K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

danh từ là danh từ thôi

dễ mà

:) chắc chắn 100%

10 tháng 5 2018

Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm...

Ngày mai,ai đem XỨNG LỄ đến trước TA sẽ gả CON GÁI cho.Mới tờ mờ sáng SƠN TIN Hđã đem đủ XỨNG LỄ đến để rước DÂU về,THỦY TINH  đến sau không lấy được VỢ liền đem QUÂN đến đánh SƠN TINH

Những từ viết hoa là danh từ nhé chúc bạn học tốt!!!!!

25 tháng 10 2017

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Cha tôi mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Một mình mẹ tần tảo sớm khuya nuôi tôi khôn lớn. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là "người cha" tuyệt nhất trên đời.

Tôi chẳng biết phải bắt đầu nói về mẹ từ đâu nữa. Mẹ tôi không đẹp lộng lẫy như cô tiên trong chuyện cổ tích. Mẹ tôi chỉ là một người bán rau bình thường. Hàng ngày, từ 4 rưỡi sáng, mẹ đã phải gánh rau ra chợ bán và về khi tối mịt. Cuộc đời mẹ là chuỗi những ngày tháng dài vất vả, lam lũ. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhất mà tôi biết.

Mẹ tôi cao và gầy, làn da đen xạm vì nắng gió. Khuôn mặt xương xương, xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi 40. Đôi mắt hiền từ, chất chứa bao tình yêu thương. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống. Tôi yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, các ngón tay gầy gầy, ram ráp. Chính bàn tay ấy đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ luôn dành cho tôi tất cả những điều tuyệt vời nhất, nhưng tôi chỉ biết làm mẹ phải buồn, phải khóc.

Tôi cư xử thiếu lễ độ với mẹ, tôi luôn trách móc mẹ tại sao gia cảnh nhà tôi lại nghèo khổ, cơ cực đến thế. Mẹ đã ôn tồn nhắc nhở tôi chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng tôi bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, những giọt lệ lặng lẽ rơi.

Nhớ bao lần mẹ nhắc tôi sắp xếp lại bàn học, giường ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng tôi cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ tôi. Mẹ lại buồn, và hình như mẹ đã khóc. Dù tôi có mắc lỗi bao nhiêu lần, mẹ cũng đều tha thứ. Trong ký ức non nớt, bồng bột, tôi cứ tưởng những lỗi lầm ấy dường như cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ luôn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Tôi thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán ngày càng nhiều nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà tôi không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Phải chăng tôi là đứa con gái quá vô tâm?

Mẹ tôi sống nhân hậu, bao dung và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Khi hàng xóm bận công việc thì mẹ giúp họ trông coi nhà, lo cơm nước. Khi họ cần đi xa ít ngày, mẹ đều giúp trông coi nhà cửa. Trên tất cả mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời.

Lúc ăn cơm, mẹ luôn nhường phần cơm dẻo và thơm cho tôi, còn mẹ chỉ ăn cơm cháy. Nhà tôi khó khăn lắm, nhiều lúc hết gạo mà chẳng có tiền để mua, những lúc ấy dù có phải chạy vạy sang xin nhà hàng xóm, mẹ vẫn cố lo cho tôi một bữa ăn tử tế. Và rồi mẹ chẳng ăn hạt cơm nào mà dành hết cho tôi. Đến tối, khi tôi đã ngủ say, mẹ lại lặng lẽ luộc củ khoai ăn cho đỡ đói. Nhìn thấy mẹ như vậy, tôi chẳng biết làm gì hơn, ngoài khóc và thầm cảm ơn tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ tôi là thế đấy, mẹ tôi luôn nghĩ về tôi trước khi nghĩ tới bản thân mình.

