K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2020

                                                         Bài làm

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

Chúc bạn học tốt

10 tháng 3 2020

cảm ơn bạn

6 tháng 2 2020

Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.


 

     Trước khi thi,Mèo(Kiều Phương) vẫn nhớ lời của bác Tiến Lê dặn:"Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu."Mèo là một cô bé nhân hậu và yêu thương anh,cô bé chọn sẽ vẽ về anh mình.Cô bé quyết định sẽ xem xét anh mình để vẽ lên tranh cho thật đẹp dù bị anh gắt gỏng về việc làm khó chịu của mình.Cuối cùng,bức tranh "Anh trai tôi" của Mèo đã đạt giải nhất.

Đề 1:                                                              Bài làm:

      Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

Đề 2:                                                            Bài làm:

  Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Chú không có áo mưa?
  
Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:
  
- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 - Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn...

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ...

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.
  
Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

- Hôm nay chú có áo mới rồi.

- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

6 tháng 2 2020

cô bé đã vẽ anh trai của mình

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?A. Lặn xuống biển để mò san hô.B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.C. Dùng dao để khai thác san hô.D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sáchnào?A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.4C. Nam phương thảo mộc...
Đọc tiếp

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?
A. Lặn xuống biển để mò san hô.
B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.
C. Dùng dao để khai thác san hô.
D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
nào?
A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

4

C. Nam phương thảo mộc trạng. D. Thiên Nam ngữ lục.
Câu 3: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
A. người Việt. B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán. D. không còn đơn vị huyện nữa.
Câu 4: Chính quyền đô hộ nắm độc quyền
A. muối. B. sắt C. gạo. D. ngọc trai.
Câu 5: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.
Câu 6: Nho giáo được lập ra bởi
A. Lão Tử. B. Trang Tử. C. Khổng Tử. D. Hàn Mặc Tử.
Câu 7: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của
A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Mai Hắc Đế. D. Lí Bí.
Câu 8: Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). B. Hát Môn.
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).. D. Mê Linh.
Câu 9: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử bao nhiêu quân sang nước ta
A. 5000 quân. B. 6000 quân. C. 7000 quân. D. 8000 quân.
Câu 10: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã
A. vẫn giữ nguyên châu Giao. B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản. D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.
Câu 11: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận
A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam. D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Câu 12: Cư dân Âu Lạc thế kỷ III khi đã làm gốm đã có thêm kỹ thuật gì?
A. Tráng men. B. Trang trí hoa văn. C. Nung. D. Tráng men và trang trí hoa văn.
Câu 13:Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kỳ này là
A. kỹ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm đông dân cư.
D. trâu, bò đã đảm nhiệm cày bừa trong nông nghiệp.
Câu14: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.

0
6 tháng 2 2020

Ngăn cản khuyên nhủ các bạn, nếu vẫn không được thì nhờ thầy cô giải quyết

6 tháng 2 2020

Trước tiên, luôn nhớ phải rửa tay kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch trước khi sơ cứu. Nếu cẩn thận hơn có thể đeo găng tay y tế trước khi bắt đầu chăm sóc vết thương.

Đặt đầu gối lên ghế hoặc gối, giữ cho đầu gối cao quá tim. Dùng tay đè lên vết thương để ngăn ngừa cho máu không chảy ra. Trong trường hợp có các mảnh vụn ở vết thương như bụi bẩn, gai, mảnh sành… Bạn cần phải sử dụng các dụng cụ gắp chúng ra.

Dùng bông, băng gạc hay vải trắng sạch đè lên vết thương nội trong vài phút để cầm máu. Nếu bị thấm nhiều máu quá thì phải thay liên tục. Xối nước quanh khu vực đầu gối bị thương để rửa sạch bụi bẩn. Dùng các loại xà phòng hoặc nước rửa tay diệt vi khuẩn để rửa nhẹ quanh miệng vết thương. Cẩn thận tránh đề thấm vào vùng bị thương gây đau rát.

Dùng khăn sạch thấm từ từ vào vùng trầy xước da ở đầu gối. Nhẹ nhàng lau từ miệng vết thương vào trong. Không nên quá mạnh tay có thể gây chảy máu và bị rách miệng vết thương khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

1.2. Trầy xước da ở đầu gối trung bình

Vết trầy xước da ở đầu gối trung bình

Đối với những vết thương đầu gối ở mức độ trung bình. Khi quan sát có thể thấy vết thương hơi bị lõm, hơi sưng, đau rát và rỉ máu. Trong trường hợp này hãy rửa vết thương cẩn thận bằng nước muối loãng để sát trùng kĩ lưỡng, loại bỏ vi khuẩn.

Có thể bôi các loại thuốc mỡ có chữa kháng sinh cùng với giảm đau nhẹ. Hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng cách thiêu chỉ định in trên hướng dẫn sử dụng. Nếu như cảm thấy bị kích ngứa, dị ứng khi bôi lên thì hãy rửa sạch rồi sử dụng các loại thuốc phù hợp khác.

Dùng bông hoặc băng gạc đè lên vết thương rồi quấn bằng cuốn nếu cần. Bạn có thể sử dụng các băng gạc khử trùng hay băng gạc có thể dính để tránh bị bung ra.

1.3. Trầy xước da ở đầu gối nặng

Vết trầy xước da ở đầu gối nặng

Nếu như vết thương có dấu hiệu nặng như mảng rách lớn, chảy máu nhiều, có phù nề xung quanh thậm chí có dấu hiệu mưng mủ sau 1 thời gian bị thương là những vết thương nặng mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Khi sơ cứu, hãy rửa sạch vết thương với muối loãng sau đó quấn băng gạc kỹ càng.

Hàng ngày, bạn cần lau rửa vết thương cho sạch các chất tiết, máu, mủ bằng nước muối, chấm cồn sát khuẩn, bôi thuốc cẩn thận và thay băng gạc sạch. Nếu vết thương chảy mủ nhiều, bạn có thể sẽ cần thay băng gạc nhiều lần trong ngày. Với các vết thương nặng như thế này, bạn nên uống thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

Nếu cần thiết hãy đưa người bị thương đến các trạm y tế để được các y bác sĩ kiểm tra, thay băng và kê thuốc phù hợp. Với các vết thương nặng không đảm bảo kỹ thuật thì không nên tự ý sơ cứu nếu không thành thạo vì có thể gây ra các biến chứng lở loét, nát vết thương, mưng mủ nặng hơn.