K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) CÂY ÂM NHẠC             Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.             Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.             Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

            Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

            Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

            Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

            Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu a. là những nhạc sĩ tài ba.
2. Những chú ve sầu b. là một khóa son khổng lồ.
3. Tán lá tròn c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa! a.Bộc lộ cảm xúc ghê sơ.
2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
3. Trời, thật là kinh khủng! c. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

108
15 tháng 5 2021

1.a

16 tháng 5 2021

CÂU 1:       A

CÂU 2:       B

CÂU 3:       C

CÂU 4:       C

CÂU 5: 1C     2A    3C

CÂU 6:       C

CÂU 7:       B

CÂU 8:     1C          2B            3A

CÂU 9: - CHÁU CHÀO BÁC Ạ ! BÁC CHO CHÁU NGỒI ĐÂY CHỜ BỐ MẸ VỀ ĐƯỢC KHÔNG Ạ ?

CÂU 10: VÌ HỌC GIỎI ; NAM ĐƯỢC CÔ GIÁO KHEN .

NHỜ BÁC LAO CÔNG ;SÂN TRƯỜNG LÚC NÀO CŨNG SẠCH SẼ .

TẠI VÌ MẢI CHƠI ; TUÂN KHÔNG LÀM BÀI TẬP .

15 tháng 5 2021

Nếu ngày Tết miền Nam thường đặc trưng với thời tiết ấm áp, những tia nắng vàng rực rỡ cùng với những nhành mai đua nhau khoe sắc thì ở miền Bắc, Tết là cơn mưa xuân, là không khí se se lạnh , với nhưng bánh Trưng, mâm ngũ quả và đặc biệt nhất đó chính là cây hoa đào.

Vào những ngày gần cuối cùng của năm mới, bố trở em ra chợ Tết chọn về một cây đào nho nhỏ để trang trí nhà cửa. Cây đào được bố em trồng trong một chiếc chậu màu đỏ tươi, ở giữa có chữ “phúc" rất hợp với không khí tết. Nhìn từ xa, trông như một chiếc dù màu xanh non được điểm thêm một chút phớt hồng. Thân cây khá to, sần sùi vươn thẳng tắp lên trên chia thành các nhánh nhỏ. Trái ngược hoàn toàn với vẻ xấu xí, giữ tợn của thân cây, trên mỗi cành là những chồi non lộc biếc xinh đẹp. Đó là những chiếc lá nhỏ, dẹt, màu xanh non mơn mởn được ấp ủ sau một mùa đông rét mướt. Xen kẽ chúng, thi thoảng sẽ bắt gặp những nụ đào chúm chím, e ấp, nhưng chỉ vài hôm nữa thôi, khi những cơn mưa xuân xuất hiện giúp cho những nàng đào xòe nở. Những cánh hoa mỏng, nhẹ như lông hồng. Tuy hoa đào không có hương thơm như các loài hoa khác nhưng, vẻ đẹp của những bông hoa đã góp phần tô điểm cho bức tranh ngày xuân thêm phần xuân sắc, tràn ngập sức sống mới, sự tươi trẻ của một năm mới.

Nhìn hoa đào ngày ngày nở từng bông hoa, em cảm thấy như rạo rực không khí Tết trong lòng. Mai sau này, dù có đi khắp muôn trời xa xôi, nhưng có lẽ em cũng sẽ không bao giờ quên được cái Tết miền Bắc với hoa đào nở khoe sắc này.

15 tháng 5 2021
Hoa dao là Cây
18 tháng 5 2021

Bài văn tham khảo (tả cây bàng)

          Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

          Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

        Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

       Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

                   
25 tháng 5 2021

Nhà nội em có trồng nhiều loại cây cảnh. Trong đó em thích nhất là cây mai do ông nội em trồng cách đây bốn năm.

Đó là loại mai tứ quý. Cây cao khoảng chừng hai mét, dáng trực, thân cây thẳng. Gốc cây to bằng cán dao phay. Tán cây tròn và thu nhỏ dần từ gốc đến ngọn giống như cây thông Noel. Xung quanh các cành cây tỏa đều tứ phía.Lá cây có mép răng cưa màu xanh lục và có cuống ngắn, mặt dưới của là có các đường gân nổi lên. Lá cây tươi tốt quanh năm. Lá mới có hình bầu dục.

