K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2020

1. 10

2. Nàng

3. Chịu

4 tháng 8 2020

1:12

2: hoàng hậu

3:con gì

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                              (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.

    - Văn bản thuộc thể loại kí.

    - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
    CN                           VN

c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.

d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:

    + Không vứt rác bừa bãi

    + Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép

    ...

Câu 2:

a) Ngày Huế đổ máu
    Chú Hà Nội về
    Tình cờ chú, cháu
    Gặp nhau Hàng Bè

    Chú bé loắt choắt
    Cái sắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
      CN                                   VN

Câu 3:

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"

b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.

Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)

Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
 CN                  VN                         CN                                     VN                                        CN                              VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao... 

3 tháng 8 2020

Em rất thích ngắm nhìn cảnh ngày mới bắt đầu ở quê hương mình. Không khí thật là trong và và dễ chịu. Dường như nó đã in sâu vào tâm hồn nhỏ bé của em từ lúc nào không hay nhưng em luôn nhớ cảnh buổi sáng của quê hương mình. Nhìn từ xa cảnh vật của quê hương như vẫn đang chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành. Bỗng những chú gà trống gáy “ ò…ó…o” như chuông báo thức đánh thức cảnh vật xung quanh cùng dậy. Ông mặt trời bắt đầu chuyển mình như đứng dần dậy nhô dần lên sau ngọn núi để tỏa sáng. Những giọt sương mai đậu trên cây lá cũng rung rinh theo gió ríu gọi cùng ánh mặt trời tạo lên vẻ đẹp lấp lánh huyền diệu. Chao ôi! Nhìn cảnh vật lúc này thật đẹp. Cùng lúc này con người cũng bắt đầu thức dậy để bắt đầu một ngày làm việc mới. Những tiếng nói cười gọi nhau thì thào khắp con đường nhỏ của người dân đi làm cũng góp phần tạo lên sự sôi động của cuộc sống. Tiếng các bạn học sinh cũng thi nhau tung tăng cắp sánh đến trường, vừa đi vùa trêu nhau cười nói vui. Dưới cánh đồng làng những ruộng lúa xanh rì đang trổ bông thi mình đung đưa theo gió khoe sắc hương. Những con bướm sặc sỡ như khoe sắc đẹp tuyệt vời của mình bay dập dìu trong không gian. Thi thoảng có một vài chú chim hót líu lo trên cành cây gần đó. Điểm thêm vào bức tranh tuyệt diệu này là hình ảnh những người nông dân cần cù chịu khó chăm sóc cho đồng ruộng của mình.Nhìn bức tranh cảnh buổi sáng mới bắt đầu trên quê hương mình thật đẹp nó như ẩn chứ một ý nghĩa gì đó rất lớn lao muốn gửi đến con người. Trong bức tranh tuyệt đẹp này không chỉ có màu sắc đẹp mà còn có cả âm thanh cuộc sống làm cho cuộc sống của mỗi con người có ý nghĩa hơn. Chính bức tranh tươi đẹp này lại làm cho em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương mình nhiều hơn.

3 tháng 8 2020

Mùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông.

Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu. Vạn vật còn chìm trong sương mù. Một lát sau, hàng cây phi lao, mái nhà, bãi ngô… đang thấp thoáng hiện dần trong màn sương trắng bồng bềnh. Tiếng gà gáy hòa cùng tiếng là cây xào xạc trong gió như đang chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới. Các ngôi nhà đã lên đèn, ánh điện sáng tỏ ngoài sân. Làn khói tràn từ bếp nhà ai lan ra bầu trời. Mẹ em đã dậy nấu cơm, bố em đang ngồi xem báo trong phòng khách. Chú gà trống nhà em trèo lên cây mai sau hè, cất tiêng gáy “ te te”. Mặt trời bắt đầu mọc, sân nhà em sáng lên bởi những tia nắng chói chang của ánh mặt trời. Ngoài đồng, những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện. Khi mặt trời lên cao, cả làng em nhộn nhịp hẳn lên. Trên các ngả đường học sinh nô nức đến trường, các cô các chú nông dân hớn hở ra đồng làm việc. Những cán bộ công nhân viên khẩn trương đến cơ quan đúng giờ … Mỗi người một việc, ai cũng khẩn trương nhưng không kém phần hào hứng vui vẻ. Khác với cảnh mùa đông thật buồn Buổi sáng mùa xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn. Một ngày mới trên quê em là như thế đó, dào dạt sức sống và tràn đầy hi vọng.

3 tháng 8 2020

Sắp xếp zùi :Hàng cây chắn bão dịu dàng hoa .

3 tháng 8 2020

thiếu "mùa" rồi bạn ơi.

3 tháng 8 2020

Sắp xếp lại câu sau: con/ ngày/ tháng/ Mẹ/. /nước/ là/ của/ đất

➝ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con

con /ngày/tháng/Mẹ/./nước/là/của/đất

Mẹ là đất nước tháng ngày của con.

Bài 1: Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.Bài 2: Cho đoạn thơ sau:Giôn-xơn !Tội ác bay chồng chấtNhân dân aiBay mang những B.52Những na pan, hơi độcĐến Việt NamĐể đốt những nhà thương, trường họcGiết những con người chỉ biết yêu thươngGiết những trẻ em chỉ biết đến trườngGiết những đồng xanh bốn mùa hoa láVà giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa...
Đọc tiếp

Bài 1: Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Giôn-xơn !

