K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

các tư :trong trẻo, sáng sủa ,xanh mượt ,lam biếc thuộc từ loại nào?

a:đông từ        b:danh từ  

c:tính từ         d:số từ

3 tháng 8 2021

các tư :trong trẻo, sáng sua xanh mượt ,lam biếc thuộc từ loại nào?

a. Động từ              b. danh từ  

c: tính từ           d:số từ

Dụng cụ học tập đơn giản mà vô cùng thiết yếu của học sinh có lẽ là cây thước kẻ. Như bao học sinh khác, em cũng có đầy đủ dụng cụ học tập. Trong đó, cây thước kẻ được giữ gìn bền bỉ từ bốn năm học qua là vật cũ nhất nhưng được em quý nhất.

Thước kẻ của em là loại thước hai mươi xăng-ti-mét. Thước được làm bằng nhựa dẻo, trong suốt, rộng bản nhưng rất mỏng. Bản thước rộng cỡ hai phân rưỡi nhưng bề dày thước chỉ độ hai li. Trên mặt nhựa dẻo trong suốt chia một vạch kẻ màu đỏ song song với chiều dài của thước. Chính giữa vạch đỏ là là lô-gô của nhà sản xuất: một chữ Win in rất mĩ thuật. Hai bên vạch kẻ đỏ là vạch kẻ theo thước đo. Màu đỏ là vạch kẻ theo thước đo xăng-ti-mét. Đơn vị nhỏ nhất là một xăng-ti-mét và đơn vị lớn nhất là hai mươi xăng-ti-mét. Vạch kẻ còn lại là vạch kẻ theo thước đo inch. Đơn vị nhỏ nhất là một inch và đơn vị lớn nhất là tám inch. Tuy em dùng cây thước này đã bốn năm học nhưng thước còn bóng đẹp, vạch kẻ số xăng-ti-mét còn rất rõ ràng, không bị mờ. Đó là nhờ em đã giữ gìn cây thước rất cẩn thận, cất nó vào ngăn cặp sau mỗi buổi học và sau mỗi lần đo giấy làm thủ công. Em lau thước bằng một mảnh vải mịn nên nó không hề bị trầy xước. Tuy thước chẳng sáng bóng nhưthước mới nhưng mặt nhựa còn trong trẻo và rất đẹp. Thước giúp em rất đắc lực trong việc học: gạch chân tiêu đề các môn học, kẻ lỗi bài chính tả, vẽ hình các bài toán, đo các đường thẳng, cạnh của các hình... rất nhiều công dụng của thước không đếm xuể. Ngay từ lớp một, em đã được cô giáo hướng dẫn cách dùng thước, không được gạch tay. Ngoài giúp em trong việc học, đường thẳng vẽ từ thước luôn nhắc nhở em phải ngay thẳng, trung thực trong việc học tập, rèn tính cẩn thận, chính xác. Mọi sinh hoạt, học tập, rèn luyện của em cũng được sắp xếp ngăn nắp, rõ ràng như vạch kẻ đường thăng của thước.

Cũng với bút mực, bút chì, tẩy, màu tô, thước kẻ chính là người chiến sĩ công binh xuất sắc. Thước khi xóa bỏ một câu viết sai cũng nghiêm túc như khi gạch chân một tiêu đề môn học hay đóng khung một đáp số của bài toán. Chiến công thầm lặng của thước cũng ngời sáng như chiến công của chiến sĩ khai đường cho chiến dịch và dọn dẹp chiến trường sau trận đánh. Cây thước góp công xây dựng thành tích học tập của em thật đáng yêu, đáng quý.

2 tháng 8 2021

Sinh nhật lần thứ mười của em, em nhận được rất nhiều quà từ bạn bè người thân. Nhưng món quà có ý nghĩa nhất và em yêu thích nhất, đó là một chiếc cặp sách mà mẹ đã dành tặng cho em.

Đón chiếc cặp trên tay mẹ, em vô cùng sung sướng và xúc động. Chiếc cặp rất đẹp và rất tiện dụng đối với em. Nó được làm bằng vải cứng pha nilông, hình chữ nhật và rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại. Người làm ra chiếc cặp đã rất tinh tế khi cho nó khoác lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng, làm chiếc cặp thêm nổi bật. Điều làm em thích thú nhất là trên mặt của chiếc cặp in hình một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu. Chiếc cặp có hai mắt khóa được làm từ i nốc, mỗi lần ấn xuống nó lại kêu “Tách ! Tách…” nghe thật vui tai. Quai cặp được làm từ vải ni lông đan thật kĩ và chắc chắn, nó giúp em có thể xách túi mỗi khi mỏi lưng, Sau lưng cặp còn có hai dây đeo làm bằng vải sợi, trông rất chắc chắn. Chiếc dây đeo này sẽ được dùng khi có quá nhiều đồ đạc mà em lại không sách được, em sẽ dùng hai dây đó đeo cặp trên lưng. Đồ dùng học tập của em rất nhiều và nặng, nên quai cặp rất có ý nghĩa mỗi khi em đến trường. Bên trong cặp có ba ngăn được làm bằng vải thường, giúp em phân chia đồ đạc vào từng ngăn để khi cần dùng đến có thể tìm được ngay. Vách cặp bằng vải cứng. Ngăn đầu tiên là ngăn to nhất em dùng để đựng sách giáo khoa. Ngăn bên cạnh dùng đựng vở. Còn ngăn hẹp em đựng các đồ dùng học tập như bảng con, phấn, thước kẻ, bút chì,… Chiếc cặp đã gắn bó với em trong những năm học sau đó.

Nó không chỉ là người bạn thân hàng ngày cùng em đến trường mà nó còn là người giúp ích rất nhiều cho việc học tập của em. Chiếc cặp đã chứng kiến và lưu giữ rất nhiều kỉ niệm của tuổi học trò, nên em vẫn luôn yêu quý và giữ gìn cẩn thận dù khi lớn lên em không dùng đến nó nữa.

Giờ đây chiếc cặp không còn mới như trước nữa, nhưng em vẫn trân trọng món quà ý nghĩa đó của mẹ. Cảm ơn mẹ đã tặng con món quà đó, em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận để làm kỉ niệm và sẽ học tập thật tốt để đền đáp công ơn của mẹ.

2 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nha

Cuối tuần trước, mẹ đã dẫn em đi chơi ở trung tâm thương mại gần nhà. Lúc gần về, mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách mới rất xinh đẹp. Mẹ bảo rằng, đây là món quà chúc mừng em đã đạt giải trong cuộc thi kể chuyện của trường.

Đó là một chiếc cặp sách, nhưng em thường gọi là chiếc balo. Nó không to như chiếc cặp cũ của em, chỉ chừng bằng cái laptop của chị hai. Balo có hình chữ nhật, nhưng phần đầu thu hẹp lại, tạo tổng thể cân đối và dễ mang lên vai hơn. Bề rộng của nó khoảng một gang tay, giúp để được khá nhiều sách vở. Balo được làm từ chất liệu da tổng hợp, vừa mềm mại lại vừa có dáng cứng cáp. Nhờ vậy, việc sắp xếp các đồ đạc vào balo, hay dựng balo ở các góc trở nên dễ dàng và trông dễ nhìn hơn. Một ưu điểm nữa, là lớp da ấy, có thể chống nước một phần nhất định, nên dù đi dưới mưa phùn hay bất cẩn làm nước rơi vào, thì chỉ cần lấy khăn, giấy khô lau là được. Không cần lo lắng nhiều như những chiếc cặp bằng vải thông thường. Mẫu cặp này có rất nhiều màu sắc bắt mắt, nhưng em đã chọn cái balo màu hồng, vì đó là màu yêu thích nhất của em.

Balo có thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm có hai ngăn. Ngăn lớn ở phía sau chiếm hai phần ba diện tích cặp, dùng để đựng sách, vở. Nó có phần phéc kéo màu hồng rất chắc chắn. Đặc biệt, ở phần tay cầm của phéc, có đính kèm một cục bông xù màu trắng siêu dễ thương. Ngăn thứ hai ở phía trước, cao bằng một nửa ngăn lớn, có nắp đóng mở, dùng để đựng bút, thước, chì màu. Trên cùng của cặp, có một phần dây nối thành khung hình tam giác to chừng bốn ngón tay, dùng để treo cặp lên các vị trí cố định. Sau lưng cặp, thì có phần quai đeo giống như những chiếc cặp khác. Tuy nhiên, dây của chiếc balo này chỉ to chừng một ngón tay thôi. Nhưng nó vẫn rất chắc chắn và dẻo dai lắm.

Từ khi có chiếc balo mới, lúc nào em cũng thích thú với việc sửa soạn sách vở để đến trường. Nhờ vậy mà em thêm hào hứng với việc học tập. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật tốt để nó luôn mới mẻ, sạch sẽ.

tham khảo

Đầu năm học vừa rồi, mẹ mua cho em rất nhiều dụng cụ học tập mới, như sách vở, bút thước, bảng, kẹp giấy… Tuy nhiên, khi mẹ đề nghị mua cho em một chiếc cặp mới thì em đã từ chối. Vì chiếc cặp mà em đang sử dụng vẫn còn mới và em rất yêu quý nó, không muốn đổi sang cái khác.