Mai tứ quý ra hoa quanh năm. Búp lúc đầu màu xanh sau đó chuyển dần sang màu đỏ rồi nở hoa. Hoa mai tứ quý có năm cánh. Ban đầu hoa nở vàng rực sau đó các cành hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ úp lại ôm lấy nhụy. Khi hoa vàng rụng hết, nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy năm đài hoa trông như năm cánh hoa màu đỏ thắm, đỏ suốt từ đời hoa đến đời kết trái. Trái lúc đầu màu nhỏ như hạt màu xanh sau đó chuyển dần sang màu đen óng. Mai tứ quý rất ưu nắng, mua nào cây cũng tươi tốt. Ông em rất quý cây mai nên chăm sóc rất kĩ lưỡng. Mỗi năm ông đều xới giống, bón phân chuồng và tưới nước cho cây. Ông còn dặn em là không được hái là bẻ cành để cây luôn xanh tốt.

Em rất yêu cây mai tứ quý này vì cây đã  góp phần bảo vệ ngôi nhà của ông em, dù đi đâu xa thì hương của cây vẫn mãi trong tâm trí em.

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) HOA TÓC TIÊN        Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

       Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

        Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

        Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

        Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

        Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

60
15 tháng 5 2021

ối dồi ôi

18 tháng 5 2021
câu 1 c
câu2 b
câu3 d
câu4 d
câu5 Mắt, mũi
câu 6 a
câu7

c

Câu 8: Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên và nết sống trong sáng giản dị của thầy giáo cũ.

Ôi,Cốc hoa tóc tiên của thầy thật là  giản dị, tinh khiết!

15 tháng 5 2021

Trên ban công trước phòng ngủ của mẹ, có một chậu hoa nhài rất đẹp. Đó là chậu hoa được mẹ em yêu quý và chăm sóc cẩn thận vô cùng.

Gốc cây nhài khá nhỏ, thường chỉ bằng cổ tay của em bé. Riêng chậu nhài của mẹ, thì em chẳng thể thấy gốc nếu không vạch lá ra. Vì ngay từ dưới gốc, đã tỏa ra rất nhiều cành, nhiều nhánh rồi, chứ không phải chờ đến cách gốc một khoảng như các loại cây khác. Các cành, các nhánh của cây nhài mọc thẳng lên, cài vào nhau, biến cây như là một bụi hoa vậy.

Các cành, nhánh của hoa nhài rất bé, to lắm cũng chỉ bằng ngón tay mà thôi. Lá cây có hình như bao chiếc lá khác, to khoảng bằng cái thìa hoặc nhỏ hơn, màu xanh sẫm. Điều đặc biệt, là phần lá giữa các gân sẽ phồng lên, tạo đường sóng uốn lượn trên bề mặt lá.

Nói về hoa nhài, thì thường sẽ nở vào khoảng tháng 5, tháng 6. Nhưng đôi khi, nó vẫn nở vào thời điểm khác trong năm, miễn là khi đó thời tiết phù hợp. Từ các góc, các nhánh ở đầu cành, sẽ nhú ra một đóa hoa nhài. Mỗi đóa là một cuống, không mọc thành chùm như hoa mai, hoa đào. Nhiều khi, các bông hoa nhài mọc sát nhau, dễ làm người ta lầm tưởng là nhài nở theo từng chùm. Cánh hoa nhài to chừng cái móng tay, dày dặn và mềm mại. Cánh hoa màu trắng muốt như tuyết, từ cánh ngoài đến trong cùng. Hoa nhài chỉ nở về đêm, khi mặt trời ló dạng thì sẽ khép cánh lại. Hương thơm của nhài nồng đượm nhưng không đi quá xa, nó cứ vấn vương, quẩn quanh. Thơm nhất, thì phải chờ đến giữa đêm, khi vạn vật đã chìm sâu vào giấc ngủ, thì chính lúc đó, nhài bung tỏa hết mình. Vậy nên mẹ em bảo, hoa nhài là nữ hoàng của đêm khuya.