Tội ác bay chồng chất

Nhân dân ai

Bay mang những B.52

Những na pan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa ?
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cảm nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.

Bài 3: " Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, ... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bện, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào."

Dựa vào đoạn văn trên, viết cảm nghĩ về chế độ a-pác-thai.

Bài 4: Viết cảm nhận về tác hại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.

4

Bài 1 :Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.

sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Giôn-xơn !

Tội ác bay chồng chất

Nhân dân ai

Bay mang những B.52

Những na pan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa ?
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cảm nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.

Việt Nam hóa chiến tranh hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được bắt đầu từ năm 1968, áp dụng toàn diện trên toàn Đông Dương từ ngày 8 tháng 6 năm1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ . Trong thời kì đấy đã làm mất đi mạng của hàng triệu người Việt Nam trong thời kỳ đó .

Bài 3: " Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, ... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bện, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào."

Dựa vào đoạn văn trên, viết cảm nghĩ về chế độ a-pác-thai.

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.
Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử.
Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.
Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.
Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.
Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.
Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.
Tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.
Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Cuộc bầu cử cũng đã quyết định số phận các chính quyền cấp tỉnh, tất cả đều do ANC chi phối. NP chiếm được đa số phiếu của người da trắng và da màu, do đó đã chính thức trở thành đảng đối lập.
Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

Bài 4: Viết cảm nhận về tác hại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Theo Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

chúc bn hok tốt

2 tháng 8 2020

Câu 1: Sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài
k đúng cho mình nhé cả cảm ơn nữa

1 tháng 8 2020

chắc là C. Xà bông

Vì con rắn trong tiếng Hán là xà

2 tháng 8 2020

c. Xà Bông ( vì rắn tiếng Hán là xà) *Chắc chắn nha ;)

31 tháng 7 2020

Câu 1 : chảy máu => ra máu => ra má => bà già đi chợ mua rau má .

Câu 2 : chuối đỏ => chó đuổi => bà bị chó đuổi nên quay về .

Câu 3 : Bệnh gãy tay .

Học tốt

31 tháng 7 2020

câu 1 thì mình chịu 

câu 2 chuối đỏ = chó đuổi

câu 3 bệnh gãy tay

30 tháng 7 2020

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại. 

1 tháng 8 2020

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

30 tháng 7 2020

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn.

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.

   Mẹ - có lẽ là từ thiêng liêng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ngày con thơ bé, mỗi lần bị ngã, đau ốm,... ta đều cất tiếng gọi mẹ để được mẹ ôm vào lòng và vỗ về an ủi. Đến lúc trưởng thành, ta vỗ tung cánh để đến những phương trời mời, nhưng khi mỏi mệt, nơi ta tìm về cũng có hình ảnh mẹ. Vòng tay của mẹ cũng là vòng tay bao la, rộng lớn nhất. Nó ôm gọn cả những nỗi lầm của ta trên con đường đời. Có một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: " Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ ". Thật vậy, tình cảm mà mẹ dành cho tôi bao la như đại dương sâu thẳm, không thể nào đo đếm được. Lời ru của mẹ đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ mãi mãi là người mà tôi yêu quý nhất. 

   Mẹ tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, dáng người mảnh mai. Mẹ là một giáo viên trường THCS Xuân Phú. Mẹ có nước da trắng ngần với gương mặt phúc hậu tựa như một nàng tiên nữ trong truyện cổ tích mà tôi hàng được nghe kể. Qua từng năm tháng, trên gương mặt ấy đã xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ nhỏ báo hiệu dấu hiệu của tuổi tác. Mái tóc mẹ màu đen huyền, xõa xuống ngang vai. Đi cùng với mái tóc ấy là đôi mắt đen láy, long lanh như muôn ngàn vì sao tỏa sáng trên bầu trời đêm. Người ta thường nói " Đôi mắt là cưả sổ tâm hồn " quả không sai. Khi nhìn vào đôi mắt mẹ, tôi có thể thấy chúng như thấm đượm sự bao dung và trìu mến. Đôi bàn tay mẹ gầy gò, thô ráp vì những gian lao vất vả trong cuộc đời mình. Tuy vậy, đôi bàn tay ấy đã dẫn bước biết bao học sinh đến với chân trời tri thức, đến với ánh sáng của tương lai để có thể bay cao, bay xa. Cũng chính đôi bàn tay ấy đã dạy cho tôi bài học đầu tiên của cuộc sống. 

     Mẹ tôi rất đảm đang và chu đáo. Từng bữa cơm gia đình đều được mẹ chuẩn bị sao cho phù hợp với sức khỏe và sở thích của các thành viên trong gia đình. Mỗi khi ăn cơm mẹ nấu, tôi đều cảm nhận được tình cảm mà mẹ gửi gắm vào từng món ăn quen thuộc. Nó như một liều thuốc tinh thần, một tình thương vô bờ bến không nói được thành lời của mẹ

     Mẹ không phải vầng trăng to lớn hay ánh sao xa xôi, mà mẹ là ngọn đèn luôn sưởi ấm tôi từng chút một. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ. Và có lẽ đó là món quà quý giá nhất mà mẹ muốn nhận từ tôi.