K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2020

\(2\frac{x}{9}=\frac{75}{27}\)

\(\Rightarrow2+\frac{x}{9}=\frac{75}{27}\)

\(\Rightarrow\frac{x}{9}=\frac{75}{27}-2\)

\(\Rightarrow\frac{x}{9}=\frac{75}{27}-\frac{54}{27}\)

\(\Rightarrow\frac{x}{9}=\frac{21}{27}\)

\(\Rightarrow\frac{x}{9}=\frac{7}{9}\)

\(\Rightarrow x=7\)

29 tháng 6 2020

\(2\frac{x}{9}=\frac{75}{27}\)

\(\Rightarrow2\frac{x}{9}=\frac{25}{9}=2\frac{7}{9}\)

Vậy x = 7 

Học tốt

29 tháng 6 2020

ĐK: x > = 3

pt <=> \(x^2-5x+4+\left(\sqrt{2x+1}-3\right)+\left(\sqrt{x-3}-1\right)=0\)

<=> \(\left(x-1\right)\left(x-4\right)+\frac{2\left(x-4\right)}{\sqrt{2x+1}+3}+\frac{x-4}{\sqrt{x-3}+1}=0\)

<=> \(\left(x-4\right)\left(\left(x-1\right)+\frac{2}{\sqrt{2x+1}+3}+\frac{1}{\sqrt{x-3}+1}\right)=0\)

<=> x - 4 = 0  vì \(\left(x-1\right)+\frac{2}{\sqrt{2x+1}+3}+\frac{1}{\sqrt{x-3}+1}>0;\forall x\ge3\)

<=> x = 4  tm 

Vậy:...

29 tháng 6 2020

x+9,1=16,36

x        =16,36-9,1

x        =7,26

29 tháng 6 2020

\(x+3,5\times2,6=16,36\)

\(x+9,1\)          \(=16,36\)

\(x\)                       \(=16,36-9,1\)

\(x\)                        \(=7,26\)

Học tốt

Đề 1  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới“Củ khoai lớn ở ngoài đồngÔng trăng lên lớn ở trong bầu trờiCánh buồm lớn giữa biển khơiLá cờ lớn bởi gió vời lên cao.Con đường lớn với khát khaoNiềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tayCòn như con của mẹ đâyTrong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Đề 1 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3 : Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.
Câu 4 : Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?
 

Giải ( by Nguyễn Thái Sơn)

Câu 1 :- Thể thơ lục bát.

           -PTBĐ : biểu cảm.

Câu 2 :

-Con được lớn khôn từng ngày chính là nhờ vòng tay yêu thương , che chở , nhờ sự chăm sóc , tận tụy của mẹ.

Câu 3:

-Điệp từ '' lớn''

-TD : nhằm nhấn mạnh rằng vạn vật đều lớn lên nhờ thế giới kì diệu , bao la này.

Câu 4 :

Qua lời ru trên , người mẹ muốn nhắn nhủ với người con rằng ;

-Không ai có thể lớn lên mà không có'' chiếc nôi ''rộng lớn của cuộc sống

-Phải biết ơn những người có công ơn sinh thành ra mình vì chính họ là người ban cho ta sự sống , ban cho ta tri thức, chăm sóc ta lớn khôn mỗi ngày đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

 

 

 

 

11
29 tháng 6 2020

Đáp án C. Số chỉ trên cả hai lực kế như nhau 

Học tốt , nhớ kb nha

Trả lời:

-Chọn C
Dùng hai lực kế loại 5N móc vào nhau, dùng hai tay kéo hai đầu lực kéo và đọc số chỉ trên hai lực kế ta thấy số chỉ trên cả hai lực kế như nhau.

29 tháng 6 2020

haizz ko biết mọi người có ai ở làng ĐẶNG XÁ ko

29 tháng 6 2020

có tui nè Nghuyễn Ngọc Ánh

29 tháng 6 2020

Bài làm:

Mùa đông đi qua nhường chỗ cho nàng xuân xinh đẹp bước tới thổi một cái hồn tươi trẻ vào vạn vật trên khắp thế gian. Cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, ngỡ ngàng rằng xuân đã đến từ lúc nào. Ta nghe trong gió thấy tiếng chim ca, thoang thoảng mùi hương của trăm hoa đang khoe sắc. Và ở đâu đó, trong xa thẳm, những chồi non đang vươn mình cựa quậy rất khẽ. Trùm lên bức tranh xuân tươi mới ấy là một làn mưa xuân mỏng li ti. Những cơn mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu là một nét đẹp rất riêng cho mùa xuân phương Bắc.

Những ai đã từng cảm nhận không khí mùa xuân phương Bắc mà không trót yêu những cơn mưa xuân? Mưa xuân rơi lất phất, hạt mưa như những hạt bụi bay trong không khí. Chính vì thế mà mưa xuân còn được gọi là mưa bụi. Mưa xuân mang theo cái ẩm ướt hòa quyện cùng sự ấm áp. Người ta yêu mưa xuân bởi sự nhẹ nhàng, dịu êm của nó, chẳng hề ồn ào, vội vã, dầm dề như những cơn mưa mùa hạ hay mang theo cái lạnh tê tái như hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt của cơn mưa mùa đông. Mưa giăng mắc trong không gian, mưa làm thắm hồng những cành đào rực rỡ trong ngày Tết, mưa đọng lại trên cánh hoa, vương trên những ngọn cỏ, những lộc non xanh biếc. Mưa xuân làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, lòng người say mê rạo rực, bồi hồi xôn xao khi đón một mùa xuân mới của đất trời. Ngoài đồng, những cây mạ non được mưa xuân tắm táp đang tranh thủ đón lấy những gì tinh túy nhất của đất trời. Và sẽ thế nào nếu mùa xuân phương Bắc là cái nắng gay gắt mà không phải những cơn mưa xuân lất phất kia? Thiếu những cơn mưa nhẹ nhàng ấy, mùa xuân cũng sẽ không thể trọn vẹn. Lòng người ngóng đợi mùa xuân, đồng thời cũng trông chờ những cơn mưa xuân như những đứa trẻ mong đợi lì xì vậy. Dưới tiết trời chỉ se se lạnh, dưới những cơn mưa xuân bay lất phất, người người đi dạo phố để chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mưa vương vấn trên tà áo của các bà, các mẹ đi chợ Tết, bám trên mái tóc đen dài óng ả của cô thiếu nữ đi hái lộc đầu năm. Người ta không trốn tránh cơn mưa mà giơ tay ra để hứng mưa trên lòng bàn tay, cảm nhận những hạt mưa li ti đem theo sức sống của mùa xuân. Ngoài trời mưa xuân đang rơi, trong bếp, nồi bánh chưng đang ánh lên ngọn lửa ấm áp, cả gia đình đoàn tụ bên mâm cơm sum vầy, và khúc hát quen thuộc lại vang lên làm bao người náo nức: “Xuân xuân ơi xuân đã về”.

Cùng với cánh én chao liệng trên bầu trời xanh, hoa đào, hoa mai khoe sắc thắm, màu đỏ rực rõ của phong bao lì xì và nụ cười hồn nhiên của em thơ khi được may quần áo mới, những cơn mưa xuân đang tô điểm, làm đẹp thêm cho mùa xuân của thiên nhiên, của lòng người. Mưa xuân cũng gieo vào lòng người biết bao niềm vui và hi vọng mới, nhìn ngoài trời mưa bụi bay, nhưng sao tâm hồn ta lại xốn xang đến lạ?

Học tốT!!!!

29 tháng 6 2020

Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lại mang một đặc điểm riêng khác biệt. Những cơn mưa theo mùa cũng vì đó mà chẳng giống nhau. Nhưng nhắc đến mưa, chắc hẳn ai cũng yêu những cơn mưa xuân hơn cả.

Những hạt mưa mùa xuân mỏng tang, nhỏ xíu may mắn rơi xuống không gian. Mưa rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhòe. Mưa xuân khác mưa hè ở điểm đó, mưa mùa hạ là mưa rào, hạt mưa lăn, ào ào thô bạo rọi thẳng xuống mặt đất. Mưa xuân cũng khác hẳn mưa phùn gió bấc mùa đông, nó mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện trong gió chứ không phải những mũi kim châm tê tái da người. Những đợt mưa xuân rơi vội vàng nhưng không làm ướt áo của những người đang lang thang trên phố. Cũng bởi thế, mưa xuân không làm con ngõ đọng nước như mưa rào mùa hạ mà chỉ ẩm ướt, nhớp nháp bám dính vào gót dép. Tôi khẽ ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa lấm tấm rơi trên mặt, buồn buồn như có hàng chục cậu bé con đang nhảy nhót trên da vậy.

Mưa xuân không ào ạt, sôi nổi, nó chỉ lất phất nhưng dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu mưa phùn mùa đông khiến ta có cảm giác mọi vật xung quanh đang gắng co nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì mưa xuân lại kêu gọi vạn vật lột bỏ cái vỏ thô cứng. Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Ngoài đồng, dẫu vẫn đang ngày Tết nhưng các cô bác nông dân đã ra đồng để “tranh thủ” điều kì diệu mà mưa xuân mang lại. Những bãi mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tự trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái. Chỉ riêng một điều ít ai để ý: trên mái tóc của mẹ, trên mái tóc của cha, hạt mưa xuân lấm tấm như những hạt muối tiêu gọi những sợi bạc lên màu.

Mưa mùa xuân mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Ta yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.

10 tháng 7 2020

Communication / television / important / means of / one of / most / is / man's

=> Television is one of man's most important means of communication