K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.      Các từ trong mỗi nhóm quan hệ với nhau như thế nào? (ĐỒNG NGHĨA; TRÁI NGHĨA; ĐỒNG ÂM; NHIỀU NGHĨA)a. đông như kiến/ mùa đông/ hướng đông………………………………………..b. mùa hè/ vỉa hè………………………..c. ăn bám/ bám mẹ/ bám bụi…………………….d. vạt nương/ vạt áo…………………………..đ. Đánh đàn/ đánh trống/ đánh cờ………………….e. câu văn/ câu...
Đọc tiếp

1.      Các từ trong mỗi nhóm quan hệ với nhau như thế nào?

(ĐỒNG NGHĨA; TRÁI NGHĨA; ĐỒNG ÂM; NHIỀU NGHĨA)

a. đông như kiến/ mùa đông/ hướng đông………………………………………..

b. mùa hè/ vỉa hè………………………..

c. ăn bám/ bám mẹ/ bám bụi…………………….

d. vạt nương/ vạt áo…………………………..

đ. Đánh đàn/ đánh trống/ đánh cờ………………….

e. câu văn/ câu cá………………………….

f. chín chắn/ chín người…………………….

g. lá thư/ lá phổi/ lá cây……………………..

h. xinh đẹp/ xinh tươi/ xinh xắn……………………….

l. nước ngọt/ đất nước…………………………….

m. ca nước/ làm ca ba/ ca mổ/ ca vọng cổ………………………………..

n. đứng trước cửa/ đứng gió/ đồng hồ đứng lúc 6 giờ……………………

o. đá tinh khiết/ đá chân/ ngựa đá

 
1
22 tháng 7 2021

xin lỗi nha minh năm nay 10 tuổi sắp lên lớp 5 ,nên chưa học .Không biết à nha ?????

Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu sau có tác dụng gì? Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang?a) - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.                                                                                                                                              (Võ Thị Sáu)b) - Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đi đâu khuya về.- Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết                ...
Đọc tiếp

Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu sau có tác dụng gì? Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang?

a) - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.

                                                                                                                                              (Võ Thị Sáu)

b) - Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đi đâu khuya về.

- Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết                                                          

- Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm                                                    

- Dấu ngoặc đơn trong câu       có thể thay bằng dấu gạch ngang.

2
22 tháng 7 2021

- Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết                 tác giả của câu nói đó                                         

- Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm                 đánh giấu phần chú thích                                   

- Dấu ngoặc đơn trong câu    a   có thể thay bằng dấu gạch ngang.

* Làm bừa ạ *

22 tháng 7 2021

Tên người nói nha bạn

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 7 2021

Đây là môn toán ko phải ngữ văn đâu

22 tháng 7 2021

đây là môn toán ko phải ngữ văn

22 tháng 7 2021

       Giải

   Tổng của 2 số sau khi thêm là :

          218 + 5 + 9 = 232

    Ta có sơ đồ sau :

           Số bé : |-------------|-------------|-------------|

          Số lớn : |-------------|-------------|-------------|-------------|-------------|

   Tổng số phần bằng nhau là :

          3 + 5 = 8 ( phần )

   Giá trị của mỗi phần là :

         232 : 8 = 29 

   Số bé là :

         29 x 3 = 87 

   Số lớn là :

         29 x 5 = 145

   Số bé trước khi thêm là :

        87 - 5 = 82

   Số lớn trước khi thêm là :

        145 - 9 = 136

                Đáp số : Số bé là 82 ; số lớn là 136

Tổng của 2 số sau khi thêm là :

          218 + 5 + 9 = 232

    Ta có sơ đồ sau :

           Số bé : |-------------|-------------|-------------|

          Số lớn : |-------------|-------------|-------------|-------------|-------------|

   Tổng số phần bằng nhau là :

          3 + 5 = 8 ( phần )

   Giá trị của mỗi phần là :

         232 : 8 = 29 

   Số bé là :

         29 x 3 = 87 

   Số lớn là :

         29 x 5 = 145

   Số bé trước khi thêm là :

        87 - 5 = 82

   Số lớn trước khi thêm là :

        145 - 9 = 136

                Đáp số : Số bé là 82 ; số lớn là 136

Bác Tuấn là người lao động trí óc mà em ngưỡng mộ nhất.

Bác Tuấn là một nhà báo, hiện nay đang làm việc cho tờ báo Pháp luật. Hằng ngày, bác làm việc chăm chỉ và cần mẫn. Công việc chính của bác là viết các bài báo về mảng pháp luật và đời sống. Mỗi khi đọc những bài báo mà bác viết, dù ngắn hay dài em vẫn cảm nhận được sự tận tụy và chu đáo của bác ở trong đó. Đặc biệt, bác Tuấn còn rất được đồng nghiệp yêu quý, vì bác rất hiền lành và tốt bụng.

