K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2019

ko cùng lớp

22 tháng 11 2019

cx đc , khác lớp như thế nào cx dc nha :v

22 tháng 11 2019

Bà tui mắt đã lòa, tay chân lập cập. Nhưng sớm nào tui cũng thấy bà huơ gậy tới lui trong vườn.

Tui hỏi thì mẹ nói bà năng tập thể dục, để chống chọi căn bệnh viêm khớp quái ác đã đeo đuổi suốt thời trẻ. Ba tui thì nói khác, số bà là vậy, một đời vất vả, quần quặt với chuyện cửa nhà, bếp núc, rồi đến chuyện ruộng đồng, con cá, con tôm…Bây giờ già cả vẫn không quen ngồi một chỗ!

Tui là út ít trong nhà, nên bà cưng tui nhất. Mỗi lần ba cầm cây roi lăm lăm khi biết tui trốn học vì mê chơi, tui liền ù đến bên bà, chui tọt vào trong lòng bà và giả vờ thút thít. Bà ngăn ba, mắng tui vài câu, đánh nhẹ mấy cái vào mông rồi thôi. Vì thế mà tui tránh được những trận đòn hết sức nghiêm khắc.

Chuyện gì tui cũng mách với bà, từ thằng Bo nhà hàng xóm uýnh lộn, đến chuyện nhỏ Lem bị tui giựt đầu con búp bê, hay chuyện tui làm toán được điểm mười đỏ chót… Mỗi lần tui kể là mỗi lần bà cười tủm tỉm. Khi thì bà trách nhẹ, rồi dặn dò chuyện nọ chuyện kia, có khi xoa đầu tui tấm tắc.

Năm tui học lớp bốn, mắt bà trắng đục không nhìn thấy đường. Bác sĩ khuyên nên để bà đi mổ mắt. Bà đồng ý nhưng tui thấy bà có vẻ lo lắng lắm. Mấy ngày trên giường bệnh chờ đến lượt mổ cả nhà tui luôn túc trực bên bà. Có hôm ba mẹ bận việc chỉ còn mình tui với bà, tui nằm gọn trong vòng tay nhăn nheo của bà để được nũng nịu và được nghe kể chuyện đời xưa.

Bà hay nói với tui: “Bà mổ mắt để được nhìn rõ cu Bi của bà”. Tui khoái lắm, dụi miết vào lòng bà. Vậy mà không hiểu sao có lần tui lại bật ra câu hỏi ngô nghê: “Lỡ mắt bà không sáng được nữa thì sao?” Bà vuốt nhẹ đôi gò má múp míp của tui, cười móm mém. Thì con sẽ là đôi mắt của bà, bé ạ!"

Ca mổ thành công nhưng vài năm sau thì bà mất. Cho đến khi trưởng thành tui vẫn không sao quên được bóng dáng và những kí ức thân thương về bà. Tui luôn gắng giữ gìn và trui rèn cho mình một đôi mắt “sáng”, tràn đầy lạc quan và tin yêu trước cuộc đời, trước mọi người, trước những ánh nhìn…Tất cả là những bài học vô giá mà tui thấm thía một cách lặng lẽ từ bà trong những ngày bà nằm viện.

Tui sẽ vì bà, vì bản thân tui mà sống thật tốt. Cũng như để xứng đáng và khắc ghi mãi mãi trọn vẹn lời giao ước: Con sẽ là đôi mắt của bà…

22 tháng 11 2019
Vua có công chúa vừa đến tuổi lấy chồng.Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng.Nhà vua phải mở một hội lớn cho hoàng tử các nước và con trai trong thiên hạ tới dự, để công chúa trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi xuống trúng nguời nào, công chúa sẽ lấy nguời ấy làm chồng. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ gắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn theo. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó bị thương nhưng gắn sức bay về hang trong núi sâu. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ nó ở.Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. Vua sai Lí Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng hắn truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. Tám, chín ngày trôi qua, hắn vẫn chẳng biết tin gì. Đến ngày thứ mười, hắn bỗng gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói việc tìm công chúa Thạch Sanh thật thà kể chuyện đã bắn đại bàng bị thương và biết hang ổ của đại bàng. Lí Thông mừng rỡ, liền nhờ chàng dẫn đường đến hang quái vật.Đến nơi, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây dài buộc vào lưng chàng rồi dóng xuống hang. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh, nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Rồi chàng lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho quân Lí Thông kéo lên. Chàng đang chờ dây thòng xuống, không ngờ, sau khi đưa được công chúa lên, Lí Thông liền ra lệnh cho quân sĩ vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại. (Theo mk thấy thì thử thách này hay và ý nghĩa nhất) (Mk ghi lâu lắm đó nên cho thật nhiều k vào nha mn) ^^Thảo^^
22 tháng 11 2019

