K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

Năm nay, tôi đã xa ngôi trường Hồng Hà thân yêu rồi. Tôi đã không còn rụt rè bước vào ngôi trường này như ngày đầu tiên bước vào lớp Một. Chính những ngày đầu tiên ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ phai bởi đó là ngày đầu tiên tôi gặp cô giáo Thủy.

Cô Thủy bây giờ chắc vẫn còn trẻ đẹp như hồi nào. Ngày đầu tiên tôi gặp cô, cô chỉ mới ngoài hai mươi tuổi, nhìn cô hệt như một nữ sinh mới ra trường. Cô mặc bộ áo màu hồng ngọc, dáng đi thướt tha đến bên tôi khi tôí đang đứng ngẩn người ra nhìn chăm chú vào cô.

Cô hỏi tôi:
– Em tên là gì?
Giọng nói của cô thật ngọt ngào. Lúc ấy, tôi mới thấy rõ khuôn mặt cô. Đó là một khuôn mặt trái xoan với mái tóc đen nhánh chấm ngang vai. Tôi lễ phép nói:
– Dạ em tên Lệ Quyên ạ!
Cô nở trên đôi môi đỏ hồng một nụ cười tươi rồi cầm tay tôi dắt vào lớp. Tay cô thon thả, mềm và mát lạnh nắm lấy tay tôi, truyền cho tôi lòng tự tin của buổi học đầu tiên và như nhắn nhủ tôi. “Hãy bình tĩnh như một người lính ngày đầu ra trận, cậu bé ạ!”

Suốt cả năm học, cô rất tận tụy dạy dỗ chúng tôi. Có những bài cô giảng rồi, chúng tôi chưa thật hiểu, cô từ từ giảng lại chậm hơn, kĩ hơn cho đến lúc chúng tôi thực sự hiểu cô mới chuyển sang luyện tập. Nhờ hiểu sâu về lí thuyết mà các bài tập thực hành, chúng tôi đều làm được cả khiến cô rất vui.

Nhưng cô cũng rất nghiêm khắc mỗi khi tụi nhỏ chúng tôi nghịch ngợm không phải lúc, phải nơi. Các bạn trong lớp tôi ai cũng muốn làm những điều hay điều tốt để cô vui. Tôi là một học sinh giỏi toán của lớp nhưng chữ viết thì vào loại tệ nhất lớp. Cô thường viết mẫu cho tôi trước để tôi viết theo.

Có nhiều lần tôi quá ham chơi, chữ viết nguệch ngoạc, cẩu thả, cô bắt viết lại. Thậm chí giờ ra chơi, cô bắt tôi ngồi viết lại bài học, xong rồi mới cho ra. Nhờ vậy mà giờ đây chữ viết của tôi đã trở nên đẹp vào loại nhất, nhì lớp. Gặp phụ huynh nào, cô cũng báo rõ những mặt mạnh, yếu của học sinh để phụ huynh biết để kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục rèn luyện thêm cho học sinh.

Cô Thủy là cô giáo mà tôi gặp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Cô đã làm cho tôi hiểu được tấm lòng của các thầy cô và dạy cho tôi những điều mới lạ mà tôi chưa biết. Cô là người thầy đầu tiên dắt tôi bước vào cuộc đời học sinh, dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Tôi không bao giờ quên công ơn dạy dỗ của cô – người mẹ thứ hai ở trường của tôi.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

27 tháng 10 2017

Trong 5 năm học tiểu học đã có rất nhiều thầy, cô gắn bó với tôi. Nhưng người khiến tôi tâm đắc nhất là cô Thu.

Họ tên đầy đủ của cô là Nguyễn Thị Thu. Cô dạy chúng tôi năm học lớp 5, chính xác là lớp 5A3. Cô có dáng hình mảnh mai, cô cao 1m60cm. Khuôn mặt cô hình trái xoan, mái tóc cô ngắn tới vai, bài tay cô mềm mại. Ánh mắt hiền từ. Lúc chúng tôi không hiểu bài cô sẵn sàng giúp đỡ, giảng cho tới hi tôi hiểu bài. Cô cũng có hơi nghiêm khắc, nhưng về bản chất thì cô cũng rất hiền. Tôi nhớ lần tôi đá bóng trong sân trường, bị các thầy, cô phản ánh, lúc lên lớp cô hỏi tội tôi và phạt tôi đứng ngoài hành lang, chuông báo hiệu ra chơi. Vào lớp rồi, cô ra ngoài hành lang nói chuyện với tôi 1 lúc rồi lại cho tôi vào lớp học bình thường. Cô cũng như người mẹ thứ 2 của tôi.

Tuy đã hoàn thành khoá học 2016 - 2017, nhưng tập thể 5A3 chúng tôi sẽ khắc những công lao của cô Thu vào trong kí ức này. 

P/s: Ko hay, thông cảm

27 tháng 10 2017

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. 

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : 
-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! 

Lạc Long Quân ân cần giải thích: 
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. 
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. 
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. 

k cho mk nha

27 tháng 10 2017

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. 

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. 

