K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7a+4b=1994
7a=1994-4b
7a=997.2-2b-2b
7a=2.(997-2b)
=[2.(997-2b)] :7
=[2.(997-2b)] : (3+4)(1)
7a+4b=1994
4b=1994-7a
4b=2.997-2a-5a
4b=2.(997-2a)-5a
= [2.(997-2a)-5a]:4(2)
từ (1),(2)
4/7<[2.(997-2b)]:7/[2.(997-2a)-5a]:4<2/3

k mk nha

19 tháng 2 2020

vậy phân số a/b là bao nhiêu

"Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi , những trái na , hồng , ổi , thị ...Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ .Nắng mong manh đậu bên thật khẽĐôi vai gầy nghiêng nghiêng! Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im ...Con chẳng thể chớp mắt Mẹ trở mình trong tiếng ho...
Đọc tiếp

"Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn 

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ 

Ôi , những trái na , hồng , ổi , thị ...

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu 

Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương 

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ .

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng! 

Heo may thổi xao xác trong đêm 

Không gian lặng im ...

Con chẳng thể chớp mắt 

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức 

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng ".

                          ( Lương Đình Khoa )
a. Nêu phương thức biêu đạt chính của bài trên 
b. tìm các từ láy trỏng bài 
c. Tìm ra biện phát tu từ trong câu : "Sương vô tình đậu trên khóe mắt rưng rưng" 
d. Bài thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với mẹ

1
19 tháng 2 2020

a) - Phương thức biểu đạt: biểu cảm

b) Từ láy: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng.

c)Biện pháp tu từ: đảo ngữ

d) Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn sâu sắc đối với người mẹ vất vả của mình

4 tháng 1 2022

sai 

em sai vì đăng linh tinh. nhưng em đúng vì đăng như vậy em tìm đc anh

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
19 tháng 2 2020

Sách là một trong những nguồn tri thức có nhiều lợi ích quan trọng nhất đối với mỗi người. Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có những cuốn sách tâm đắc nhất. Với em thì cuốn sách tiếng Việt lớp 5 là cuốn sách mang nhiều ý nghĩa và gây ấn tượng với em nhiều nhất bởi cuốn sách không chỉ có một hình thức đẹp mà còn có những mục nội dung được trình bày một cách hợp lí, lô gic. Tất cả đã tạo nên những giá trị to lớn cho cuốn sách.

Cuốn sách tiếng Việt lớp năm là cuốn sách do nhà xuất bản giáo dục và đào tạo xuất bản. Với những hình bìa đẹp cùng những nội dung phong phú và lô gic, cuốn sách là một trong những cuốn sách mà em yêu thích nhất. Ngay từ ở ngoài trang bìa, cuốn sách đã hấp dẫn sự chú ý của em. Đó là hình ảnh của những người bạn học sinh từ rất nhiều những vùng miền đã cùng nhau tụ họp lại và cùng nhau nói chuyện và chỉ cho nhau thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Một chú bé đang chỉ tay cho bạn mình thấy hình ảnh của vùng biển phía xa với những ngọn sóng dập dềnh và những cánh chim hải âu đang dang rộng đôi cánh ở phía trên bầu trời. Đó là một bầu trời xanh rất đẹp với những con tàu đang vượt trùng khơi. Ở phía trước mặt, những người nông dân đang chăm chỉ làm ruộng trên những cánh đồng lúa bát ngát. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp về quê hương đất nước. Trên cùng của cuốn sách là dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính giữa quyển sách là những chữ cái in đậm màu xanh TIẾNG VIỆT cùng chữ cái màu đỏ tập hai. Và dưới cùng là dòng chữ in lô gô và biểu tượng của nhà xuất bản giáo dục. Nội dung của quyển sách cũng là một trong những điều mà em thích nhất từ cuốn sách. Vì là sách của kì thứ hai cho nên bài họ đầu tiên của cuốn sách bắt đầu từ tuần thứ 19. Với những chủ đề như: người công nhân, vì cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai. Đó đều là những chủ đề hay và cũng rất bổ ích đối với chúng em.

Mỗi một tuần, chúng em đều được học những tiết học đi cùng để có thể có những giờ luyện tập bổ ích nhất. những tiết luyện tập bao gồm: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện và luyện từ, câu. Mỗi chủ đề lại có những hình ảnh minh họa cho bài học một cách gần gũi để có thể cho chúng em tiếp cận với những bài học một cách tốt nhất. mỗi tiết học chúng em lại được luyện tập với những kĩ năng khác nhau và tất cả đều hình thành được khả năng làm văn của em được tốt nhất trong thời gian học tập. Ví như luyện từ và câu, tập đọc là giúp chúng em có khả năng luyện từ vựng hay giờ chính tả giúp cho em có thể học cách viết câu và luyện cho những chữ cái được đẹp hơn.

Cuốn sách tiếng việt tập hai là cuốn sách đẹp và hay. Mỗi trang giấy trắng tinh chứa những kiến thức mà em cần phải học tập. Những kiến thức đó sẽ giúp em có được những hành trang vào đời một cách xuất sắc nhất.

19 tháng 2 2020

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

Nguồn: gg

19 tháng 2 2020

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.

Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

Chúc bạn học tốt~~~

19 tháng 2 2020

trả lời:

Phép nối việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

học tốt

19 tháng 2 2020

Học sinh đã được làm quen với phép nối qua các bài học về phép nối lớp 9. Trong đó, theo Diệp Quang Ban, định nghĩa phép nối như sau: Phép nối là cách sử dụng những vị trí nằm ở đầu cầu, trước động từ của vị ngữ. Chúng có tác dụng thể hiện mối quan hệ để làm nổi bật lên quan hệ của hai câu được nối với nhau. Đây chính là cách liên kết các câu này với nhau.

A,c : đúng

B,d : sai

19 tháng 2 2020

Khác:-Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).

19 tháng 2 2020
                   Tục ngữ                                            Ca dao                             

- là một câu nói.

- thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

- thiên về duy lý.

-là một câu thơ,.

-thể hiện tâm tư, tình cảm của con người.

- thiên về trữ tình.

19 tháng 2 2020

học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở,giao tiếp ,cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự ,tế nhị,văn minh.

  -học ăn:học những phép lịch sự trong ăn uống.

  -học nói:học nói những điều hay lẽ phải

  -học gói học cách tiết kiệm,giữ gìn ,không lãng phí

   -học mở:học tính rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác

    -học gói , học mở:cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước , cái gì sau,chỉ chung sự khéo léo trong công việc,cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày

19 tháng 2 2020

Gỉai thích: Câu tục ngữ nhắc nhở con người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội để hoàn thiện bản thân. Học ăn, học nói là  cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.