Trong đời, chẳng ai mà chẳng có một kỷ niệm nào đó với người mẹ yêu dấu. Và tôi cũng thế. Hôm ấy, đang trên đường từ trường về nhà, tôi đi ngang qua khu chợ mẹ tôi hay ngồi bán rau. Tôi chợt thấy Ly- đứa bạn cùng lớp với tôi và mẹ nó đang mua rau ở hàng của mẹ tôi. Tôi định quay mặt làm ngơ thì từ đằng sau vang lên tiếng mẹ " My à ! Sao hôm nay về sớm thế con?" Tôi quay lại, con bé Ly tròn xoe mắt nhìn tôi.

- Mẹ bạn à?

Một thoáng bối rối hiện qua trong tôi, "chẳng lẽ bây giờ mình lại tự nhận mẹ mình chỉ là một người bán rau thôi sao?" ngập ngừng một lúc tôi vội xua tay.

- Không, bác ấy chỉ là hàng xóm trong nhà mình thôi!

Dù chỉ lướt qua, tôi cũng thấy biểu cảm trên khuôn mắt mẹ thay đổi hoàn toàn, đôi mắt đỏ hoe. Khi về đến nhà, mẹ hỏi tôi trong nước mắt.

- Sao lúc nãy con không nhận mẹ là mẹ của con? Chẳng lẽ mẹ khiến con xấu hổ đến thế sao?

Tôi cố kìm nén cảm xúc:

- Phải, con rất xấu hổ. Con luôn cảm thấy ông Trời quá bất công, sao lại bắt con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bắt con mồ côi cha và một người mẹ bán rau ngoài chợ thế này chứ?

Câu nói vừa dứt, tôi nhận ngay một cái tát từ mẹ. Đó là lần đầu tiên mẹ tát tôi. Mẹ nói trong sự nghẹn ngào:

- Ừ thì mẹ nghèo, mẹ không cho con được cuộc sống sung sướng. Nhưng bán rau là hèn hạ lắm ư? Bán rau mà mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế bằng bạn, bằng bè. Mẹ làm vậy là sai sao?

Những giọt nước mắt tôi cố kìm chế cuối cùng cũng phải bật ra. Tôi vội chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở "Con xin lỗi mẹ". Mẹ cũng ôm tôi mà khóc.

Kỷ niệm này cả đời tôi sẽ không quên. Nó nhắc tôi rằng. Không có việc nào là hèn hạ cả. Như mẹ tôi vậy, nếu không có những gánh rau ấy, liệu tôi có lớn khôn như ngày hôm nay không?

Có lẽ là bao lần mẹ mong ở tôi một câu nói: "Con thương mẹ". Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc, quên đi bao lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Buồn thay tôi lại cho nó là điều giả tạo chẳng hợp với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể thốt lên những lời ngọt ngào ấy?

Mẹ đã hy sinh quá nhiều vì tôi nhưng chẳng mong nhận lại cho bản thân bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn mẹ: mẹ thương tôi. Nếu bây giờ cho tôi nói một câu với mẹ, tôi không nói "Con thương mẹ" đâu, mà tôi nói là "Con yêu mẹ. Mẹ là bậc thang để con bước lên đỉnh cao. Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều. Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con sẽ thành công. Con cảm ơn mẹ!"

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

25 tháng 10 2017

- Đường mòn ân nghĩa không mòn.
-Bền người hơn bền của.
- Ăn tám lạng trả nửa cân.
-Ăn quả phải vun cây.
- Ăn ở như bát nước đầy.
- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
- Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ này.
-Nhờ phèn nước mới trong.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Ăn nắm xôi dẻo, nhớ nẻo nhà hàng.
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Sống tết, chết giỗ.
- Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Tiền là gạch, ngãi là vàng.
- Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.