Ở nhà, bác Tuấn là một người cha, một người chồng tốt, là một người hàng xóm thân thiện. Ngày nghỉ, bác quét dọn nhà cửa chăm sóc cho vườn rau sau nhà, chở cái Mi con chú đi chơi phố. Mỗi lần hàng xóm sang nhờ bác chuyện gì, nếu làm được là bác làm ngay, chẳng từ chối bao giờ.

Em rất ngưỡng mộ tài năng và con người bác Tuấn.

22 tháng 7 2021

tham khảo nha!!!

Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.

Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.

Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.

I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:            Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ yêu...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

            Đó chính là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.

            Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

            […] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương.

Câu 3: Theo em, việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì?

Câu 4: Em rút ra được thông điệp gì từ những câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình

1
21 tháng 7 2021

đọc

nha

21 tháng 7 2021

Dấu phẩy đó có tác dụng j ?

* Trả lời :

Tác dụng :

 + Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu ( tách trạng ngữ vs chủ ngữ và vị ngữ )

TÁC DỤNG DẤU PHẨY

NGĂN CÁCH TRẠNG NGỮ VỚI CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

- "BỮA ĐÓ, ĐI NGANG QUA ĐOẠN LỘ VẮNG GIỮA ĐỒNG" LÀ TRẠNG NGỮ

-"HAI MẸ CON" LÀ CHỦ NGỮ

-"CHỢT THẤY CỤ TÁM NGẤT TRÊN ĐƯỜNG" LÀ VỊ NGỮ

21 tháng 7 2021

“Một hôm thỏ mẹ đi chợ, dặn thỏ con:

Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!

Vâng ạ, con ở nhà con không đi chơi xa đâu mẹ ạ!

Thỏ mẹ vừa đi khỏi cổng thì bạn bươm bướm bay đến. Bươm bướm gọi:

Thỏ con trả lời: không đâu, mẹ tớ dặn ở nhà không được đi chơi xa.

Một lúc sau, bươm bướm lại đến và gọi Thỏ: Bạn thỏ con ơi! Ra ngoài kia chơi đi! Ở đấy có cỏ này, có hoa này. Thích lắm, thích lắm!

Thỏ con ở nhà một mình buồn quá.

Thế rồi thỏ con liền chạy theo bươm bướm.

Mải chơi, Thỏ con quên mất đường về nhà.

Sợ quá, thỏ con ngồi khóc.

Hu hu hu! Mẹ ơi. Mẹ ơi.

Vừa lúc đó có một bác gấu đi qua, thấy thỏ con khóc, bác gấu hỏi:

- Cháu thỏ!. Làm sao cháu khóc đấy?

– Thỏ quệt nước mắt và trả lời bác gấu: Bác gấu ơi!. Mẹ cháu dặn cháu ở nhà cháu lại đi chơi xa, bây giờ cháu không biết lối về nhà. Hu hu.

Bác gấu ân cần xoa đầu thỏ và nói - Nín đi bác sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.

Nói rồi bác gấu dắt tay thỏ con về nhà.

Về đến nhà thỏ mẹ chạy ra ôm chầm lấy thỏ con

Thỏ con nói với mẹ:

Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ dặn con ở nhà không được đi chơi xa, thế mà con lại đi chơi xa vậy, con xin lỗi mẹ.

Thỏ mẹ xoa đầu thỏ con và nói:

– Con biết lỗi là được rồi, lần sau con nên nghe lời mẹ nhé.

Nói rồi thỏ mẹ và thỏ con quay sang cảm ơn bác gấu.

Hùng Vương thứ 18 kén rễ cho Mị Nương.Một hôm,cả Sơn Tinh(thần núi) và Thủy Tinh(thần nước) cùng đến cầu hôn.Trước hai chàng tài giỏi khác thuờng,vua bèn ra điều kiện:hôm sau ,ai đem lễ vật trước sẽ cho cưới Mị Nương.Hôm sau,Sơn Tinh đến trước và rược được Mị Nương về núi.Thủy Tinh đến sau,đùng đùng nổi giận,dâng nuớc đánh Sơn Tinh,Sơn Tinh thắng,Thủy Tinh đành rút quân.Kể từ đó,cứ hằng năm,Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió,bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

20 tháng 7 2021

Tham khảo nha!

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

20 tháng 7 2021

undefinedk cho mk nhé 

cảm ơn 

các bn

20 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nha !

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.