K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2021

Phương thức biểu đạt trong văn bản  cách mà người viết truyền tải những thông điệp đến với người đọc, thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người viết đối với đối tượng đang đọc tác phẩm của mình.

10 tháng 3 2021

phương thức biểu đạt nhé!

Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ. Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Thực ra, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

10 tháng 3 2021

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

10 tháng 3 2021

1.Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.

- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?

2.Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.

a) Tả bao quát toàn cảnh:

- Tả những nét chung.

b) Tả chi tiết:

- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:

+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.

+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.

+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

10 tháng 3 2021

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

10 tháng 3 2021

ai giúp mik với

10 tháng 3 2021

yêu đương gì tầm này nhà bao việc rồi bước chân đầu vào chẳng là bao thiệt yêu đương gì tầm này nhà bao việc rồi struc là ngô tình nên là out trend thôi...

10 tháng 3 2021

thoi thoi moico lop 5 ma cung doi..... j j do

11 tháng 3 2021

a:  Khuyên ta nên rèn luyện đức tính kiên nhân, không được nản chí ắt sẽ thành công

b: Khích lệ, đọng vên của người xưa cho tất cả chúng ta về những vấn đề trong cuộc sống. Miễn còn có nước là chúng ta phải tát cho bằng hết mới thôi. Hàm ý là dù có chút hy vọng cũng phải cố gắng thực hiện cho tới cùng vì biết đâu bất ngờ…

c: "Chân cứng" là cách nói ẩn dụ, ý muốn nhắn gửi rằng hãy giữ gìn sức khỏe, bền lòng vững chí để quyết tâm đạt được ý nguyện. "Đá mềm" cũng là cách nói ẩn dụ, với ý rằng hãy kiên quyết vượt mọi khó khăn, đạp bằng mọi cản trở, không chịu khuất phục trước bất cứ trở ngại nào để đạt được mục đích đã chọn.

d: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của câu thông qua việc phân tích nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của câu tục ngữ đó: “Cây ngay”: ý chỉ những con người luôn làm ăn lương thiện, làm việc đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội, không dối trá lừa đảo. “Chết đứng”: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta không làm sai việc gì đó thì ta không phải sợ sệt, lo lắng vì điều gì cả. Ý nghĩa cả câu là: chỉ những người luôn nói đúng sự thật, công bằng, không dối trá, không làm sai điều gì cả vì thế họ không sợ bất cứ thứ gì.

10 tháng 3 2021

KB:Thật tuyệt vời biết bao khi mỗi sớm mai thức giấc được ngắm nhìn khu vườn. Bầu không khí trong lành khiến cho tôi cảm thấy tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới.

10 tháng 3 2021

Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc đến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?

Tôi ngắm kĩ thì thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:

- Ông có phải là ông Gióng không ạ?

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?

- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

- Được cháu cứ hỏi đi.

- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?

- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.

- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.

- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!

- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tập thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.

Trong phút chốc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

- Bang! Dậy vào giường ngủ đi con!

Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.

11 tháng 3 2021

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!