K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2020

là lá chuối

9 tháng 9 2020

lá chuối

9 tháng 9 2020

Ăn cơm

9 tháng 9 2020

ăn cơm 

9 tháng 9 2020

sừng hưu

9 tháng 9 2020

sừng hươu

9 tháng 9 2020

Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy. Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức... Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn... Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười... Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này.

8 tháng 9 2020

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.

Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.

Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

Mình viết cả bài văn luôn nha

7 tháng 9 2020

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

     + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

     + Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:

     + Thủy vá áo cho anh

     + Thành chiều nào cũng đón em

     + Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

     + Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

     + Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo

Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.

Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

     + Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa

     + Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ

Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

     + Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

     + Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

Bố cục :

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... hiếu thảo như vậy) : Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

   - Đoạn 2 (tiếp ... trùm lên cảnh vật) : Thủy chia tay lớp học.

   - Đoạn 3 (còn lại) : cảnh hai anh em chia tay.

Tóm tắt:

   Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả : Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Nhân vật chính là Thành và Thủy.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi là Thành). Việc lựa chọn ngôi thứ nhất, tác giả thể hiện được những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng nhân vật trực tiếp và làm tăng tính chân thực.

   b. Nhan đề : "búp bê" gợi lên sự ngây thơ trong sáng trẻ thơ, gợi liên tưởng đến hai anh em Thành, Thủy trong sáng và đáng yêu. Tiêu đề thể hiện tình huống truyện đau lòng.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em :

   - Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh ; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.

   - Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật ; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia ; Khi chia tay bật khóc.

Câu 4* (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Sự mâu thuẫn :

       + Tru tréo lên khi anh đặt hai con búp bê xa nhau.

       + Khi anh đặt lại chúng cạnh nhau thì Thủy cũng kêu lên "Lấy ai gác đêm cho anh".

   - Cách giải quyết : gia đình tái hợp, không có ly hôn, chia xa.

   - Cách lựa chọn của Thủy : Đặt con Em Nhỏ quàng vào tay con Vệ Sĩ, để con búp bê ở lại gác cho anh.

       + Ý nghĩa : Lòng vị tha, nhân hậu của Thủy. Thể hiện niềm mong ước, khát khao hạnh phúc, không muốn chia lìa.

Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Chi tiết gây bàng hoàng trong cuộc chia tay lớp học : Cô tặng Thủy quyển sổ và chiếc bút máy nắp vàng nhưng Thủy không dám nhận vì Thủy không được đi học nữa, mà có thể sẽ đi bán hàng cho mẹ.

   - Ý nghĩa : Sự mất mát, đau xót quá lớn, phải chịu cảnh thất học, phải kiếm sống từ lúc còn nhỏ. Một kết quả đau lòng của hôn nhân đổ vỡ.

Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Dắt Thủy ra khỏi trường, Thành kinh ngạc vì trong khi hai anh em đang chịu đựng sự mất mát to lớn như thế thì xung quanh không hề có gì là đồng cảm. Điều này làm tăng nỗi bơ vơ, nỗi đau không được chia sẻ.

Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Lời nhắn gửi của tác giả : mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy trân trọng và gìn giữ nó.

7 tháng 9 2020

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu … thế giới mà mẹ vừa bước vào) : Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tóm tắt

   Những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện :

Người mẹĐứa con
- “trằn trọc không ngủ được”, thao thức, lo lắng.vô tư, háo hức, “không có mối bận tâm nào khác”

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

   - Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp” ; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4* (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.

Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ : “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Câu 7 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:

    + Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.

    + Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.

    + Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.

    + Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tán thành, vì :

   - Lớp Một là lớp đầu tiên của hệ thống giáo dục 12 năm học.

   - Đánh dấu một bước mới trong sự trưởng thành của trẻ.

7 tháng 9 2020

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

- Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

- Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

- Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

7 tháng 9 2020

Từ ghép chính phụ lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ       ; Từ ghép đẳng lập suy nghĩ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ

 

7 tháng 9 2020

đúng rồi mà

6 tháng 9 2020

Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn chẳng thể nào quên được cái ngày mà tôi bỡ ngỡ bước vào ngôi trường Tiểu học lên lớp Một. Mọi thứ cứ như một thước phim quay chậm trong đầu. Hôm đó, tôi háo hức tới nỗi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, đêm không thể ngủ được, rồi sáng hôm sau tung tăng theo mẹ trên con đường làng quen thuộc. Thế nhưng, khi tới nơi, tôi bỗng đâm ra sợ hãi trước cái tòa nhà mang tên Trường học này, chỉ bám áo mẹ không thôi. Tôi nhớ tôi đã khóc nhiều đến nhường nào, mẹ dỗ mãi tôi vẫn không nín. Cô chủ nhiệm âu yến nắm tay chúng tôi dẫn lên lớp. Tôi bịn rịn quay đầu lại nhìn bóng dáng mẹ xa dần, rồi bỗng dững bật khóc to hơn, các bạn cũng thế. Tôi như con chim non bơ vơ giữa thế giới xa lạ, chỉ muốn cất cánh về tổ ấm của mình. Ấy mà, khi trước mắt xuất hiện một lớp học sáng sủa, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp, tôi lại quên hết mọi thứ và hớn hở chạy tới sờ nghịch chúng. Buổi học đầu tiên diễn ra tốt đẹp. Đêm đó, tôi đã ngủ rất ngon. Chỉ sau vài tuần, tôi có thể làm quen với những thứ nơi đây, có rất nhiều bạn mới. Không còn những lần mè nheo đòi về nhà, cũng chẳng còn những khi tủi thân khóc nhớ mẹ nữa. Chỉ có niềm yêu thích tới trường học. Bây giờ, nhớ lại những việc ấy, tôi bất giác mỉm cười. Đúng là, tất cả rồi sẽ thay đổi theo thời gian, nhỉ.

6 tháng 9 2020

Ngày khai trường ấy thật là tươi đẹp. Hôm ấy là ngày 5 tháng 9 năm 2020 tại Đà Nẵng, mình bật ti vi lên lúc 7h sáng để nghe các vị quan chức đàm đạo về ngày khai trường đặc biệt này. Sau đó, sau khoảng hơn nữa tiếng xốn xang một cảm giác tựu trường đầy hào hứng, mình tắt ti vi và theo mẹ đi xét nghiệm COVID.