Đó là một chiếc ba lô trông giống như những chiếc ba lô khác. Có hình chữ nhật, chiều cao khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 25cm. Không quá lớn cũng không quá bé, vừa đủ để em sử dụng mà không bị cồng kềnh. Chiếc ba lô được may từ vải dù, giúp cặp không chỉ bền bỉ mà còn chống nước nữa. Nhờ đó, đồ dùng sách vở ở bên trong thêm an toàn mỗi khi trời đổ mưa. Toàn thân chiếc cặp là một màu xanh ngọc, nhạt như màu ruột đu đủ non. Trông rất dễ thương và trong sáng. Lúc đầu em rất băn khoăn khi lựa chọn màu này bởi nó rất dễ bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, cuối cùng em vẫn quyết tâm lựa chọn và bảo vệ chiếc cặp hết mình. Thế nên, dù đã được sử dụng hơn một năm nhưng nó vẫn còn mới và sạch sẽ lắm.

Bên trong cặp được lót một lớp vải dù màu đen, để trông thật sạch sẽ. Người ta chia phần trong thành hai ngăn theo chiều dọc bởi một tấm ngăn cao bằng một nửa thân cặp. Nhờ đó, em xếp sách và vở vào hai ô khác nhau, vừa gọn gàng lại dễ phân biệt. Phía trước cặp, là một ngăn hình chữ nhật to như cuốn sách Toán lồi ra ở phía trước. Ở đây, em để túi bút và hộp màu của mình. Nhờ vậy, mà em không phải tìm những chiếc bút, chiếc thước lẫn lộn trong đống sách vở nữa. Tất cả các ngăn để đồ này đều được đóng mở bằng những chiếc phéc kéo to bản màu trắng tinh. Em đặc biệt thích kiểu khóa này hơn kiểu cài nút. Vì trông nó chắc chắn hơn rất nhiều. Và dù để cặp ở tư thế nào thì đồ bên trong cũng không bị rơi ra. Hai bên thân cặp là hai chỗ để đồ nhỏ, giống hệt như giỏ để bút. Em thường dùng một bên để bình nước và một bên để ô. Như vậy vừa không lãng phí lại vừa giúp cân bằng cặp. Phía sau là hai quai đeo to dày giúp em mang cặp lên lưng khi di chuyển. Chúng được may bằng vải dù, mặt trong có lót một lớp bông mềm để khi đeo lên không bị đau lưng dù đồ bên trong rất nặng. Trên đỉnh cặp, có một móc dây nhỏ, dùng để treo cặp lên các móc treo gắn trên bàn, tủ hay tường. Tiện lợi vô cùng.

Hằng ngày, em luôn quý trọng và nâng niu chiếc cặp của mình. Em để cặp ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, không ném cặp xuống sân, mặt đất. Cứ hai tuần, vào ngày thứ bảy thì em lại mang cặp ra giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Chiếc cặp là người bạn luôn kiên trì giúp đỡ và đồng hành cùng em trong mọi buổi học. Vậy nên nó như một người bạn thân của em vậy. Và chắc chắn rằng, dù sau này chiếc cặp có cũ đi, thì em sẽ vẫn giữ nó làm kỉ niệm cứ không bao giờ vứt đi.

Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn như các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này

Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .

Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.

Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì than lộ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.

2 tháng 8 2021

Cây bút chì này cũng bình thường như mọi cây bút chì khác. Chiều dài của nó khoảng một gang tay. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em, dài khoảng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn có một dòng chữ in bằng nhũ vàng óng ánh: “Hanson”. Cây bút mới, hai đầu đều bằng phẳng, nom rất sắc sảo. Nhìn đầu nào cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt đi phần thân gỗ. Cái gọt khẽ xoay, em nghe những tiếng “xoạt … xoạt…” khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt và xoắn tròn, mịn như lụa. Em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, bởi ngòi bút chì dài quá thì dễ bị gãy. Em thử những nét bút đầu tiên. Cây bút vẽ thật sướng tay. Ruột chì không quá mền mà cũng không quá cứng, nét chì đen nhánh, rất sắc.

Em thầm cảm ơn bố. Với cây bút chì ấy, em đã vẽ rất đẹp những hình vẽ của bài toán, những bức tranh em yêu thích. Em giữ gìn, nâng niu cây bút như một vật quý.

2 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
 

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:

- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.

b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:

- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:

- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.

c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:

- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
-  Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.

d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:

- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 
 

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

Bạn tham khảo :

Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.

Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân. 

Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng. 

Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 

Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.

#Nii

2 tháng 8 2021

Nghĩa của từ "từng" trong câu sau là gì?

"Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi."

Mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

Mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

Không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

Mang ý nghĩa lần lượt, nhấn mạnh sự tách biệt. 

