K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quê hương tôi có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con đường in dấu chân quen thuộc, có cánh đồng lúa chín,... Quê hương tôi đẹp nhất khi vào buổi sáng. Mặt trời nhô lên dãy núi, những tia nắng ban mai nhạt loãng rải trên mặt hồ. Nơi đây cũng là kỉ niệm của tôi: Tôi và các bạn được chơi đùa thích thú trên cánh đồng lúa. Tôi yêu quê hương tôi.

Kick nhé

8 tháng 11 2019

ko đc đăng linh tinh

8 tháng 11 2019

Tôi nghĩ rằng, thanh niên, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của các thế hệ là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.

Trước hết, mỗi đoàn viên, sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh. Hiện nay, Đảng ta đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2006-2011). Đây là năm thứ hai của cuộc vận động. Sau nội dung học tập là làm theo tấm gương của Bác. Vậy đoàn viên thanh niên chúng ta phải làm theo Bác như thế nào? 

Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội... Như thế thì mỗi đoàn viên, sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.

Bên cạnh đó, vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ cần có sự nêu gương, chỉ bảo của tất cả những người thầy về những vấn đề đạo đức đặt ra đối với mỗi ngành nghề cụ thể, để sinh viên khi ra trường có thể trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” đúng như mong muốn của Bác Hồ. Đây mới thực sự là kết quả to lớn, bền vững, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

* Phạm Thị Mai Nhàn - K50 Khoa học Quản lí: “Học tập Bác từ những điều giản dị”

[img class="caption" src="images/stories/2008/5/mai%20nhan.jpg" border="0" title="Phạm Thị Mai Nhàn" hspace="5" vspace="5" align="left" ]

Đoàn viên thanh viên có thể học và làm theo tấm gương Bác Hồ ở rất nhiều việc cụ thể, hàng ngày trong cuộc sống. Để định hướng cho các đoàn viên sinh viên, Đoàn trường nên phát động những phong trào, những hoạt động gần gũi, có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Theo tôi, nên có các hoạt động phong trào thường ngày và những hoạt động có tính chất điểm nhấn.

Phong trào thường ngày như: để nhắc nhở sinh viên giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm, đoàn trường có thể làm những bảng nhắc nhở như: “nếu là người lịch sự, xin đừng vứt rác bừa bãi”, hay “vui lòng tắt đèn khi ra khỏi phòng”.. Những bảng nhắc nhở ngộ nghĩnh này có thể để ở những chỗ dễ nhìn, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt trong sinh viên. Hay xây dựng phong trào học tập, làm việc khoa học, chẳng hạn như chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá...  Đấy chính là hướng cho các bạn sinh viên học tập Bác Hồ ở tính tiết kiệm thời gian, chăm chỉ học tập và tham gia những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội.

Những phong trào điểm nhấn như tổ chức triển lãm sách, dạ hội, trao đổi những đồ dùng học tập ... Các ngành xã hội nhân văn có tính chất liên ngành nên việc trao đổi sách đọc với nhau là rất cần thiết. Chúng ta có thể tổ chức những buổi triển lãm, giới thiệu sách tham khảo trên cơ sở huy động nguồn sách từ chính các bạn sinh viên, rồi trao đổi với nhau. Cũ người mà mới ta. Đó cũng là cách khuyến khích tính ham đọc sách và trao đổi thông tin khoa học, thông tin cuộc sống giữa các bạn sinh viên. Hay tổ chức một buổi dạ hội mà mỗi người sẽ đem đến một đồ vật, đồ dùng xinh xắn để trao đổi, tặng nhau - một cách làm rất sinh viên, giúp tăng cường giao lưu và tạo những niềm vui nho nhỏ cho bản thân và mọi người xung quanh.

Về phía cá nhân thì mình sẽ học tập Bác từ những điều giản dị thôi như tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập; tạo quan hệ tốt, gần gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã từng làm.

* Nguyễn Thị Mai Phương - K51 Sư phạm Ngữ văn: “Đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác”

[img class="caption" src="images/stories/2008/5/mai%20phuong.jpg" border="0" title="Nguyễn Thị Mai Phương" hspace="5" vspace="5" align="right" ]

Mình thì ngưỡng mộ Bác nhất là ở đức tính hi sinh, hi sinh nhu cầu cá nhân vì quyền lợi chung của mọi người, của tập thể, của dân tộc. Hiện nay, có những bạn trẻ được gia đình và xã hội tạo điều kiện cho học tập nhưng lại không thể thắng được những cám dỗ thường tình, sống đua đòi hưởng lạc, thực dụng, ích kỉ, xa vào nhiều tệ nạn xã hội. Họ đã phụ những sự hi sinh của cha mẹ, của người thân, thầy cô và bạn bè. Có những sinh viên không dám đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, những tiêu cực trong nhà trường, xã hội.

Theo mình, đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác Hồ qua việc tham gia tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội: giúp người neo đơn, hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện... Tham gia những hoạt động đó sẽ giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và có ích cho cộng đồng. Trong môi trường học đường, đoàn viên thanh niên nên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho phong trào chung, biết hi sinh, cống hiến vì tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh một cách chân thành...

8 tháng 11 2019

hướng mặt đất

8 tháng 11 2019

Chỉ xuống dưới đất

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

Cậu lên trên mạng mk cho link

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.