 bắt đầu!”, tiếng nhạc, tiếng trống nổi lên hùng mạnh. Đi đầu đoàn diễu hành là đội quốc kì với những lá cờ bay phấp phới trong nắng thu vàng, theo sau là kiệu ảnh Bác và các chi đội, những cánh tay búp măng duyệt đội mạnh mẽ. Bước qua khán đài, em thấy mình ẫ lớn lên thật nhiều, trưởng thành và nỗ lực hơn. Sau đó là phần đọc diễn văn khai giảng của thầy hiệu trưởng, thầy đọc với giọng trang nghiêm và trầm ấm. Tự hào lắm khi ngôi trường THCS Nguyễn Trãi đã mang về những thành tích đáng tự hào cho Thị xã, Tỉnh. Ngôi trường cũng là mô hình trường học liên xã đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Trong tiếng nhạc rộn ràng của mùa thu, tiếng trống khai trường rộn rã vang lên “tùng tùng”. Vậy là một năm học mới đã bắt đầu, một mùa thu mới của trường Nguyễn Trãi. Tiếng nhạc tưng bừng, tiếng hát họa mi của đội vân nghệ trường ngân lên. Theo sau những tiết mục văn nghệ đặc sắc là những tràng pháo tay không ngớt. Buổi lễ kết thúc khi những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong xanh, ước mơ gửi gắm trong năm học này sẽ thành hiện thực!

Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò trường THCS Nguyễn Trãi để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này!

Mik ko biết bài văn này có giúp đc cậu ko nhưng chúc cậu hok tốt nha !!!