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nêu cảm nghĩ của em về thạch sanhcách nêucó mở đầu có thân bàicó kết bàimọi người giúp mình với mình cũng sắp thi rồigiúp luôn mình cái này nhétả cô giáoKhi mới từ mầm non bước vào cấp 1 mẹ còn dắt tay em đến trường em gặp được rất nhiều thầy cô giáo nhưng em vẫn quý nhất là cô Thoa cô đã để lại ấn tượng sâu sắc cho emCô Thoa là cô chủ nhiệm của em khi mới vào lớp 1 cô...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của em về thạch sanh

cách nêu

có mở đầu 

có thân bài

có kết bài

mọi người giúp mình với mình cũng sắp thi rồi

giúp luôn mình cái này nhé

tả cô giáo

Khi mới từ mầm non bước vào cấp 1 mẹ còn dắt tay em đến trường em gặp được rất nhiều thầy cô giáo nhưng em vẫn quý nhất là cô Thoa cô đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em

Cô Thoa là cô chủ nhiệm của em khi mới vào lớp 1 cô có khuôn mặt trái xoan, mái tóc hơi dài , làn da vàng , dáng người gầy và hơi cao tính tình cô hiền hòa nhưng cũng có phần nghiêm khắc

ấn tượng của em về cô khi mới vào lớp 1 em vẫn còn rất nghịch và vẫn giữ tính cách ở hồi mầm non em quay ngang quay ngửa rồi không chịu viết bài em cũng viết chữ rất xấu cô liền xuống bảo em không quay ngang quay ngửa nữa mà phải chăm chỉ viết bài cô cầm tay em nắn nót từng chữ một khi rảnh rỗi cô lại cho em đi học buổi chiều để rèn chữ cho em sau một thời gian dài em đã là bạn viết chữ đẹp nhất lớp cô bảo em đi thi viết chữ đẹp của trường em vượt qua được tiếp tục rèn em đến ngày thi huyện em đến đó rất bỡ ngỡ nhưng cô động viện em đến lúc thi em nắn nót viết từng chữ xong em liền ra ngoài rồi bảo với cô và mẹ là xong rồi đợi đến ngày ra kết quả em đã được giải ba cô và mẹ rất mừng khi thi xong vào thứ 7 mẹ đưa em đến nhà cô chơi vì là trẻ con còn bé nên em không biết gì lên chỉ nghịch phá làm phiền cô nhưng cô vẫn rất vui vì em đã đến nhà cô chơi cô coi em như người nhà mỗi đến tết em lại thấy thiếu thiếu gì đó rồi mẹ đưa em đến nhà cô chơi đến nhà cô chơi

em đã tự hứa với mình là phải học thật giỏi nghe lời để không phụ lòng bố mẹ và cô Thoa năm nay khi lên cấp hai em vẫn còn nhớ mãi nhưng kỉ niệm cô và em hồi ở cấp một

có chỗ gì sai sót mong các bạn góp ý nhé

8
27 tháng 10 2017

Bai tả cô giáo của bạn rất hay

27 tháng 10 2017

Dấu phấy và chấm của bạn đi đâu hết rồi? Nghe rất lủng củng và bạn lặp lại từ "em" quá nhiều, đọc hok mượt cho lắm!

27 tháng 10 2017

-phép so sánh : rắn với thép ; vững với đồng 

khẳng định 1 ý chí rắn như thép ', 1 sức mạnh vững như đồng

-phép so sánh:cao với núi;dài như sông;lớn với biển

khẳng đình 1 ý chí đồng đội ta cao như núi;nó còn dài như 1 con sông;lớn mênh mông như biển rộng trước mặt

------làm bừa đó sai thì sai đúng thì đúng

24 tháng 1 2018

dắn như thép , vững như đồng 

thể hiện ý chí quyết tâm dắn chắc , vững bền

Trong ngày lễ Vu Lan, người ta thường cài hoa trên ngực. Mỗi màu hoa tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau. Màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.

Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ.

Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.

Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù con hay mất.

Nguồn gốc là vào năm 1962, sau chín tháng nghiên cứu về khoa Tỷ Giáo Tôn Giáo tại Princeton University, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nghỉ hè tại một trang trại ở New Jersey, Hoa Kỳ.

Ban ngày ông nói chuyện với thanh thiếu niên về văn hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm ông về viết văn. Ông đã viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong một căn lều gỗ tại trang trại đó.

Sau đó, các phật tử đọc được đã rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người.

Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ, hay mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại Chùa Xá Lợi, làm Lễ Bông Hồng Cài Áo lần đầu tiên.

Sau đó Bông Hồng Cài Áo được in ra nhiều lần, một số các chùa bắt đầu tổ chức Lễ Bông Hồng Cào Áo. Từ đó, Lễ Bông Hồng Cài Áo đã trở thành một truyền thống.

Gia Đình Mới đăng tải tác phẩm 'Bông hồng cài áo'- Thích Nhất Hạnh

Để dâng mẹ, và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ

Medford, tháng tám 1962.

Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành.

Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không lớn lên được. Cằn cỗi, héo mòn.

Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: tại nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.

Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ hát, cũng hay. Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ, đâu cũng có, thời nào cũng có.

Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:

‘Năm xưa tôi còn nhỏ

mẹ tôi đã qua đời!

lần đầu tiên tôi hiểu thân phận trẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

để dòng nước mắt chảy

là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi thấy tôi mất mẹ

mất cả một bầu trời.

‘Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.

Người nhà quê Việt Nam không ưa nói cách cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi.

Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách giản dị vừa đúng mức:

‘Mẹ già như chuối Ba HươngNhư xôi nếp một, như đường mía lau.’Ngon biết bao nhiêu! Những lúc miệng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta.

Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay trên trán nóng ta và than thở ‘khổ chưa, con tôi’, ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy, không bao giờ cùng tận.

‘Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.’Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêu.

Mẹ là giáo sư dạy về thương yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu.

Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ.

Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền, làm tiêu tan khổ đau lo âu.

Đạo Chúa có đức Mẹ, Thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ.

Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa, chỉ mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy.

Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân, tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân.

Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong giỏ xách một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi.

Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương.

Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân.

Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào cài trên áo một bông hoa màu hồng.

Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa.

Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ.

Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi, mới nói: ‘Trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào 'nhìn kỹ' được mặt mẹ.’

Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy sớm vì con.

Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời, lên xuống ra vào lợi danh.

Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ: thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ.

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền.

Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý.

Em hỏi: ‘Mẹ ơi, mẹ có biết không?’ Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ hỏi em, vừa cười vừa hỏi: ‘Biết gì?’ Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ hỏi tiếp: ‘Mẹ có biết là con thương mẹ không?’ Câu hỏi sẽ không cần được trả lời.

Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi, cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con.

Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất.

Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khó khăn, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi.

Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ ‘phải’ đây không phải là luân lý, là bổn phận.

‘Phải’ đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên đi tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ, là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con.

Tai sao nguoi ta cai hoa hong len ao trong le Vu Lan? - Anh 7

Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng: ‘Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?’ Tôi trả lời: ‘Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi.’

Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải ‘làm thế nào’ gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi làm thế nào nữa!

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một.

Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: ‘Đời ta không còn gì cả’.

Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng Đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải.

Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu; người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ.

Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào.

Mẹ nói: ‘Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác.’ Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm, khóc.

Chị nói: ‘Thôi con không lấy chồng nữa.’ Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. ‘Các ái từ sở thân,’ là lời khen ngợi người có chí xuất gia.

Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi.

Tai sao nguoi ta cai hoa hong len ao trong le Vu Lan? - Anh 8

Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay.

Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu, nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi, nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó.

Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răn ai hết, tôi không giảng luân lý đạo đức rồi mà.

Tôi chỉ nhắc anh: mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương. Để anh đừng quên. Để chị đừng quên. Để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn.

Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi.

Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền.

Tai sao nguoi ta cai hoa hong len ao trong le Vu Lan? - Anh 9

Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh.

Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: ‘Mẹ ơi, mẹ có biết không?’ Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: ‘Biết gì?’ Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: ‘Mẹ có biết là con thương mẹ không?’

Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi thì cũng hỏi câu ấy.

Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt . Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi'.

Thích Nhất Hạnh

27 tháng 10 2017

Ví mẹ như những sự vật trên đời vì công lao mẹ đã sinh thành ra ta

27 tháng 10 2017

 Tứ ---------> tư

k cho mk nha

27 tháng 10 2017

Chữ " tý " Bỏ đi dấu sắc thì nghĩa vẫn là " ty " Cùng là bộ phân của Phụ nữ

27 tháng 10 2017

ko xem sách giải nha

27 tháng 10 2017

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

27 tháng 10 2017

 “Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”.Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em.Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.

Chú mèo tên là Tom.Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu.Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn.Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục.Chân chú như quả bí đao.Bốn chân nhỏ và thon.Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng.Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra.

293scar1

Tôm rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng.Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng.Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.

Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm.Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi .Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại.Đôi mắt của chú  trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm.Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng.Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.

Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn.Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò.Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.


 

27 tháng 10 2017

                                                                       bai lam

Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm. 

Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bối mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm rầng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình. 

26 tháng 10 2017

đồ điên

26 tháng 10 2017

ai trả lời nhanh nhất  và đúng mình chọn 

26 tháng 10 2017

Nhà tôi trồng cây mướp,tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh . khi quan sát cây mướp,thấy rõ cây gồm : Thân chính, cành, chồi non, chòi nách. 

Những cây mướp với nhiều lá to , phát triển từ chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát tiển từ chồi hoa.

Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy gian , che nắng cho sân . nó cho tôi quả.thật ngon

Có bạn hỏi , cây mướp nhà tôi là loại thân gì ? Nó là thân leo,có cách leo bằng tua cuốnkhác với cây mồng tơi trong vườn cũng là thân leo nhưng lại leo bằng thân quốn.

26 tháng 10 2017

day la bai hoc sinh chu mik lam ho ne:
than chinh,canh, choi ngon ,choi nach/choi nach/choi nach/qua/thanleo/tua cuon/than leo/than quan