K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2020

Quốc gia cổ đại phương Đông: 
* Mặt tự nhiên 
+Thời gian: thiên niên kỉ IV - III TCN 
+Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Hoàng Hà, ... 
+Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn 
+Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều 
=> Phù hợp cây lương thực 
* Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre 
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ 
* Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế - quân chủ trung ương độc quyền 
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc 

Quốc gia cổ đại phương Tây: 
* Mặt tự nhiên 
+Thời gian: thiên niên kỉ I TCN 
+Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải 
+Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít 
+Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ 
=> Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, ...) 
* Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt 
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ 
* Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô 
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

20 tháng 11 2020

Nội dung so sánh

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Điều kiện tự nhiên

- Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

- Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước

- Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển

- Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu

Kinh tế

- Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi

- Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo

- Ngành nông nghiệp là thứ yếu

Thể chế chính trị

Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc

Xã hội

Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhau

Có hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ

Thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng)

- Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý

- Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0

- Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà…

- Sáng tạo ra lịch

- Hệ chữ cái Latinh

- Số La Mã

- Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,…

- Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê

- Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo…

=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)

Học tốt!

18 tháng 11 2020

giúp mình với ,mình sắp thi rồi

Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này. Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Bal nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía 
tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui. 
 
 
Phân chia phạm vi chiếm đóng giữa Liên Xô (trái) và Đức Quốc Xã (phải) ở Ba Lan Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg diễn ra rất nhanh chóng và hiệu quả. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất kỳ mặt trận nào khác trong Thế chiến II. Trong vòng một tháng lực lượng Anh phải rút khỏi lục địa. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Đến cuối tháng 6, Pháp đã đầu hàng, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ, phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành. Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến 
trên Đại Tây Dương giữa các tàu ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm được dùng để cản trở việc đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Đến năm 1941, khi Anh vẫn còn đứng vững, và vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức rút lực lượng Không quân ra khỏi nước Anh. 

18 tháng 11 2020

Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.

Lop 6

18 tháng 11 2020

Đã giữ được nền độc lập của nước ta trước quân xâm lược nhà Tống

18 tháng 11 2020

Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn là:

  • Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
  •  Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.



 

18 tháng 11 2020

Có hai điều kiện dẫn đến sự thành lập Quốc tế Cộng sản :

Một là. sự phá sản của Quốc tế II làm cho phong trào công nhân bị chia rẽ về tổ chức, giai cấp công nhân không còn một tổ chức thống nhất để chỉ đạo phong trào. Quốc tế II phân liệt thành phái hữu, phái giữa, phái tả khiến cho trong nội bộ một số Đảng cũng có sự phân liệt như vậy.

Hai là, phong trào cách mạng thế giới phát triển thành cao trào mới do ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1918, đã xuất hiện một loạt các đảng cộng sản như Đảng Cộng sản Áchentina, Phần Lan, Áo, Hungari, Ba Lan, Đức. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu sự chiến thắng của giai cấp công nhân trực tiếp tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập Quốc tế Cộng sản.

18 tháng 11 2020

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Quốc tế Cộng sản giải tán:

Nguyên nhân trực tiếp: Do chiến tranh thế giới nổ ra và lan rộng, có 61 nước với 170 triệu người bị động viên vào chiến tranh, trong đó có tới 110 triệu người cầm súng. Chiến tranh đã cản trở hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Việc lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế từ một trung tâm duy nhất không còn thích hợp nữa.

Nguyên nhân sâu xa: Quốc tế Cộng sản đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình là tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, thiết lập chuyên chính vô sản ở một số nước Quốc tế Cộng sản đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt đảng cộng sản ở các nước. Các đảng cộng sản đó đã trưởng thành về lý luận cũng như về chính trị, đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở từng  nước mà không cần sự lãnh đạo từ một trung tâm.

Ngày 15-5-1943, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra quyết định giải tán Quốc tế Cộng sản. Ngày 8-6-1943, Hội nghị cuối cùng của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra nghị quyết từ 10-6-1943, tất cả các hoạt động của Quốc tế Cộng sản kết thúc.

Quốc tế Cộng sản đã đóng vai trò lịch sử lớn lao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thể hiện ở những điểm sau:

Một là, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại mọi sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin từ hai phía “tả'' và ''hữu''.

Hai là, Quốc tế Cộng sản đã thực hiện được sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân trên phạm vi thế giới.

Ba là, Quốc tế Cộng sản đã phát triển lý luận mác xít như phát triển chiến lược, sách lược của đảng cộng sản.

Bốn là, giúp cho các đảng cộng sản, nhất là các đảng cộng  sản trẻ tuổi động viên quần chúng đứng lên bảo vệ lợi ích của nhân dân và chống chiến tranh đế quốc.

Năm là, củng cố tình đoàn kết giữa giai cấp công nhân các nước trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Sáu là Quốc tế Cộng sản định ra chiến lược, sách lược đúng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa.

Bảy là, Quốc tế Cộng sản đã tạo ra tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và các nước châu Á.

Trong tác phẩm Quốc tế thứ ba và địa vị lịch sứ của nó viết vào tháng 4-1919, Lênin cho rằng, Quốc tế Cộng sản là người thừa kế, kế tục sự nghiệp của Quốc tế I. ''Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Quốc tế III là ở chỗ nó đã bắt đầu đem thực hiện khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tổng kết bước tiến trong một thế kỷ của chủ nghĩa xã hội và của phong trào công nhân, khẩu hiệu biểu hiện thành khái niệm: chuyên chính của giai cấp vô sản''.