Em thích hoa nhài lắm. Mỗi ngày khi đi học về, em đều lấy một cốc nước ra để tưới cho cây. Mong rằng, cây sẽ luôn xanh tốt, để nở cho đời những đóa hoa thật thơm và xinh đẹp.

*Mạng*

#Thành

2 tháng 3 2022

Trong tất cả các loại hoa quả thì em thích ăn nhất là trái sầu riêng. Cứ mỗi dịp nghỉ hè em đều được ba mẹ em cho về quê ngoại – nơi đó có trồng rất nhiều trái sầu riêng. Và em rất yêu thích những câu sầu riêng nhà ông bà vì năm nào nó cũng ra nhiều trái chín thơm ngon nữa.

Khi được về quê ngoại là em cũng lại được cùng ngoại thưởng thức những trái sầu riêng thật thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng ngay trong khu vườn nhỏ cạnh nhà. Có thể nói rằng chính hương sầu riêng chín rất nồng nữa. Trong mỗi lần về quê ngoại thì chỉ cần đi gần đến cổng nhà ngoại thôi là em đã ngửi thấy hương thơm của những trái sầu riêng chín cứ thoang thoảng trong không gian. Hương sầu riêng thật đặc trưng và cũng thật khác lạ với những trái ăn quả khác. Quan sát em nhận thấy được trái sầu riêng không quá to trung bình nó chỉ có cân nặng từ 1 cho đến 2 cân mà thôi thế nhưng lại có múi khá lớn. Múi sầu riêng này một mình em không thể ăn hết một trái được.

Em cũng cảm nhận thấy được sầu riêng rất đặc biệt biết bao nhiêu, nhất là những lúc còn xanh thì trái sầu riêng nho nhỏ nó lại nằm tít trên cành cao. Thế rồi trái sầu riêng khi chín thì chúng lớn dần lên, khi sầu riêng ngày càng to thì càng thấy rõ rền rệt những chiếc gai nhọn bên ngoài của nó cứ cứng cáp như những mũi tên vậy. Có lẽ quả sầu riêng rất quý cho nên có được những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu riêng như thoát khỏi được đám côn trùng độc hại nữa. Những quả khác thì có thể để chín hái những sầu riêng thật đặc biệt đó chính là để trái chín rụng từ trên cây ăn mới ngon, hoặc nếu hái cũng phải biết cách hái cho thật nhẹ nhàng không thì ăn cũng không ngon nữa. Nên mỗi lần hái ông em cũng hái sầu riêng cẩn thận. Ăn sầu riêng nhà ngoại em trồng thật ngon biết bao.

Em vô cùng thích cây sầu riêng này. Đặc biệt cứ mỗi khi hè về thì em dường như đều rất mong đến lúc được về ngoại để ngoại hái cho ăn những trái chín thơm ngon này.

16 tháng 6 2021

Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.

Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.

Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.

Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.

Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.

Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.

2 tháng 3 2022

Trong tất cả các loại hoa quả thì em thích ăn nhất là trái sầu riêng. Cứ mỗi dịp nghỉ hè em đều được ba mẹ em cho về quê ngoại – nơi đó có trồng rất nhiều trái sầu riêng. Và em rất yêu thích những câu sầu riêng nhà ông bà vì năm nào nó cũng ra nhiều trái chín thơm ngon nữa.

Khi được về quê ngoại là em cũng lại được cùng ngoại thưởng thức những trái sầu riêng thật thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng ngay trong khu vườn nhỏ cạnh nhà. Có thể nói rằng chính hương sầu riêng chín rất nồng nữa. Trong mỗi lần về quê ngoại thì chỉ cần đi gần đến cổng nhà ngoại thôi là em đã ngửi thấy hương thơm của những trái sầu riêng chín cứ thoang thoảng trong không gian. Hương sầu riêng thật đặc trưng và cũng thật khác lạ với những trái ăn quả khác. Quan sát em nhận thấy được trái sầu riêng không quá to trung bình nó chỉ có cân nặng từ 1 cho đến 2 cân mà thôi thế nhưng lại có múi khá lớn. Múi sầu riêng này một mình em không thể ăn hết một trái được.

