K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.

Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo.

k nha

15 tháng 11 2018

Ở con hẻm nhỏ 24/106 thuộc khu phố 5, phường 3, quận Bình Thạnh, nơi gia đình em cư ngụ, ai cũng biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn Đức.

Đức học cùng lớp với em. Bạn ấy theo bố mẹ từ Quảng Ngãi vào thành phố kiếm sống đã được 3 năm. Ngày ngày, bố Đức đi làm thợ xây, mẹ buôn gánh bán bưng, kiếm tiền nuôi bốn đứa con. Đức là con trai lớn nên sớm biết mình phải có trách nhiệm đỡ đần cha mẹ.

Sáu người sống trong gian phòng thuê chỉ rộng độ hơn chục mét vuông. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì đáng giá, nhưng nhìn vào, người ngoài sẽ thấy sự ngăn nắp, sạch sẽ của chủ nhân. Việc dọn dẹp nhà cửa, Đức lo hết để ba mẹ yên tâm. Buổi sáng, Đức dậy sớm phụ mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà. Sau đó, mẹ gánh rau ra chợ, bố đi làm và Đức đi học. Mấy lần em hỏi Đức là sao bận rộn như thế mà vẫn học giỏi thì bạn ấy chỉ cười hiền lành: “Mình thương ba mẹ lắm"!.

Ba năm liền, Đức đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Điều ấy khiến cho ba mẹ bạn ấy rất tự hào với bà con lối xóm. Tối nào nhà Đức cũng đông khách”. Đó là đám trẻ con gần đấy sang nhờ anh Đức chỉ cho cách làm bài tập. Đức ân cần chỉ bảo, chẳng tiếc thời gian. Vì thế mà bạn ấy được nhiều người quý mến.

Chưa bao giờ em nghe Đức than vãn về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Đến lớp, Đức vẫn hoà đồng với các bạn, không hề mặc cảm. Điều mà em thấy rõ nhất ở Đức là sự chăm chỉ, siêng năng cả trong học tập và trong sinh hoạt. Đức thích mang lại niềm vui cho mọi người qua những lời nói, việc làm bình thường hằng ngày.

Một hôm, trên đường đi học về, thấy một cụ già muốn qua đường, Đức bảo em: "Chúng mình giúp bà cụ đi!”. Sang đến bên kia, bà cụ cảm ơn, Đức lễ phép đáp: “Thưa bà, không có chi! Chúng cháu chào bà ạ!”. Sau đó, Đức khẽ nói: “Nhìn bà cụ, mình nhớ bà ngoại ở ngoài quê quá !”. Em hiểu tình cảm của bạn ấy dành cho người thân thật là sâu nặng.

Tuy cùng tuổi, cùng học với nhau mà sao em thấy Đức “lớn” hơn mình nhiều lắm! Mẹ em thường nhắc: “Con chẳng phải học ai cho xa, cứ noi theo bạn Đức ấy. Chăm ngoan, học giỏi như Đức là mẹ vui rồi!". Được như Đức, chắc em phải cố gắng nhiều!

25 tháng 10 2021

– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

14 tháng 11 2018

Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.

14 tháng 11 2018
  • Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo tấu trình nhà vua khi bàn về việc đánh giặc: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”
  • Tác giả dùng biện pháp so sánh giữa việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Thuốc lá cũng như một loại giặc mà con người cần phải chống.  Nói một cách đơn giản, khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại cua nó mà chủ quan, coi thường những lời cảnh báo… Biện pháp so sánh này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận, tác giả mượn cách so sánh này để dẫn người đọc đến một so sánh khác, tạo được ấn tượng mạnh.
14 tháng 11 2018

Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá

Tóm tắt :

   Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.

Bố cục :

    Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS) : thông báo về nạn dịch thuốc lá.

   - Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp) : tác hại của thuốc lá.

   - Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi chống thuốc lá.

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.

   - Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?

14 tháng 11 2018

Tác giả, Tác phẩm (SGK)

I. Bố cục

Chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… nặng hơn cả AIDS): nạn ôn dịch thuốc lá.

+ Phần 2 ( tiếp… con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra.

+ Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.

II. Tóm tắt

Nạn ôn dịch thuốc lá đe dọa tới sức khỏe và tính mạnh con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, hủy hoại phế quản, phổi. Nặng hơn nữa chất ô-xít-các-bon ngấm vào máu, bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa. Chất ni-cô-tin trong thuốc gây ra những bệnh như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ung thư. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay đẩy lùi nạn ôn dịch thuốc lá.

III. Hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, Thuốc lá chi tiết

Giải câu 1 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?

Trả lời:

– Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:

+ Gây ấn tượng với người đọc.

+ Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch.

+ Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuộc.

+ Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.

– Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.

Giải câu 2 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Trả lời:

– Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:

+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá.

+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống.

+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

Giải câu 3 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả đặt giả định “có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Trả lời:

– Đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ:

+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá.

+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.

+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng kg thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.

=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.

Giải câu 4 (Trang 122 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Trả lời:

– So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu – Mĩ.

+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ -> điều đáng báo động.

+ Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt.

+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém.

– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.

14 tháng 11 2018

Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.

Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách,. . . và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay ngày càng nhiều những kiểu dáng đẹp và lạ. Rồi cóc cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi với rất nhiều những ngòi màu khác nhau như đỏ đen xanh rất hữu ích cho việc ghi chép và học tập của chúng ta. Tuy đủ màu sắc và kiều dáng phong phú thế nhưng cũng chỉ có hai loại đó là loại dùng một lần rồi bỏ và loại thay ngòi rồi có thể dùng tiếp. Tuy bút bi rất tốt và mang nhiều công dụng thế nhưng đối với những em nhỏ đang tập viết hay chưa cứng khi viết thì không nên sử dụng loại bút này. Chúng ta không nên chỉ vì bút bi có giá thành rẻ hơn mà để cho em nhỏ sử dụng chúng như thế rất không tốt.

Bút bi có rất nhiều công dụng và theo thời gian nó vẫn là một dụng cụ không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò trên những trang nhật kí đầy nét bút yêu thương.

14 tháng 11 2018

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.

14 tháng 11 2018

Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo khoác ngoài màu thầm, bên trong là chiếc áo cánh sen, áo mỡ gà,... làm cho người phụ nữ quê ta trở nên duyên dáng, xinh đẹp và trang trọng.

Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lề Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.

Chiếc áo dài tân thời ngày nay vốn là chiếc áo dài tứ thân được cải tiến. Ống tay dài thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên ‘eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím,... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.

Trong lễ hội, hình ảnh các thiếu nữ xuất hiện trong chiếc áo dài tân thời, người đi xem cảm thấy như đàn bướm sặc sỡ đang bay lượn giữa vườn hoa xuân.

Thứ hai hằng tuần, trường em quy định giáo viên nữ mặc áo dài trắng, các giáo viên nam mặc vét, thắt ca-vát, đi giầy. Lễ chào cờ hàng tuần trở nên long trọng; sân trường như sáng bừng lên.

Chiếc áo dài màu trắng điểm hoa, chiếc áo dài màu xanh da trời, màu tím Huế đã làm tôn vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam trang nhã, trinh trắng hơn, mềm mại, tươi đẹp hơn.


 

14 tháng 11 2018

đó là trang phục truyền thống của Việt Nam, có nhiều họa tiết,cách trag trí khác nhau

ko lên mạng nên chỉ bt vậy thui

tham khảo trên mạng nha bạn

14 tháng 11 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

14 tháng 11 2018

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong "Cô bé bán diêm" cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

   Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã "ngồi nép trong một góc tường", "thu đôi chân vào người". Em không thể về vì biết "nhất định cha em sẽ đánh em". Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

 Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng "đánh liều quẹt một que". Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: "lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt". Em nhận ra có "một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng". Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

 Không chỉ phải chống chọi với cái giá rét của mùa đông, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Ánh sáng của ngọn lửa que diêm thứ hai rực lên cũng là lúc bức tường xá xịt kia trở thành một "tấm rèm bằng vải màu". Em ngập tràn hạnh phúc khi nhìn thấy : "Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay". Nhưng tất cả cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường. Thương em bao nhiêu, ta càng thấy oán trách sự vô tâm của xã hội em sinh ra và lớn lên.

   Và một lần nữa, que diêm lại sáng bừng lên, cho em "một cây thông Nô-en", như trả lại tuổi thơ cho em: "Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng". Niềm vui của em vừa trỗi dậy rồi cũng vụt tắt như que diêm kia. Tất cả những gì em nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Em không thể đưa tay chạm vào, mà chỉ có thể cảm nhận trong phút chốc qua trí tưởng tượng của bản thân. Trước đêm đông giá rét, em đang dần kiệt sức và gục ngã.

   Thường những phút cuối đời, người ta thường mong ước được ở bên cạnh những người thân yêu. Có lẽ vì thế nên khi thắp lên que diêm tiếp theo, em nhìn thấy người bà hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Em có cảm giác như mình được trở về với quãng thời gian ấm áp khi xưa. Em mong mỏi, khát khao được ở bên bà: "Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu." Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được những vất vả, khó khăn đến cùng cực mà em đnag phải gánh chịu. Điều cần thiết với em lúc này không phải là được sưởi ấm, được ăn no. Em mong mỏi được sống trong tình yêu thương của gia đình. ĐÓ chính là ước mwo thầm kín bấy lâu nay của em. Bởi vậy, mặc cho nỗi sợ bị cha đánh mắng, tuyết rơi giá rét, em vội vàng thắp hết những que diêm còn lại để được bên bà lâu hơn nữa. Rồi em được trở về với bà, đến một nơi mà "chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ". Em ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc ngập tràn.

   Kết thúc câu chuyện là hình ảnh "ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm". Không ai biết được điều gì đã thực sự xảy ra trong đêm đông hôm đó. Một cái kết buồn trong lòng người đọc nhưng lại là niềm hạnh phúc bé nhỏ của em bé bán diêm bất hạnh.

   Thông qua câu chuyện, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp nhỏ tới toàn thể nhân loại: thông điệp về tình người. Còn đó ngoài kia biết bao trẻ em lang thang cơ nhỡ đang cần chúng ta dang rộng cánh tay giúp đỡ. Các em thực sự cần được quan tâm, yêu thương và bảo vệ.

14 tháng 11 2018

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

13 tháng 11 2018

Ok !!! 1 + 1 = 2

13 tháng 11 2018

2

-!Add!-

13 tháng 11 2018

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó. Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề . ​"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.