K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 3Câu 1:           Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau: a)                                                                Trùng trục như con bò thuiChín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.                     (1)( Câu đố) b)                                                                Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau  (2)( Xuân Diệu)c)                                                                ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

Câu 1:

          Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau:

 

a)                                                                Trùng trục như con bò thui

Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.

                     (1)

( Câu đố)

 

b)                                                                Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

  (2)

( Xuân Diệu)

c)                                                                 Quân ta chia làm hai mũi tấn công.

(3)( Nguyễn Thi)

Câu 2 :

          Đọc kĩ khổ thơ sau:

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.

( Nguyễn Bính, Chiều thu)

Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật của khổ thơ và nói ngắn gọn về cái hay của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 :

Cho đoạn văn sau:

          Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

( Thạch Lam)

Câu nào trong đoạn văn tả cảnh đêm trăng gây ấn tượng cho em nhất, em hình dung cảnh đó như thế nào?

Câu 4:

Lời kể của Mùa Xuân về niềm vui của thiên nhiên và con người.

 

ĐỀ 4

Câu 1: Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.

         -              Thương ai con mắt lá răm

                  Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.

                                                                          (Ca dao)

         -           Cây này nhiều mắt quá.

Câu 2 :

Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào.  Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó?

 

                         " Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                                   Nước gương trong soi tóc những hàng tre

                                     Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                                    Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng "

                                                                          (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Câu 4:

          Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.

          Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.   

 giúp mình vs nha mai mình nộp r

 

 

2
10 tháng 3 2020

Câu 1:

a. Mũi (nghĩa gốc): bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

b. Mũi (nghĩa chuyển): điểm cuối cùng của đất nước.

c. Mũi (nghĩa chuyển): hướng đi.

Câu 2: Biện pháp nhân hóa - gió đuổi nhau, trái na ngơ ngác, đàn kiến trường chinh - làm cho các sự vật, con vật trở nên có hoạt động, mang sắc thái như con người.

10 tháng 3 2020

Đề 4:

Câu 1: 

- Mắt lá răm (nghĩa gốc): cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.

- nhiều mắt quá (nghĩa chuyển): nhánh (cây).

Câu 2: 

So sánh ngang bằng: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> sự phong phú, nhiều màu sắc, âm thanh của tâm hồn nhân vật trữ tình. Qua đó cho thấy tình yêu, sự trân trọng với con sông quê hương.

10 tháng 3 2020

1. Các truyền thuyết đã học là: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

2. Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

3.

 Những từ ngữ xung quanh nó trong cụm từKhả năng làm vị ngữ trong câu
Danh từ

Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ đứng trước
Động từĐộng từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng... để tạo thành cụm động từ.Chức vị điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.
                                                      ĐỀ SỐ 9    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6):    Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự...
Đọc tiếp

                                                      ĐỀ SỐ 9 
   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6): 

   Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  
một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  
nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn  
cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành  
cái áo daifkins xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ  
thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. 
                               ( Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài ) 

1. Nhận xét về phương thức biểu đạt của đọan văn trên. ( 1,0 điểm ) 
2. Nêu định nghĩa về từ láy và chép lại bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn. ( 1,0 điểm ) 
3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ : điều độ, chừng mực, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, dài kín  
xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rất ưa nhìn trong đoạn văn có tác dụng gì?  ( 0,5 điểm ) 
4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu : " Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa  
lia qua".  ( 0,5 điểm ) 

5. Do một lỗi lầm mà em bị buộc phải biến thành con gà trống trong một thời gian. Hãy kể về khoảng thời gian đó.   
( 7,0 điểm ) 

1
8 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt: miêu tả

2. Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần hoặc chỉ về âm, nhưng có khi giống nhau cả âm và vần. Trong từ láy có thể có 1 tiếng không mang ý nghĩa gì hoặc cả 2 tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại với nhau tạo thành một từ có nghĩa.

Bốn từ láy trong đoạn văn: điều độ, phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch.

3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ đó góp phần khắc họa ngoại hình cường tránh của Dế mèn.

4. Biện pháp so sánh -> khẳng định sức mạnh những chiếc vuốt của Dế Mèn.

9 tháng 3 2020

1. *Giống nhau: cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

*Khác nhau:

- Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
- Từ láy: Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc.

2. Các từ trên đều chỉ quà bánh, đồ ăn nhanh, có vị ngọt nói chung.

Khác nhau:

+ Từ ghép chính phụ: bánh rán, bánh mì.

+ Từ ghép đẳng lập: quà bánh, bánh kẹo.

3. Bốn từ láy tả giọng nói: oang oang, ồm ồm, nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng.

4. Từ mượn tiếng Hán: ngoan cố, ghi nhớ, hi hữu, bạn hữu, quán quân, ngựa ô.

Từ mượn ngôn ngữ khác: a xít, a dua, ô tô, ghi đông, hi-đờ-rô, in-tơ-nét.

5. - Khán giả đến cổ vũ rất đông cho các "nghệ sĩ nhí" biểu diễn.

- Người nghe được gọi là thính giả.

- Sức sống của tác phẩm văn học được quyết định do độc giả.

- Giuốc-đanh là trưởng giả học làm sang.

                                                        ĐỀ SỐ 9    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6):    Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự...
Đọc tiếp

                                                        ĐỀ SỐ 9 
   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6): 

   Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  
một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  
nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn  
cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành  
cái áo daifkins xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ  
thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. 
                               ( Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài ) 

1. Nhận xét về phương thức biểu đạt của đọan văn trên. ( 1,0 điểm ) 
2. Nêu định nghĩa về từ láy và chép lại bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn. ( 1,0 điểm ) 
3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ : điều độ, chừng mực, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, dài kín  
xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rất ưa nhìn trong đoạn văn có tác dụng gì?  ( 0,5 điểm ) 
4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu : " Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa  
lia qua".  ( 0,5 điểm ) 

5. Do một lỗi lầm mà em bị buộc phải biến thành con gà trống trong một thời gian. Hãy kể về khoảng thời gian đó.   
( 7,0 điểm ) 

1
8 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt: miêu tả

2. Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần hoặc chỉ về âm, nhưng có khi giống nhau cả âm và vần. Trong từ láy có thể có 1 tiếng không mang ý nghĩa gì hoặc cả 2 tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại với nhau tạo thành một từ có nghĩa.

Bốn từ láy trong đoạn văn: điều độ, phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch.

3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ đó góp phần khắc họa ngoại hình cường tránh của Dế mèn.

4. Biện pháp so sánh -> khẳng định sức mạnh những chiếc vuốt của Dế Mèn.

8 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.

Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.

Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.

Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.

Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.