                PS : nhớ k :33

                                                                                                                                                       # Aeri # 

2 tháng 8 2021

chim bằng hạt ớt còn đòi

Xác định từ loại của cụm từ "một đôi" trong câu văn sau:

"Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

Cụm danh từ

.Lượng từ

.Danh từ

k cho mình nha

Xác định từ loại của cụm từ "một đôi" trong câu văn sau:

"Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

Cụm danh từ.

Lượng từ.

Danh từ

Số từ.

2 tháng 8 2021

tham khảo!!

Phạm Duy Tốn là một trong những tác giả đầu tiên theo khuynh hướng hiện thực. Với tác phẩm tiêu biểu là “Sống chết mặc bay” đã thể hiện được bộ mặt hiện thực của xã hội Việt Nam.

“Sống chết mặc bay” có thể được coi là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Sự mới lạ của tác phẩm nằm ở hình thức thể hiện và những chi tiết truyện vô cùng đắt giá. Truyện bắt đầu bằng một tình huống độc đáo: ‘Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....”. Trong hoàn cảnh đó con người ra sức chống lại: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê các từ ngữ mô tả động thái và hành động liên tục, tạo nên sắc thái vội vàng nguy cấp, thể hiện được rõ nét sự cố gắng, nỗ lực của người nông dân trong giây phút đối chọi với thiên tai lũ lụt. Bên cạnh đó các lời bình ngắn, liên tục với thái độ cảm thán, xót xa thể hiện sự bất lực, ngao ngán của tác giả trước viễn cảnh khốn khổ của người nông dân “tình cảnh trông thật thảm hại”; “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nay hỏng mất”.

Trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ở ngoài đê là bên trong đình. “Đình ấy ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”, “trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu, người hạ, đi lại rộn ràng”. Khung cảnh mới ấm áp và yên bình làm sao. Đình của quan “phụ mẫu” cũng nằm trên mặt đê ấy. Thế nhưng dẫu đê có vỡ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc quan chơi bài tổ tôm của quan. Hầu bài cho quan lại là những thầy đề, thầy thông nhì, thầy đội nhất, thầy chánh tổng sở tại... Không khí vô cùng vui vẻ, xôm tụ và nhàn hạ, chẳng có chút nào vướng bận lo lắng với tinh thần yêu dân như con của một quan phụ mẫu đáng có cả.

Khung cảnh đối lập giữa trong và ngoài ngôi đình ấy khiến người ta không khỏi xót xa, đau đớn thay cho số phận người nông dân, vừa phải chịu sự tàn phá đe dọa của thiên tai, lại vừa chịu sự bỏ mặc của quan phụ mẫu, buộc bản thân họ phải tự lực cánh sinh, trong khi những kẻ ngồi trên lại ăn sung mặc sướng, đánh bài "hộ đê". Không chỉ thái độ thản nhiên mặc kệ việc trời mưa gió và những tiếng hô vang cứu đê vỡ của người nông dân mà ta còn thấy rõ bản chất vô tình, đốn mạt của tên quan phụ mẫu trong cái cách mà hắn đáp trả khi nghe tên lính lệ báo "Bẩm dễ có khi đê vỡ". Thì thay vì việc từ bỏ chiếu bạc để đốc thúc công việc cứu đê, thì ngài lại cáu bẳn, gắt lên "mặc kệ" một cách dứt khoát không khoan nhượng hay do dự. Đỉnh điểm hơn nữa là khi có tin báo nguy cấp "Bẩm quan lớn… đê vỡ mất rồi!", thì thái độ của quan lập tức trở nên cục cằn hách dịch "Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy". Thế nhưng nào đâu có phải quan tức, quan lo vì chuyện đê vỡ mà chỉ đơn giản là tên lính lệ kia dám cắt ngang ván bài sắp ù của quan, nên quan mới nổi đóa lên như thế, tùy thời trách phạt thế rồi lại tiếp tục hòa mình vào chiếu bài mà chẳng thèm quan tâm chuyện đê vỡ, hay con dân của mình sống chết ra sao nữa. Để rồi khi quan vừa ù được ván bài to, đang chìm trong sung sướng vì thắng lớn thì những người nông dân khốn khổ ngoài kia lại đang phải vật lộn với mưa gió, nước lũ và tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc. Thật đau đớn, xót xa thay cho số phận của nhân dân đang oằn mình bảo vệ con đê sắp vỡ.

Như vậy, qua truyện ngắn trên, nhà văn đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.

2 tháng 8 2021

Một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại là Phạm Duy Tốn với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Điều đó đã được thể hiện trong tác phẩm khi khắc họa rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát.

Ngay từ nhan đề tác phẩm đã gợi sự tò mò cho người đọc. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.

Tiếp đến, xuyên suốt câu chuyện được kể trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: Đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hàu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh. Đó là sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sạt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài.

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh. Bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo cả một bộ phận quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

Có thể nói tác phẩm “Sống chết mặc bay” là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.