25 tháng 10 2017

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng. 
- Uống nước chớ quên người đào mạch. 
- Ơn cha núi chất trời Tây 
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông 
- Ơn cha trọng lắm ai ơi 
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau 
- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu 
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo 
- Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 
- Biển Đông còn lúc đầy vơi, 
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng 
- Con người có tổ có tông 
Như cây có cội như sông có nguồn 
- Chim có tổ người có tông 
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây, 
Ăn cơm uống nước, con nay nhớ nguồn. 
- Cây có cội, nước có nguồn. 
- Nước có nguồn, cây có gốc. 
- Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn. 
- Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng. 
- Cây kia ăn quả ai trồng 
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu. 
- Ai về Phú Thọ cùng ta 
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười. 
Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba. 
- Tháng ba nô nức hội đền 
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay. 
- Sống thì con chẳng cho ăn 
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi. 
- Khôn ngoan nhờ đức cha ông 
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ 
Đạo làm con chớ hững hờ 
Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên 

25 tháng 10 2017

Cô Út lấy Sọ Dừa bởi.

+ Khác với hai chị thường khắc nghiệt, hắt hủi Sọ Dừa thì cô Út lại đối đãi với Sọ Dừa tử tế vì bản tính hiền lành thương người.

+ Cô Út biết được Sọ Dừa chỉ là cái lốt của một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

- Cô Út xứng đáng là vợ Trạng Nguyên và hưởng hạnh phúc tuyệt đỉnh. Qua cô Út, nhân vật mơ ước xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong hôn nhân.

25 tháng 10 2017

 Cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần". Sọ Dừa chỉ là cái lốt của một chàng trai khôi ngô, tuấn tú  

Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn

25 tháng 10 2017

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.

 

25 tháng 10 2017

Ngôi kể thứ nhất người kể xưng tôi và ngôi kể thứ ba thì xưng y nguyên như văn bản

ví dụ: Linh đang đi trên đường 

Ngôi 1: Tôi đang đi trên đường

Ngôi 3: Linh đang đi trên đường

24 tháng 10 2017

Hoàn cảnh:nhà nghèo khổ sau khi đc cá vàng giúp thì mụ vợ luôn mắng người chồng và ko ch chồng ở nhà

Nhận xét; ông lão là người hiền lành, chất phát nhưng nhu nhược ko dám đấu tranh cới cái xấu, cái ác

24 tháng 10 2017

Hoàn cảnh : Hai vợ chồng ông lão ở với nhau trong túp lều nát trên bờ biển . Ngày ngày chồng đi thả lưới , vợ ở nhà kéo sợi .

Nhận xét : Gia đình ông lão sống rất hạnh phúc . 

Tích mik nhé ^_^

25 tháng 10 2017

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

31 tháng 10 2017

why :((

24 tháng 10 2017

Mở bài:

  • Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
  • Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

  • Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
    • Hoàn cảnh gia đình.
    • Thành tích học tập.
    • Lối sống.
    • Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
  • Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
  • Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
  • Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng)

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.

Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.

Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.

Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.

Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.

Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

24 tháng 10 2017

Trước đây , em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày , không phải ai cũng có cơ hội làm việc tốt . Nhưng rồi chuyện xảy ra tuần trước khiến em hiểu là không phải như vậy . Em đã được chứng kiến tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố .

Hôm ấy , trên đường đi học về , ngang qua một ngã tư ,em đứng chờ ở phần đường người đi bộ . Vừa đói , vừa mệt , em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường . Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu , em chẳng để í gì đến những người xung quanh . Bỗng có tiếng : Bà ơi , khoan đã , chưa sang được đâu bà ! Em quay lại thì nhìn thấy một bà cụ định bước xuống lòng đường . Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới . May quá , một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại . Đèn đỏ bật lên em bước nhanh qua .

Ngoái lại, em thấy bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường . Sang đến nơi , bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố . Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước . Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc . 

Việc làm của bạn ây đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người , dù chỉ là những người mình chỉ gặp thoáng qua trên đường . Em chợt hiểu rằng ai cũng có cơ hội làm việc tốt , chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu là đủ rồi . 

^_^

25 tháng 10 2017

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.

24 tháng 10 2017

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.