Tuy nhiên, Quốc tế Cộng sản cũng còn những hạn chế và sai lầm nhất định. Quốc tế Cộng sản đặt ra nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng sau khi Lênin qua đời, chủ trương và hoạt động của nó lại chỉ thiên về tập trung. Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản có những quyết định thiếu dân chủ, chẳng hạn trong việc giải thể Đảng Cộng sản Ba Lan năm 1938. Quốc tế Cộng sản cũng phạm sai lầm tả ''khuynh khi đánh giá các đảng xã hội - dân chủ, coi họ là kẻ thù như chủ nghĩa phát xít. (Đại hội V năm 1924, khi Lênin mất, Xtalin lãnh đạo Quốc tế III, đã coi chủ nghĩa phát xít và những người dân chủ xã hội là những đứa con sinh đôi, là con dao hai lưỡi, vì thế Quốc tế Cộng sản không liên minh với những người xã hội dân chủ). Đồng thời, Quốc tế Cộng sản đã đánh giá không đầy đủ khả năng tự điều chỉnh và tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ví dụ: Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản (1928) coi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chỉ là “hồi quang phản chiếu'' trước lúc  giãy chết.

Mặc dù vậy, Quốc tế Cộng sản vẫn tạo nên một cột mốc chói lọi trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sau khi giải tán (1943), Quốc tế Cộng sản vẫn còn ảnh hưởng lớn đến các đảng cộng sản châu Âu, châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh.

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Quốc tế Cộng sản giải tán:

Nguyên nhân trực tiếp: Do chiến tranh thế giới nổ ra và lan rộng, có 61 nước với 170 triệu người bị động viên vào chiến tranh, trong đó có tới 110 triệu người cầm súng. Chiến tranh đã cản trở hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Việc lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế từ một trung tâm duy nhất không còn thích hợp nữa.

Nguyên nhân sâu xa: Quốc tế Cộng sản đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình là tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, thiết lập chuyên chính vô sản ở một số nước Quốc tế Cộng sản đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt đảng cộng sản ở các nước. Các đảng cộng sản đó đã trưởng thành về lý luận cũng như về chính trị, đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở từng  nước mà không cần sự lãnh đạo từ một trung tâm.

Ngày 15-5-1943, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra quyết định giải tán Quốc tế Cộng sản. Ngày 8-6-1943, Hội nghị cuối cùng của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra nghị quyết từ 10-6-1943, tất cả các hoạt động của Quốc tế Cộng sản kết thúc.

Quốc tế Cộng sản đã đóng vai trò lịch sử lớn lao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thể hiện ở những điểm sau:

Một là, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại mọi sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin từ hai phía “tả'' và ''hữu''.

Hai là, Quốc tế Cộng sản đã thực hiện được sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân trên phạm vi thế giới.

Ba là, Quốc tế Cộng sản đã phát triển lý luận mác xít như phát triển chiến lược, sách lược của đảng cộng sản.

Bốn là, giúp cho các đảng cộng sản, nhất là các đảng cộng  sản trẻ tuổi động viên quần chúng đứng lên bảo vệ lợi ích của nhân dân và chống chiến tranh đế quốc.

Năm là, củng cố tình đoàn kết giữa giai cấp công nhân các nước trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Sáu là Quốc tế Cộng sản định ra chiến lược, sách lược đúng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa.

Bảy là, Quốc tế Cộng sản đã tạo ra tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và các nước châu Á.

Trong tác phẩm Quốc tế thứ ba và địa vị lịch sứ của nó viết vào tháng 4-1919, Lênin cho rằng, Quốc tế Cộng sản là người thừa kế, kế tục sự nghiệp của Quốc tế I. ''Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Quốc tế III là ở chỗ nó đã bắt đầu đem thực hiện khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tổng kết bước tiến trong một thế kỷ của chủ nghĩa xã hội và của phong trào công nhân, khẩu hiệu biểu hiện thành khái niệm: chuyên chính của giai cấp vô sản''.

Tuy nhiên, Quốc tế Cộng sản cũng còn những hạn chế và sai lầm nhất định. Quốc tế Cộng sản đặt ra nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng sau khi Lênin qua đời, chủ trương và hoạt động của nó lại chỉ thiên về tập trung. Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản có những quyết định thiếu dân chủ, chẳng hạn trong việc giải thể Đảng Cộng sản Ba Lan năm 1938. Quốc tế Cộng sản cũng phạm sai lầm tả ''khuynh khi đánh giá các đảng xã hội - dân chủ, coi họ là kẻ thù như chủ nghĩa phát xít. (Đại hội V năm 1924, khi Lênin mất, Xtalin lãnh đạo Quốc tế III, đã coi chủ nghĩa phát xít và những người dân chủ xã hội là những đứa con sinh đôi, là con dao hai lưỡi, vì thế Quốc tế Cộng sản không liên minh với những người xã hội dân chủ). Đồng thời, Quốc tế Cộng sản đã đánh giá không đầy đủ khả năng tự điều chỉnh và tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ví dụ: Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản (1928) coi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chỉ là “hồi quang phản chiếu'' trước lúc  giãy chết.

Mặc dù vậy, Quốc tế Cộng sản vẫn tạo nên một cột mốc chói lọi trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sau khi giải tán (1943), Quốc tế Cộng sản vẫn còn ảnh hưởng lớn đến các đảng cộng sản châu Âu, châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh.