K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.


 

21 tháng 10 2018

Thời gian như một cỗ xe vô hình lăn bánh. Để rồi một sớm mai thức dậy, tôi giật mình nhận ra hai từ “khôn lớn” đã gần mình đến thế. Từng đổi thay dần hiện ra như những thước phim quay chạm, thước phim về sự trưởng thành của tôi. Và tôi thấy mình đã khôn lớn.

Tôi chăm chú ngắm nhìn người trong gương. Khuôn mặt ngây thơ ngờ nghệch bây giờ đã thanh thoát, có đường nét hơn. Cô bé nhút nhát bé nhỏ ngày nào nay đã cao đến vai bố, cao hơn cả mẹ. Giọng nói của tôi trở nên trong trẻo và nữ tính hơn. Tôi có thể hát vang ca khúc tôi yêu thích mà không cần ngại ngùng như ngày còn bé.

Điều đặc biệt là tôi trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động của bản thân. Tính trẻ con bốc đồng đã thay đổi dần theo năm tháng. Trước khi làm bất cứ việc gì tôi đã biết đắn đo, suy nghĩ, biết phân biệt việc gì nên việc gì không nên. Tôi cảm thấy có ý thức trách nhiệm hơn và tự giác trong cuộc sống thường ngày. Những ngày còn nhỏ, mẹ phải giục mãi tôi mới ì ạch đứng lên cầm chổi quét nhà, hay giúp mẹ việc này việc kia. Hiện tại thì khác, chỉ cần thấy nhà bẩn, bụi bặm, tôi sẽ chủ động cầm chổi quét nhà, chủ động đổ rác khi rác đã đầy thùng. Tôi học mẹ nấu những món ăn đơn giản và cách giặt quần áo, tự tay giặt, là quần áo của chính mình. Mỗi sáng, khi gà cất tiếng gáy, ông mặt trời đã vén màn tỉnh giấc đằng đông, mẹ không cần mất thời gian kéo tôi dậy nữa. Tôi sẽ tự mình thức dậy, chạy vài vòng quanh sân để tập thể dục.

Không chỉ những việc nhỏ nhặt như thế, trong học tập tôi đã thay đổi tích cực hơn rất nhiều. Trước kia, mỗi lần đi học về thấy mệt là tôi lại bỏ qua bài tập, đặt lưng ngủ luôn. Nhưng bây giờ thì không, sau khi về nhà tôi sẽ dành thời gian làm và chuẩn bị bài. Tôi cẩn thận và có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Không cần thầy cô, bố mẹ nhắc nhớ, tôi vẫn tập trung học thật tốt.

Dấu mốc quan trọng nhất trong hành trình khôn lớn của tôi có lẽ là khi tôi biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn. Tôi bắt đầu chăm chú và dõi theo mọi người, phát hiện ra nhiều điều ý nghĩa. Tôi không còn nằng nặc đòi một món đồ chơi hay một bộ quần áo mới như trước vi hiểu ra nỗi vất vả, những hi sinh thầm lặng của bố mẹ. Thường ngày, chỉ vì một chuyện nhỏ, tôi và em gái sẽ tranh cãi om sòm, bố mẹ rất phiền lòng vì điều đó. Nhưng hiểu chuyện rồi tôi lại nghĩ khác. Nếu em gái tôi thích thứ gì, tôi sẽ không tranh giành với nó. Lần đầu tiên, mẹ mua hai đôi tất tay mới mà tôi không mảy may giành với nó, nó ngạc nhiên lắm. Mãi tới khi tôi nói:

- Chị lớn rồi, sẽ nhường nhịn em. Em cứ chọn màu mà mình thích.

Con bé với lấy đôi tất màu hồng, miệng lí nhí:

- Cảm ơn chị!

Lúc ấy, tôi vừa bất ngờ vừa vui mừng. Cảm giác làm chị gái, hóa ra tuyệt vời như vậy. Bố mẹ nhìn hai chị em hòa thuận, yêu thương, ánh mắt cũng bất giác mà lấp lánh niềm vui, hạnh phúc. Sau sự việc ấy, tôi càng yêu thương mọi người xung quanh. Bố mẹ tôi cũng yên tâm nhiều khi có công chuyện, để hai chị em ở nhà.

Khôn lớn, trưởng thành rồi đồng nghĩa với việc biết nhìn nhận những lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi hồi tưởng về quá khứ và hối hận về những việc không đúng mà mình đã làm. Từ những việc đó, tôi rút ra được nhiều bài học quý giá, tự kiểm điểm bản thân và quyết tâm rèn luyện tốt hơn. Điều tuyệt vời nhất phải chăng là khi tôi bắt đầu có hoài bão, ước mơ về tương lai của mình. Tôi mơ ước trở thành một phóng viên, cầm chiếc máy ảnh trên tay và đi đến khắp mọi nơi, ghi lại câu chuyện của nhiều cuộc đời khác. Tôi đặt ra những mục tiêu, vạch ra những kế hoạch và tạo dựng một niềm tin vững chắc cho ước mơ, hoài bão ấy. Tôi luôn tin tưởng, chỉ cần tôi cố gắng hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ. Một ngày kia, thành công sẽ mỉm cười với tôi.

Tôi nhìn lại chính mình trong gương, mỉm cười hài lòng với bản thân của hiện tại. Dù cho nhiều thứ đã đổi thay, nhưng tôi vẫn là chính tôi. Tôi thấy mình khôn lớn, và tôi vui vẻ vì  sự khôn lớn ý nghĩa đó.

21 tháng 10 2018

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

       Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

       Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

      Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

       Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

       Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

        Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

        Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

       Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

         Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

       Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

       “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

21 tháng 10 2018

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.

21 tháng 10 2018

=))) GIàn ý ạ

1/ Nhân vật cai lệ : Tích chất ông việc : đứng đầu top lính phục vụ nhà quan => công việc nhỏ bé bình thường

-Hắn chỉ là tay sai của tên cai lệ cho bộ máy chính quyền , xuất hiện ở nhà chị Dậu với thái độ hung hăng ,hống hách => Xuất hiện giống kẻ cướp hơn là người nhà nước

-Hành động thái độ và lời nói :

+Gõ roi thét thị uy , xưng hô xất xược : mày -tao

+Quát nạt , hầm hè, đe dọa (..)

+Sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu lm chị Dậu hoảng sợ 

+ Dánh chị Dậu ,tát vào mặt chị , sấn đến bắt anh Dậu

=> Hành động càng lúc càng tăng tiến ,hung tợn hơn với mức độ nguy hiểm cao thêm , kịch tính cũng từ đó mak đẩy len đỉnh điểm

=> Nhân vật cai lệ tượng trưng cho thế lực nhà nước phong kiến xã hội nửa thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ : độc ác , hung hăng , tàn bạo

21 tháng 10 2018

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

- Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

Trả lời:

a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Trả lời:

Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Trả lời:

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2. Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Đồng chí  nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị Thiên,

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

    - Thưa trong điện nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

 nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Trả lời:

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

IV. LUYỆN TẬP

1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời:

Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mãng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.

2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…

Đặt câu:

Ví dụ:

Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

3. Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời:

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d, Khi làm bài tập làm văn

e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao?

Trả lời:

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

      Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

      Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

( Hò ba lí của Quảng Nam)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 10 2018

Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng "tôi" (có lúc là "chúng tôi") cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

21 tháng 10 2018

_ Khỏe như voi
_ Đen như mực
_ Nhanh như cắt
_ Ăn như mèo
_ Làm như mèo mửa
_ Uống như rồng leo
_ Trắng như mây
_ Chậm như rùa
_ Nhát như thỏ đế
_ Vui như tết

21 tháng 10 2018

ăn như mèo

trắng như trứng gà bóc

xấu như ma

đẹp như tiên 

đen như cột nhà cháy

dữ như cọp

hiền như đất

chậm như rùa

nhát như thỏ đế

khỏe như voi

moit tay quá :(((