Em cũng cảm nhận thấy được sầu riêng rất đặc biệt biết bao nhiêu, nhất là những lúc còn xanh thì trái sầu riêng nho nhỏ nó lại nằm tít trên cành cao. Thế rồi trái sầu riêng khi chín thì chúng lớn dần lên, khi sầu riêng ngày càng to thì càng thấy rõ rền rệt những chiếc gai nhọn bên ngoài của nó cứ cứng cáp như những mũi tên vậy. Có lẽ quả sầu riêng rất quý cho nên có được những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu riêng như thoát khỏi được đám côn trùng độc hại nữa. Những quả khác thì có thể để chín hái những sầu riêng thật đặc biệt đó chính là để trái chín rụng từ trên cây ăn mới ngon, hoặc nếu hái cũng phải biết cách hái cho thật nhẹ nhàng không thì ăn cũng không ngon nữa. Nên mỗi lần hái ông em cũng hái sầu riêng cẩn thận. Ăn sầu riêng nhà ngoại em trồng thật ngon biết bao.

Em vô cùng thích cây sầu riêng này. Đặc biệt cứ mỗi khi hè về thì em dường như đều rất mong đến lúc được về ngoại để ngoại hái cho ăn những trái chín thơm ngon này.

15 tháng 5 2021

Tay chan co san nha bn

15 tháng 5 2021

cả đề luôn chứ bộ 

15 tháng 5 2021

Mik làm văn hở bn ?

15 tháng 5 2021

Bố em là người rất thích hoa, nên bố em trồng rất nhiều loài hoa. Hoa hồng thì rực rỡ kiêu sa. Hoa giấy nở tưng bừng như xác pháo... Nhưng em thấy đẹp và lộng lẫy hơn cả vẫn là hoa sen ở chiếc ao góc vườn nhà em.

Chà! Hoa sen thật đẹp! Mới đầu xuân, những mầm sen nhỏ ngoi trên mặt nước như những mũi tên. Chỉ mấy hôm, có nắng hồng và mưa nhẹ. Lá sen nở bung ra như những cái mẹt của bà bán gạo, xếp kín cả mặt ao. Mấy chú ếch con nhảy nhót trên đó mà đùa nghịch. Chú ta cứ nghĩ có lẽ vương quốc của mình là đây. Những giọt nước như ngọc lăn tròn trên những phiến lá rộng. Gió đưa đẩy những ra sen lay động bồng bềnh trên mặt ao.

Sen lớn dần. Thân sen to như ngón tay của em. Xù xì những chiếc gai nhỏ màu nâu, xanh non như lá mạ. Chỉ đầu hè, những nụ sen bắt đầu lớn dần. Nụ sen như những mũi tên đồng nhọn hướng lên trời cao. Rồi sen nở. Sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to y như một cái bát ô tô. Mặt nước trong, in hình những bông hoa trông thật đẹp.

Thấy chú cá rô đi dạo quanh bông sen, ngắm nhìn có vẻ thích thú. Vài chú chuồn chuồn ớt bay lượn khắp mặt nước rồi đậu vào những cánh lá sen hồng mỏng. Hương sen ngào ngạt quyện với hương cau hương bưởi, theo gió ngan ngát cả xóm em. Khi nở nụ hoa còn chúm chím, e ấp vậy mà chỉ qua một đêm sen đã nở ra lộng lẫy giống như chiếc váy của một nàng công chúa. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn.

Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và rất tao nhã. Bố em đã hái mấy bông để cắm vào lọ, đặt lên bàn ở phòng khách làm cho phòng khách rực rỡ hẳn lên. Mùi hương của sen dịu dàng, nhè nhẹ tỏa khắp gian phòng. Nhụy của sen có thể ăn được khi đã già. Nấu chè sen thì ngon tuyệt. Mùi mứt sen vị ngọt ngọt bùi bùi mẹ không quên làm trong những ngày Tết. Trà nhụy hoa thơm lừng đậm đà.

Em rất thích hoa sen. Em thấy hoa sen không những đẹp mà còn có rất nhiều công dụng. Hoa sen như một nét đẹp truyền thống tượng trưng cho sự bình yên, trong lành của làng quê em.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.