K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Tjk mk nha .Chúc bạn học tốt.

Bánh Trung thu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam. Cứ đến ngày Rằm tháng 8, người dân Việt không ai quên mua những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh về để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cùng nhau thưởng thức. Ngày Tết Trung thu cũng được coi là ngày lễ lớn thứ 3 trong năm tại Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu không phải ai cũng biết 2 nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu nguon goc va y nghia cua banh trung thu khong phai ai cung biet 2

Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

9 tháng 9 2018

NGUỒN GỐC THẬT SỰ RA ĐỜI BÁNH TRUNG THU

Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn  hay hình vuông. Tết Trung thu xuất phát từ Trung Hoa và tồn tại trong văn hóa của một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc bánh trung thu được ra đời trong hoàn cảnh nào nhé!
 

 
 

Bánh trung thu – tinh hoa của đất trời
 

Bánh trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó từ lâu được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng. Lịch sử và văn hóa thay đổi, bánh trung thu dần trở thành một mặt hàng thực phẩm được bày bán rộng rãi để người ta mua, thưởng thức hoặc biếu nhau. Bánh trung thu cũng dần mất giá trị điển tích hay mang tính thi ca và dần trở nên “thực dụng” hơn.
 

Đêm trung thu, sau khi đám trẻ đi theo đoàn múa lân rước đèn khắp phố, cả gia đình ngồi bên nhau, ngắm trăng, thưởng trà, ăn miếng bánh, hàn huyên một vài câu chuyện xưa cũ,...Chỉ vậy thôi là đã đủ cho một mùa đoàn viên, và điều đặc biệt là không thể thiếu món bánh trung thu đêm trăng rằm. Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Vậy nên ta thấy được rằng món bánh này mang ý nghĩa, tinh hoa của đất trời, tất cả thu lại trong một chiếc bánh nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc. Đó là muốn nhắn gửi đến với tất cả mọi người rằng, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm thánh Giêng hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.

 

 

Nguồn gốc bánh trung thu
 

Thưởng thức banh trung thu là vậy, nhưng ít ai biết được thứ bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.



 

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN). Tại thời điểm đó, có rất nhiều cửa hàng bán loại bánh này ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.
 

Theo thời gian, bánh trung thu cũng đã phát triển và mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm của địa phương.  Ngày nay, mỗi dịp Ttrung thu về ta lại thấy những chiếc bánh trugn thu lại được bày bán trong các cửa hàng làm cho không khí nhà nhà cũng nhộn nhịp như ngày Tết cổ truyền. Vì khi thấy bánh trung thu có nghĩa là thấy được sự đoàn viên, sum họp.
 

Tóm lại, quan việc tìm hiểu nguồn gốc thực sự của chiếc bánh trung thu, ta lại càng thấy trân trọng và thêm yêu món bánh này. Bởi khi xét về mặt tinh thần, bánh trung thu là sợi dây nối kết con người lại với nhau, giup cho người biết yêu thương và nhớ về nhau nhiều hơn. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy biết quan tâm đến những người thân yêu của mình nhiều hơn, nếu còn có thể!

9 tháng 9 2018

Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị. Kể từ đó thủ đô Việt Nam một lần nữa lại được chọn là Hà Nội, Kinh đô Huế xưa trở thành Cố đô.

9 tháng 9 2018

Quá dễ ac ơi: mk thk thì mk gọi thôi. Thằng dell nào dám cấm. Hì!!!!

9 tháng 9 2018

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng. 

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm. 

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi !

9 tháng 9 2018

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

#

9 tháng 9 2018

 Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

      Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.

      Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.

      Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.

      Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.

Tế bào có những hình dạng là:

- Hình cầu (tế bào trứng)

- Hình đĩa (hồng cầu)

- Hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh)

- Hình trụ (tế bào lót khoang mũi) 

- Hình sợi (tế bào cơ)...

Mô cơ tim

+ Tế bào phân nhánh

+ Tế bào có nhiều nhân

+ Tế bào có nhiều vân ngang.

+ Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục

Mô cơ vân

Các tế bào cơ dài.

+ Cơ gắn với xương.

+ Tế bào có nhiều vân ngang

+ Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

TẾ BÀO CƠ TRƠN CÓ HÌNH DẠNG CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

- không có vân ngang.

- Có hình thoi ở 2 đầu

- Có 1 nhân

Tế bào có những hình dạng là:

- Hình cầu (tế bào trứng)

- Hình đĩa (hồng cầu)

- Hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh)

- Hình trụ (tế bào lót khoang mũi) 

- Hình sợi (tế bào cơ)...

Mô cơ tim

+ Tế bào phân nhánh

+ Tế bào có nhiều nhân

+ Tế bào có nhiều vân ngang.

+ Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục

Mô cơ vân

Các tế bào cơ dài.

+ Cơ gắn với xương.

+ Tế bào có nhiều vân ngang

+ Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

TẾ BÀO CƠ TRƠN CÓ HÌNH DẠNG CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

- không có vân ngang.

- Có hình thoi ở 2 đầu

- Có 1 nhân

MÔN SINH HỌC LỚP 8

Giải:

Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.

Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹMong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.

Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!

I. Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Sang sớm, tôi đang xách nước tưới hoa thì ngoài đường bổng rộn ràng tiếng trẻ nhỏ xôn xao. Tụi nhỏ mặc một bộ độ trắng tinh đang chuẩn bị cho ngày đầu đi học. nhìn tụi nhỏ mà tôi chợt nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Tôi không thể tin được là mình giờ đã trưởng thành và những điều đó chỉ còn là kỉ niệm. ôi, ngày đầu tiên đi học thật là nôn nao và háo hức làm sao, giờ nhớ lại lòng tôi cũng nôn nao theo.
II. Thân bài
1. Trước ngày khai giảng
- Trước ngày khai giảng tôi còn vui chơi, nô đùa với lũ bạn trong xóm
- Mẹ tôi mua cặp sách, quần áo, bút vở cho tôi
- Tối sao tôi không thể ngủ, tôi cứ lại mân mê nhìn ngắm chiếc cặp mới và tưởng tượng cảnh ngày mai đến trường
- Sang tôi dậy thật sớm để chuẩn bị đi học, lòng tôi rất náo nức.
2. Trên đường đến trường
- Tôi cảm thấy như tôi đã lớn, không còn trẻ con như hôm qua
- Tôi mặc bộ quần áo mẹ mua thật chỉnh tề và đi bên mẹ, năm tay mẹ thật chắt
- Bầu trời sang hôm đó trong xanh, gió thổi nhẹ nhàng
- Hai bên đường hoa mọc um tùm, sao cảm thấy khác mọi khi, đẹp lạ thường
- Tôi đi cạnh những anh chị khóa trên, cảm thấy thật hạnh phúc
- Sao mọi cảnh vật thường ngày hôm nay lại đổi khác
3. Vào sân trường
- Trường to và rộng hơn nhiều so với trường mẫu giáo của tôi
- Sân trường nhộn nhịp và tấp nập người: người thì đi học, người thì đưa con đến trường,…
- Tiếng trống vang lên: tôi phải rời xa mẹ, sao việc đó thật khó khăn nhường nào
- Thầy hiệu trưởng chào mừng năm học mới
- Thầy cô giáo chủ nhiệm dắt chúng tôi vào lớp
4. Vào lớp
- Chọn chỗ ngồi, đón tiết học đầu tiên trong cuộc đời
- Quan sát bạn bè, khung cảnh xung quanh
III. Kết bài
Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

9 tháng 9 2018

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổ

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

9 tháng 9 2018

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.