K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2018

 a ) - Vì bạn Mai không học bài nên bạn ấy bị điểm kém

b ) - Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại

c ) - Tuy trời mưa to nhưng em vẫn đi học

d ) - Không những bạn Hương học giỏi mà bạn còn hát hay

30 tháng 10 2018

vì em chủ quan nên đã bị điểm kém

nếu sáng nay trời không mưa thì các bác nông dân đã làm xong việc

tuy trời mưa nhưn em vẫn đi học

không những bạn lan học giỏi mà còn hát rất hay

30 tháng 10 2018

- Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

30 tháng 10 2018

 trả lời · Giúp bài tập 

 Câu trả lời hay nhất

MB : - Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

30 tháng 10 2018

Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:

"Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ...''
(Thơ cổ )

Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,... Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,... Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,... Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.

Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:

"Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ...''
(Thơ cổ )

Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,... Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,... Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,... Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.

b, Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”.

Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm.

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

+“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.

+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

+ Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.

+ Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo.

+ Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”.+ Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc:

30 tháng 10 2018

Cách đây 60 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.

Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:

Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

y nghia ngay nha giao viet nam 2011
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958. (Ảnh Giaoduc)

Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.

Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

y nghia ngay nha giao viet nam 2011
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy. (Ảnh Khoahoc)

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo xem ngay 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn Xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

y nghia ngay nha giao viet nam 2011
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. (Ảnh ungdungtot)

Trong ngày này, các em học sinh còn tặng những bó hoa tươi thắm, những tấm thiệp hay những món quà nhỏ gửi đến thầy cô của mình thay cho lời cảm và lòng biết ơn. Chắc chắn những thầy cô sẽ rất vui mừng và cảm động trước tấm lòng của học trò.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.

30 tháng 10 2018

Tác phẩm “Tôi đi học” kể về ngày đầu tiên đến trường của chính tác giả – Thanh Tịnh. Cứ mỗi cuối thu hằng năm, những kí ước về ngày đi học đầu tiên của tác giả lại ùa về. Hôm ấy, chú bé Thanh Tịnh được mẹ đưa đến trường. Khí trời se lạnh, gió rụng đầy, con đường vốn quen thuộc trở nên xa lạ trước mắt và chú bé cảm nhận mình có sự thay đổi “Hôm nay, tôi đi học”. Khoác trên mình đồng phục đến lớp, chú bé Thanh Tịnh bỗng cảm thấy bản thân lớn hơn và trang trọng hẳn ra. Chú bé bỗng cảm thấy thích thú với bút thước.

Khi đến trường, khung cảnh thật lạ lẫm, chúng khiến chú bé Thanh Tịnhnổi lên một nỗi lo sợ khó tả.  Thanh Tịnh bèn nép vào đằng sau mẹ. Sau ba hồi trống vang lên, ông đốc gọi tên từng người vào lớp. Cảm giác lo lắng sợ sệt và hồi hộp khiến chú bé Thanh Tịnh phát khóc. Giống như các bạn khác, chú bé dúi đầu vào lòng mẹ mà khóc òa lên.

Nhờ ông đốc động viên và mẹ an ủi, chú bé đã có thể bước vào lớp. Thầy giáo rất trẻ. Thầy chào mỗi học trò bằng một nụ cười hiền. Vào lớp, nhìn khung cảnh lớp học và những người bạn nhỏ, chú bé Thanh Tịnh bỗng thấy trở nên quen thuộc. Bắt đầu từ giây phút ấy, chú bé trở nên tự tin hơn. Chú đã có thể đọc bài học đầu tiên. Quàng tay lên bàn, chú bé Thanh Tịnh đọc rõ ràng dòng “Tôi đi học” được thầy viết trên bảng.

29 tháng 10 2018

Thán từ là "Tha này!" nhá bạn êi

1 tháng 11 2018

éo biết

29 tháng 10 2018

ua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn . 
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.