em thây đây là một tác phẩm rất tuyệt .Hết

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác HỒ

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

22 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

22 tháng 11 2019

ko viết tầm bậy tầm bạ bạn sẽ bị mất nick đó

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, trước kia có tên gọi là Sài Gòn. Ba trăm năm từ khi được thành lập cho đến ngày nay, thành phố Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi và ngày càng lớn lên, trở thành đô thị lớn nhất, có dân số đông nhất trong các tỉnh, thành phố của nước ta, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Để hiểu một phần nét đẹp, nét đặc trưng của Sài Gòn, chúng ta hãy đọc bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu của cây bút đương đại Minh Hương. Là tùy bút, nên áng văn này mang đặc điểm nghệ thuật tương tự tác phẩm Một thứ quà của lúa non : Cốm của Thạch Lam. Nếu Thach Lam vừa miêu tả, tự sự vừa biểu cảm, miêu tả, tự sự xen kẽ bình luận, cảm xúc xen kẽ suy ngẫm, thì Minh Hương thiên về miêu tả, kể chuyển và biểu cảm, xen đôi ba nhận xét nhẹ nhàng mà ít bình luận. Ngòi bút của tác giả khá phóng túng, nhung bố cục văn mạch lạc. Ngôn ngữ, hình ảnh, ý tưởng và cảm xúc được tổ chức hài hoà trong những phát hiện tinh tế về Sài Gòn và một mối tình dai dẳng, bền chặt đối với Sài Gòn. Bốn câu mở đầu, từ "Sài Gòn vẫn trẻ" đến cái đô thị ngọc ngà này" là đọan thứ nhất: Cảm nhận chung về sức sống và vẻ đẹp, qúy của Sài Gòn. Đọan thứ hai, từ "Tôi yêu Sài Gòn ..." đến "... hơn năm triệu". Nhà văn biểu hiện tình yêu Sài Gòn qua những phát hiện nét đặc trưng của thành phố về khí hậu, con người, cuộc sống... Bốn câu cuối: từ "Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn ..." đến hết: Nhân mạnh tình cảm đằm thắm, dai dẳng, da diết của mình đối với Sài Gòn. Đọc bài tùy bút, chúng ta thấy cái tôi tác giả biểu hiện trực tiếp trong từng đọan, từng hình ảnh, sự việc bằng hai cung bậc: sự phát hiện tinh tế và tình cảm nồng nàn, đằm thắm. Ngay mấy câu mở đầu, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn bằng cách đối chiếu, so sánh, ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với năm ngàn năm tuổi của đất nước, nhà văn khẳng định : "Cái đô thị này còn xuân chán". Tiếp đó là một so sánh : "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà..." và một ẩn dụ : "cái đô thị ngọc ngà này...". Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh vừa mang vóc dáng của con người đang độ xuân xanh, vừa khoẻ khoắn, vươn cao, tràn trê nhựa sống của một loài cây non tơ nõn nà, lại vừa thu gọn trong hình hài của ngọc ngà quý hiếm. Những cụm từ "còn xuân chán", "cứ trẻ hoài...", "đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt..." biểu hiện rõ sức sống đang lên của Sài Gòn, tình yêu và niềm tự hào của nhà văn đối với mảnh đất mình đang sống. Xuống đoạn hai, sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế hơn và nồng nàn hơn. Mở đầu đoạn văn lại là một so sánh khá táo bạo : "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái". Nhà văn yêu Sài Gòn ờ những phương diện nào, từ đó phát hiện những đặc trưng nào của Sài Gòn ? Trước hết, tác giả cảm nhận về khí hậu Sài Gòn với các đặc điểm ít nơi trên đất nước ta có được. Nào là "nắng sớm... ngọt ngào, buổi chiểu lộng gió". Nào là "thời tiết trái chứng, trời đang ui ui buồn bã bồng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh...". Trong thời tiết ấy, phố phường Sài Gòn lúc thì "náo động dập dìu xe cộ", lúc "tĩnh lặng buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch...". Điều thú vị là điệp từ yêu được nhắc lại tới năm lần liên tiếp, rồi được nhấn mạnh thêm hai lần trong câu ca dao như muốn sơ kết một cung bậc cảm xúc : Yêu nhau yêu cả đường đi... Tiếp theo nét đặc trưng của khí hậu Sài Gòn là vẻ đẹp và phong cách sống của người dân Sài Gòn. Tác giả giới thiệu thành phần dân cư Sài Gòn thật khéo : "Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả". Câu văn vừa điểm qua nguồn gốc người Sài Gòn vừa khẳng định tính đoàn kết gắn bó, tính thống nhất của dân cư nơi đây. Từ đó, nhà văn hồi tưởng những năm đầu, mình từ quê hương miền Trung vào Sài Gòn, được gặp gỡ, được đón nhận bởi những con người "ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà dễ dãi", "rất chơn thành, bộc trực". Nhà văn coi đó là nét bản địa trong phong cách sống và ứng xử. Nét riêng của người dân Sài Gòn có lẽ tập trung và được bộc lộ rõ nhất ở nữ giới, nhất là các cô gái thị thiêng. Bằng một vài câu văn miêu tả, nhà văn vẽ trước mặt chúng ta chân dung cô gái Sài Gòn khá cụ thể: Tóc buông thõng trên vai, trên lưng, hoặc tết bím. Nón (mũ) vải tráng vành rộng. Áo bà ba trắng. Quần đen rộng. Giày bố trắng, hay xãng-đan da. Hoặc guốc vuông trơn trắng nõn. Dáng đi khoẻ khoắn, mạnh dạn. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây... Cũng có lúc, các cô gái Sài Gòn yểu điệu thướt tha, hoặc e thẹn ngượng ngùng. Tất cả nét cụ thể ấy hài hoà tạo thành cái duyên chung của người Sài Gòn, những con người mang "cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu", như nhà văn nhận xét. Song đó không phải loại người thô thiển, tầm thường, trái lại người Sài Gòn, các cô gái Sài Gòn hài hoà vẻ đẹp chân thành, bộc trực và tính e thẹn, ngượng ngùng, cứ y như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Cách ứng xử của các cô gái Sài Gòn cũng thật đẹp. Gặp người lớn, các cô cúi đầu chào. Gặp bạn bè cùng trang lứa, thì hơi cúi đầu và cười. Nụ cười của các cô ý nhị, vừa phải ngậm miệng, chúm chím, mủm mỉm... Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, hóm hỉnh. Ngỡ như đấy là những con người yếu mềm, hay e thẹn. Nhưng, khi bước vào những thời kì sôi sục chiến đấu chống ngoại xâm từ sau Cách mạng đến năm 1975, các cô gái Sài Gòn, người dân Sài Gòn đã đứng lên, hiên ngang, bất khuất không chút do dự, dấn thân vào khó khăn... Chẳng cần suy nghĩ nhiều, qua đoạn văn vừa miêu tả vừa nhận xét, bình luận nhẹ nhàng của tác giả Minh Hương, chúng ta được tiếp xúc với những người dân Sài Gòn mang những nét riêng rất đáng yêu, đáng trọng. Ở đoạn này, nhà vãn không dùng một từ yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ đặc tả, gợi hình, nhà văn vẫn bộc lộ biết bao tình yêu, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu,... Cuối đoạn hai này, tác giả khẳng định : Sài Gòn là một đô thị hiền hoà của mảnh đất lành miền Nam. Tục ngữ ta có câu "Đất lành chim đậu". Với những lớp người từ các vùng quê, mảnh đất khác vào sống ở Sài Gòn thì... Sài Gòn đúng là mảnh đất lành, sẵn sàng đón nhận người dân tứ xứ tụ hội lại để tạo nên miền quê mới rất đồi thân thương. Dường như, khi nghĩ tới mảnh đất lành Sài Gòn, nhà văn đã liên tưởng tới câu tục ngữ trên để từ đó bàn về các loại chim từ nhiều phương trời về sống trên lùm cây, mái nhà của Sài Gòn. Đoạn văn lướt qua, điểm tên vài loài chim như những cánh bay vụt thoáng trên bầu trời mà vẫn đem đến cho người đọc ấn tượng thú vị về các giống chim ờ Sài Gòn : nhạn, én, quạ, sáo, vành khuyên, sắc ô, áo già,... Nhưng rồi chỉ lướt qua thôi, sau khi than thở, chê trách một số tay súng sát hại chim chóc, huỷ hoại môi trường, tác giả lại trỡ về nói tới con người, ca ngợi con người : "Thành phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì đã có con người... Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu". Đúng là mảnh đất hào phóng và thuận lợi, nơi đất lành phía Nam của Tổ quốc ta. Bốn câu kết của bài tuỳ bút trở về với âm điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Những từ biểu cảm được dùng ờ một tần số dồn dập thể hiện cảm xức mạnh hơn, đằm thắm hơn. Tôi yêu Sài Gòn ... và yêu cả con người... Thương mến bao nhiêu... Tôi ước mọi người ... đều yêu Sài Gòn ... Đúng là một mối tình dai dẳng, bền chặt không bút nào tả xiết được. Đọc bài tuỳ bút của tác giả Minh Hương, chúng ta hiểu và thêm yêu Thành phố Hồ Chí Minh với cái tên cổ kính gợi nhiều nhớ thương. Sài Gòn là thành phô trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng của thiên nhiên, khí hậu nhiệt dới và nhất là cha con người Sài Gòn với phong cách cởi mở bộc trực, chân tình và tự tin. Cám ơn nhà văn Minh Hương đã thể hiện tình cảm sân đậm với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố của mình.

 

16 tháng 1 2020

cảm ơn vũ anh tú nha

25 tháng 11 2019

Hai khổ thơ đầu khắc hoạ hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Tác giả kể theo trình tự thời gian
- Hồi nhỏ -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm khi sống

+ với đồng.
+ với sông.
+ với bể.
- Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
- Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
- Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-> Đó là không gian của kỉ niệm ->ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn.
Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”
 -> Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ
 -> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa
rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn,
khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…