K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2020

Đáp án D

24 tháng 2 2020

 Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

    Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

    Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.


 

24 tháng 2 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

24 tháng 2 2020

vào đai dich viruss corona khẩu trang y tế tăng giá

24 tháng 2 2020

Dài hơn đc k kkk

24 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Trong vườn, cây đào đã bắt đầu nở hoa, cây mai cũng tưng bừng khoe sắc thắm

b. Trong buổi lao động chiều qua, tổ em làm vệ sinh lớp học còn tổ kia vệ sinh sân trường

c. Nếu em làm đúng bài tập cô giáo giao về nhà thì cô sẽ tuyên dương em  trước lớp.

Bài 2: 

Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng /rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Câu trên gồm 3 vế câu.

24 tháng 2 2020

Bài 1:

a. còn cây mai rung rinh trước gió
b, tổ bạn Lan/ Minh/ Mai trồng thêm cây xanh
c ,thì em sẽ được điểm tốt

Bài 2:

Có 3 vế câu nha bạn:

Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi d

24 tháng 2 2020

Chị tham khảo nha, hơi dài nhưng chị lược ra những ý hay rồi viết thành bài của mình nha

Trong kho tàng Văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài tình bạn làm xúc động lòng người. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một trong số những tác phẩm như vậy.

Đọc bài thơ, ta không chỉ cảm nhận được một tình bạn chân thành, sâu sắc mà còn thấy hiện lên một Nguyễn Khuyến hóm hĩnh, lạc quan.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
 Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
 Ao sâu nước cả, khôn chài cớ,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
 Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Câu thơ đầu tiên gợi ra một hoàn cảnh rất đáng vui mừng: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Nguyễn Khuyến đã lui về quy ẩn, trong cái thời đại nhiễu nhương “Còn tiền còn bạc còn đệ tử / Hết cơm hết rượu hết ông tôi” thì việc có một người bạn quý đã lâu ngày “đã bấy lâu nay” đến nhà chơi thì thật đáng quý xiết bao. Và trong hoàn cảnh ấy, đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và thịnh soạn.

Nhưng oái oăm thay, trong sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất đều đầy đủ cả nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết: chợ thì có đấy nhưng người sai vặt thì không có, gà vịt cũng nhiều nhưng hiềm nỗi vườn rộng rào thưa không bắt được, rau dưa đủ quả nhưng tiếc nỗi chưa đến mùa!…

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
 Cải chửa ra cây, cà mới nụ
 Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.

Nguyễn Khuyến đã viết về gia cảnh khó khăn của mình với một giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh. Người đọc vừa mỉm cười lại vừa băn khoăn, thương cảm: Khi lui về quy ẩn, Tam Nguyên Yên Đổ thực sống kham khổ như vậy sao? Và cái “bí” của nhà chủ lên đến đỉnh điểm khi “miếng trầu là đầu câu chuyện” lúc tiếp khách cũng không có nốt: “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Không, như vậy thì sự thực nhà thơ sống trong nhưng năm tháng quy ẩn không đến độ khó khăn, bức bách như thế.

Có lẽ đây chỉ là những cái đùa vui, cái cớ để nói đến một điều gì bất ngờ khác. Bao nhiêu vật chất không có, ngay cả đến vật chất tối thiểu cũng không vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thế đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất:

"Bác đến chơi đây, ta với ta!"

Câu thứ cuối cùng và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cùng nhắc đến một cụm từ “ta với ta” nhưng “ta với ta” của bà là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng đầy cô đơn, trống vắng. Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến thì ngược lại, thi nhân dùng cụm từ này để chỉ bản thân và người bạn tri âm, tri kỉ. Cái “ta với ta” của Nguyễn Khuyến ấm áp và vui vầy biết bao.

Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Cái độc đáo nhất của bài thơ là tạo nên nghịch cảnh có rất nhiều mà lại chẳng có gì nhưng thực ra là có tất cả!

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến gieo vào lòng người đọc một thoáng mỉm cười trước sự đùa vui hóm hỉnh của thi nhân. Nhưng lắng đọng lại sau cùng là niềm xúc động vô bờ về một tình bạn thân thành, sâu sắc vượt lên cả những vật chất và những cung cách ứng xử thông thường..

24 tháng 2 2020

Bạn có thể tham khảo bài của bạn kia ,hoặc bài của mình nha :

Tình bạn luôn là một đề tài cao đẹp trong văn chương bởi đó là tình cảm trong sáng và thân thiết. Nguyễn Khuyến đã biểu lộ tình cảm thật thân thiết và đáng kính trọng ấy qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng sự phát triển của ý thơ có sự khác biệt với cấu trúc thơ đường luật vốn có. Sự đặc biệt ấy tạo ra sự độc đáo, dung dị như chính tình bạn của họ. Câu đầu bài thơ như lời chào bạn tới nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Lời chào hỏi giản dị, tự nhiên nhưng cũng bộc lộ niềm vui, sự niềm nở đón khách của nhà thơ. Cách gọi bạn là  “bác” bộc lộ sự thân mật, tự nhiên như lời chào mộc mạc, cách gọi dân dã chốn thôn quê. Tuổi già cô quạnh, được đón bạn đến thăm nhà và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống có lẽ là niềm vui lớn nhất. Sự vui mừng, xúc động ấy dành cho bạn, chắc hẳn giữa hai người đã có một tình bạn thân thiết, gắn bó. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ cũng muốn được tiếp đã bạn một cách thịnh tình, bởi “đã bấy lâu nay” mới có dịp được đón bạn. Thế nhưng, hoàn cảnh thật éo le:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Bức tranh thiên nhiên, manhr vườn nhỏ của nhà thơ thật sinh động: có ao cá, vườn cây trồng rau cà, bầu mướp và nuôi gà. Trở về với cuộc sống thôn dã, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình thú vui với chốn điền viên. Một nếp sống giản dị và chan hòa với thôn quê. Vậy nhưng, đầy đủ thức sẵn ngoài vườn nhưng lại đều không dùng được. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra những khó khăn: ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa nên không thể đánh cá bắt gà để đãi bạn. Đến cả chút rau xanh cũng thật gian khó vì :”Cải chửa ra cây, cà mới nụ - Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”. Các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng và hỗ trợ cho nhau một cách khéo léo, tự nhiên để chỉ ra hoàn cảnh khó khăn thực sự của chủ nhà khi tiếp bạn. Và rồi đến nghi thức đơn giản nhất khi tiếp bạn, nhà thơ cũng không có:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nhưng ở đây nhà thơ không có cả miếng trầu để tiếp bạn. Phải chăng hoàn cảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại khốn khó đến như vậy? Ông từng ra làm quan như khi giặc Pháp xâm lược, nhà Nho đã khước từ lương bổng của giặc để lui về cuộc sống bình dị với làng quê. Rõ ràng đây là cách nói bông đùa, hóm hỉnh của nhà thơ với bạn. Rằng bấy lâu mới có được buổi gặp mặt, mọi vật chất đều thiếu thốn mà thay vào đó là một tình bạn chân thành, không vụ lợi, không mâm cao cỗ đầy:

Bác đến chơi đây, ta với ta

Giữa chốn làng quê cởi mở, ấm áp tình người, chỉ có hai người bạn ngồi hàn huyên tâm sự, chia sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống. Dù buổi gặp mặt ấy chẳng có món ngon tiếp bạn, sơn hào hải vị hay miếng trầu đặt môi nhưng không vì thế mà tình bạn phai nhạt, xa cách. Tình bạn của họ được vun đắp bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và sẻ chia lẫn nhau. Ta từng bắt gặp cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang, nhưng đó là sự đối diện với chính lòng mình và cảm nhận được nỗi cô đơn đang xâm lấn trong tâm hồn. Còn “ta với ta” trong câu thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ, tâm giao giữa hai người bạn, tuy hai mà một. Sự đồng điều giữa họ chính là sự xem thường vật chất và coi trọng tình bằng hữu

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay viết về tình bạn, vừa có chút hài hước, hóm hỉnh giữa những người bạn nhưng cũng thật xúc động về tình bạn giản dị, đơn sơ ấy. Giữa cuộc đời rộng lớn ấy, tìm được một tình bạn trong sáng và cao đẹp như vậy thật đáng quý biết cao

Học tốt !

24 tháng 2 2020

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết hôm qua, mày còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(phần in đậm là phần khôi phục)

24 tháng 2 2020

Thơ hay đấy ông bạn

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web